25/05/2018, 16:16

Mất hóa đơn không bị phạt tiền – Cách xử lý thông minh nhất

Xử lý tình huống mất – cháy – hỏng hóa đơn là một trong những kỹ năng mà kế toán đặc biệt là kế toán thuế nên thuần thục để tránh khi bị phạt làm ảnh hưởng đến Doanh nghiệp. Trong thời buổi kinh tế điện tử đang phát triển mạnh mẽ, việc mua bán không nhất ...

Xử lý tình huống mất – cháy – hỏng hóa đơn là một trong những kỹ năng mà kế toán đặc biệt là kế toán thuế nên thuần thục để tránh khi bị phạt làm ảnh hưởng đến Doanh nghiệp.

Trong thời buổi kinh tế điện tử đang phát triển mạnh mẽ, việc mua bán không nhất thiết phải đến trực tiếp cửa hàng nữa mà hình thức bán hàng online ngày càng được ưu chuộng. Hàng hóa cùng hóa đơn được bên bán hàng giao tận nơi cho bên mua vì thế nhiều hơn, cũng bởi thế Hóa đơn bán hàng đến sau hàng là chuyện thường xuyên và việc mất hóa đơn cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Sau đây là một vài hướng dẫn cho các bạn xử lý tình huống mất-cháy-hỏng hóa đơn GTGT, hy vọng giúp ích được phần nào cho các bạn khi không may gặp phải.

Bước 1: Khi làm mất-cháy-hỏng hóa đơn, DN làm mất phải làm thông báo mất-cháy-hỏng hóa đơn gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 5 ngày kể từ ngày làm mất-cháy-hỏng hóa đơn theo mẫu BC21/AC (mẫu tại thông tư 39/2014/TT-BTC) tốt nhất chúng ta nên làm trực tiếp trên phần mềm HTKK.
Bước 2: Bên làm mất-cháy-hỏng lập biên bản mất-cháy-hỏng hóa đơn và gửi cho bên liên quan cùng ký (bên mua hoặc bên bán), bên bán phô tô liên 1 của hóa đơn bị mất ký tên, đóng dấu và gửi cho bên mua làm căn cứ kê khai tính thuế (Liên phô tô này có giá trị như liên 2)

*** Các mức phạt khi bị làm mất hóa đơn:

Theo Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2013/NĐ Sửa đổi bổ sung khoản 1 điều 39 về hành vi sử dụng hóa đơn của người mua như sau:

–Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

– Mất- cháy – hỏng hóa đơn do các Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn) không bị phạt.
– Mức phạt theo quy định sẽ là từ 4-8 triệu (nhưng theo quy định, mức phạt do không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ nên sẽ phạt ở mức trung bình là 6 triệu).

Nhưng đây không phải là 1 cách hay nhất và duy nhất.
Cơ quan thuế có biết khi nào chúng ta xuất hóa đơn? Nội dung trên hóa đơn là gì? chúng ta làm mất khi nào? chắc chắn là không, do vậy việc báo cáo thế nào hoàn toàn là do DN, như vậy tại sao chúng ta không tìm cách giảm nhẹ mức phạt hoặc có thể là không bị phạt?

Tại nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định về các khoản phạt cho việc lưu trữ hồ sơ chứng từ có quy định: Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đ nếu là mất, hỏng, hóa đơn, chứng từ trong thời gian lưu trữ.
Như vậy, Nếu hóa đơn đó mà “Được mất” trong thời gian lưu trữ thì chỉ bị phạt từ 500.000-1.000.000 đ (không đến mức 6 triệu);

Tại Thông tư 10/2014/TT-BTC cũng có quy định, nếu mất-cháy-hỏng hóa đơn sai thu hồi (sai thu hồi và đã lập bằng hóa đơn khác thay thế) thì chỉ bị cảnh cáo (nhắc lần sau cẩn thận chứ không phạt tiền) Vậy nếu DN bạn làm mất HĐ Liên 2 giao cho khách, sao không xử lý hóa đơn mất đó thành hóa đơn sai rồi thu hồi và xuất bằng hóa đơn mới?

Và đặc biệt hơn là kể từ ngày 01/8/2016 Theo Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2013/NĐ – CP thì từ 01/08/2016 sẽ áp dụng mức phạt mới về vi phạm hóa đơn chứng từ

. Bổ sung Điểm g vào khoản 3 điều 38 thông tư 10 như sau:

“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Lập hóa đơn không đúng thời Điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
đ) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
g) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền”.

Như vậy nếu bạn có 2 tình tiết giảm nhẹ thì sẽ không bị phạt tiền.

Các bạn có thể tham khảo tình tiết giảm nhẹ tại điều 9 và điều 10 của luật 15/2012/QH13 luật xử lý vi phạm hành chính.

Tài liệu này được kế thừa từ
0