Lý thuyết
Trong hai thập niên vừa qua, xã hội học Việt Nam đã có những bước tiến dài. Nhiều đề tài nghiên cứu quan trọng đã và đang được thực hiện, và các kết quả nghiên cứu đã có đóng góp đáng kể cho sự trưởng thành của ngành khoa học này, cho việc ...
Trong hai thập niên vừa qua, xã hội học Việt Nam đã có những bước tiến dài. Nhiều đề tài nghiên cứu quan trọng đã và đang được thực hiện, và các kết quả nghiên cứu đã có đóng góp đáng kể cho sự trưởng thành của ngành khoa học này, cho việc hiểu rõ hơn xã hội chúng ta, và cả cho việc hình thành các giải pháp kinh tế- xã hội đúng đắn cho các vấn đề cụ thể của các cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, những tiến bộ này của chúng ta chủ yếu tập trung ở cấp độ xã hội học chuyên biệt và các nghiên cứu thực nghiệm. Trên bình diện lý thuyết còn nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất rộng rãi trong giới xã hội học ở Việt Nam. Quan niệm về các cấp độ lý thuyết và việc đánh giá tính hữu ích của các lý thuyết chuyên biệt khác nhau là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Trong bối cảnh đó, việc tham khảo có phê phán các ý kiến khác nhau là điểu hữu ích trên con đường đến với chân lý khoa học. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc vài suy nghĩ về vấn đề này của Anthony Giddens , một cựu giáo sư xã hội học của trường đại học Cambridge và hiện nay là giám đốc Trường Kinh tế và Khoa học chính trị Luân Đôn. Bài dịch dưới đây trích từ tập sách Xã hội học của ông, do Nhà xuất bản Polity Press xuất bản năm 1997 (trang 575-578).
Tham khảo chi tiết ở đây