Lý thuyết: Phép đồng dạng
1. Định nghĩa: phép biến hình F được gọi là phép đồng dạng tỉ số k(k>0) nếu với hai điểm M, N bất kì và ảnh M’, N’ tương ứng của chúng ta luôn có M'N' = kMN Nhận xét: - Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số k = 1 - - Nếu thực hiện tiếp hai phép ...
1. Định nghĩa: phép biến hình F được gọi là phép đồng dạng tỉ số k(k>0) nếu với hai điểm M, N bất kì và ảnh M’, N’ tương ứng của chúng ta luôn có M'N' = kMN
Nhận xét:
- Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số k = 1
-
- Nếu thực hiện tiếp hai phép đồng dạng thì được một phép đồng dạng
2. Tính chất: phép đồng dạng tỉ số k biến.
- Ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự các điểm đó.
- Đường thẳng thành đường thẳng; Tia thành tia; Đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
- Tam giác thành tam giác đồng dạng với nó; Góc thành góc bằng nó.
- Đường tròn bán kính R thành đường tròn có bán kính kR.
3. Hình đồng dạng: Hai hình được gọi là đồng dạng với nhau nếu có một phép đồng dạng biến hình này thành hình kia.