Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Phép quay (phần 3)
Câu 10: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1;1). Điểm nào sau đây là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc quay 45 0 . A.( 0;√2) B. (-1;1) C. (1;0) D. (√2;0) Câu 11: Trong mặt phẳng Oxy phép quay tâm K, góc 60 0 biến M(1;1) thành M’(-1;1). Tọa ...
Câu 10: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1;1). Điểm nào sau đây là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc quay 450.
A.( 0;√2) B. (-1;1) C. (1;0) D. (√2;0)
Câu 11: Trong mặt phẳng Oxy phép quay tâm K, góc 600 biến M(1;1) thành M’(-1;1). Tọa độ điểm K là:
A. (0;0) B. (0;-√3) C. (0;1-√3) D. (√2;0)
Câu 12: Trong mặt phẳng Oxy phép quay Q(O; 600) biến đường thẳng d có phương trình x - 2y = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình:
A. x + 2y = 0
B. 2x + y = 0
C. 2x - y = 0
D. x - y + 2 = 0
Câu 13: trong mặt phẳng Oxy phép quay Q(O; 900) biến đường thẳng d có phương trình: 2x - y + 1 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình.
A. x + 2y - 1 = 0
B. 2x + y + 1 = 0
C. 2x - y + 1 = 0
D. x + 2y + 1 = 0
Câu 14: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình (x - 3)2 + y2 = 4. Phép quay tâm O(0;0) góc quay 900 biến (C) thành (C’) có phương trình:
A. x2 + y2 - 6x + 5 = 0
B. x2 + y2 - 6y + 6 = 0
C. x2 + y2 + 6x - 6 = 0
D. x2 + y2 - 6y + 5 = 0
Đáp án và Hướng dẫn giải
10 - A | 11 - C | 12 - B | 13 - D | 14 - D |
Câu 10:
Nhận xét. Hình vuông có cạnh bằng 1 thì đường chéo bằng √2.
Câu 11:
Tam giác đều KMM’ có cạnh MM’ = 2 nên đường cao bằng √3.
Suy ra OK = √3-1 ⇒ K(0; 1-√3)
Nhận xét. Phép quay có góc quay bằng ±600 thì tam giác tạo bởi tâm quay, điểm M và ảnh M’ của nó luôn tạo thành một tam giác đều.
Câu 12:
Lấy M(2; 1) thuộc d, phép quay Q(O, 900) biến M(2; 1) thành M’(-1; 2). Tâm quay O(0; 0) thuộc d ⇒ d' đi qua O và M’ có phương trình 2x + y = 0.
Câu 13:
Lấy A(0; 1) và B(-1/2;0) thuộc d, phép quay Q(O, 900) biến A thành A’(-1; 0), biến B thành B’(0; -1/2) phương trình d’ qua A’, B’ là x + 2y + 1 = 0.
Câu 14:
Phép quay tâm O(0; 0) góc quay 900 biến tâm I(3; 0) của (C) thành tâm I’(0; 3) của (C’), bán kính không thay đổi. phương trình (C’) là x2 + (y - 3)2 = 4 ⇒ x2 + y2 - 6y + 5 = 0