24/05/2018, 23:24

Lý thuyết quản lý tổ chức của barnard – người mỹ (1886-1961).

Các tác phẩm về quản trị của Barnard gồm có “Tổ chức và quản lý”, đặc biệt tác phẩm nổi tiếng “Chức năng của người quản lý”. Những nội dung chính của lý thuyết quản lý tổ chức của ông gồm các nội dung sau: ...

Các tác phẩm về quản trị của Barnard gồm có “Tổ chức và quản lý”, đặc biệt tác phẩm nổi tiếng “Chức năng của người quản lý”. Những nội dung chính của lý thuyết quản lý tổ chức của ông gồm các nội dung sau:

Quan điểm quản trị:

Khái niệm về tổ chức: Đó là một hệ thống có sự tác động của nhiều người trên cơ sở phối hợp với nhau.

Lý thuyết của ông có 02 tính cách mạng lớn, gồm:

Thứ nhất, ông chỉ ra được mối quan hệ hữu cơ có hệ thống giữa các bộ phận trong một tổ chức

Thứ hai, cần khai thác các tính trội của hệ thống tổ chức. Có nghĩa là tổ chức sẽ tạo được kết quả lớn hơn kết quả của từng bộ phận trong tổ chức cộng lại, chẳng hạn NSLĐ của tập thể bao giờ cũng lơn hơn NSLĐ của từng cá nhân, bộ phận cộng lại. Hoặc tạo ra những khả năng mới của hệ thống, ví dụ chiếc đồng hồ, nếu các linh kiện nằm rời rạc thì không chỉ thời gian được và ngược lại nếu các linh kiện được sắp xếp lại (lắp ráp) thì nó sẽ có khả năng chỉ đúng thời gian.

Quản trị là công việc chuyên môn để duy trì hệ thống tổ chức hoạt động và nhằm phát triển sức mạnh cho hệ thống tổ chức đó.

3 nội dung cơ bản của tổ chức:

Theo ông mỗi tổ chức phải có 03 nội dung cơ bản sau:

Trước hết, đó là sự sẵn sàng hợp tác, bao gồm các khía cạnh hợp tác sau:

  • Hợp tác giữa nhà quản trị với nhân viên, giữa nhà quản trị với nhà quản trị, giữa nhân viên với nhân viên.
  • Hợp tác mang tính chỉ đạo.
  • Hợp tác mang tính hỗ trợ bổ sung cho nhau
  • Cường độ và mức độ hợp tác của mỗi bộ phận là khác nhau

Thứ hai, mục tiêu chung của tổ chức phải có các điều kiện sau mới khả thi:

  • Mục tiêu phải mang tính phổ biến & mọi thành viên phải hiểu rõ.
  • Đảm bảo mục tiêu tổ chức và mục tiêu cá nhân không mâu thuẫn nhau.

Thứ ba, thông tin cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Nhà quản trị đóng vai trò trung tâm của hệ thống thông tin
  • Các kênh thông tin phải được cụ thể hóa thông qua việc công khai hóa quyền hạn và chức vụ của mỗi cá nhân
  • Phải xác định vị trí của mỗi thành viên trong tổ chức để giúp họ xác định được các nguồn tin cần nhận được & các thông tin cần cung cấp cho bộ phận khác.
  • Các tuyến thông tin phải ngắn gọn, trực tiếp, liên tục
  • Thông tin phải xác thực

Các công cụ để quản trị tổ chức:

+ Có sự chuyên môn hóa

+ Chính sách động viên nhân viên : Động viên bằng vật chất lẫn tinh thần

+ Quyền hành

+ Ra quyết định

+ Hệ thống chức vị

+ Đạo đức của nhà quản trị

Qua đó ta thấy lý thuyết cuả ông có các ưu điểm và nhược điểm sau:

* Ưu điểm :

+ Đề cao vai trò cá nhân, khai thác sức mạnh cá nhân để hình thành sức mạnh của tổ chức trên cơ sở thỏa mãn lợi ích cá nhân từ đó thỏa mãn lợi ích của tổ chức

+ Đề ra được các công cụ quản trị để thực hiện tốt mục tiêu chung

+ Có các yếu tố đạo đức trong quản trị bên cạnh các yếu tố kinh tế và tâm lý khác.

* Nhược điểm:

+ Nhấn mạnh nhiều về kinh nghiệm và linh cảm của người ra quyết định

+ Chưa xét đến môi trường bên ngòai mà chỉ dựa vào nguồn lực bên trong tổ chức để ra quyết định.

+ Trong thực tế khó có lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích tập thể.

0