24/05/2018, 22:46

Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khái niệm : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế được mọi người quan tâm tới. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác ...

Khái niệm :

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế được mọi người quan tâm tới. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữ kết quả với chi phí.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là gía trị sử dụng của nó, hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh.

Ngoài ra nó còn nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng khái niệm sau đay có thể là tổng quát nhất:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu về kinh tế doanh nghiệp trong từng thời.

Những quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Các quan điểm về kết quả và hiệu quả:

Kết quả sản xuất kinh dóanh: Là một số tiền mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình sản xuất kinh doanh và được xác định bằng công thức:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:

+ Hiệu quả kinh tế: Là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với tàon bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được kết quả đó.

+ Hiệu quả xã hội: Phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được về mặt xã hội: Mức độ ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cả thiện môi trường ….

Sự cần thiết phải kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:

Hiệu qủa kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt của một vấn đề có tác động biện chứng, qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế quyết định hiệu quả xã hội nhưng hiệu quả xã hội cũng có tác động trở lại đối với hiệu quả kinh tế, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn tới hiệu quả kinh tế, đó là doanh thu, lợi nhuận, … mà không chú trọng quan tâm hơn hiệu quả xã hội, đó là chốn thuế, không quan tâm tơí môi trường … những quan niệm đo hêt sức sai lầm, chỉ có nâng cao hiệu quả kinh tế đi đôi với hiệu quả xã hội thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững được.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Các nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan:

Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.

Nhân tố vốn:

Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.

Nhân tố về kỹ thuật:

Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trò của kỹ thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Các nhân tố khách quan:

Đó là những nhân tố tác động từ bên ngoài, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể khái quát thành 2 nhóm:

- Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và lao động, xu hướng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của nhà nước và các yếu tố khác có liên quan.

- Môi trường vi mô: Bao gồm các yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

Đối với nhân tố khách quan, không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏ hay thay đổỉ được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tích cực hoặc không hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo của các nhà quản lý ở từng doanh nghiệp.

Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá, đo lường bằng kết quả đầu ra và chi phí đầu vào trong một quá trình, ta có:

Kết quả đầu ra

Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Chi phí đầu vào

Có 4 cách để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là:

+ Giảm chi phí đầu vào, giữ nguyên kết quả đầu ra;

+ Giữ nguyên chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra;

+ Giảm chi phí đầu vào, đồng thời tăng kết quả đầu ra;

+ Tăng chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra nhưng tốc độ tăng kết quả đầu ra lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào.

Rõ ràng biện pháp thứ 3 là lý tưởng nhất, là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu không ngừng.

Các yếu tố tác động tới chi phí đầu vào:

+ Giá thành nguyên nhiên vật liệu;

+ Tiền lương cho người lao động;

+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp;

Chi phí về vốn (tiền lãi vay), khấu hao tài sản cố định;

+ Các yếu tố khác.

Các yếu tố tác động tới kết quả đầu ra:

+ Sản phẩm (chất lượng, mẫu mã uy tín, giá thành);

+ Hệ thống kênh tiêu thụ;

+ Quảng cáo, xúc tiến bán hàng;

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp:

Kết qủa đầu ra ( Tổng doanh thu)

Hiệu quả SXKD tổng hợp =

Chi phí đầu vào (Tổng chi phí)

ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất LN theo DT =

Doanh thu thuần trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực:

- Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Doanh thu thuần

NSLĐ bình quân =

Tổng số lao động bình quân trong kỳ

ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần

Tổng quỹ lương

Tỷ suất tiền lương/DTT =

Doanh thu thuần trong kỳ

ý nghĩa: Để có 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải trả bao nhiêu đồng tiền lương.

- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động.

Lợi nhuận sau thuế

Mức sinh lời bình quân của LĐ =

Tổng số lao động trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

Doanh thu thuần

Tỷ suất DT/ vốn KD =

Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động.

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn LĐ =

Vốn lưu động trong kỳ

ý nghĩa: Bình quân trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.

- Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình.

Số dư bình quân các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình =

Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ

ý nghĩa: Thời gian thu tiền bán hàng kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu tiền là bao nhiêu ngày.

- Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Vốn lưu động

Hệ số KNTTHT =

Vốn ngắn hạn trong kỳ

SHAPE * MERGEFORMAT ý nghĩa: Phản ánh mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí:

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí

Doanh thu thuần

Tỷ suất DT/CP =

Tổng chi phí trong kỳ

ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của doanh nghiệp:

Nhóm chỉ tiêu này chủ yếu được xem xét, phân tích bằng định tính, rất khó có thể lượng hoá được; nhưng rõ ràng là chúng ta cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này là:

- Mức đóng góp cho ngân sách;

- Số lao động được giải quyết việc làm;

- Đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng;

- Cải thiện môi trường.

ý nghĩa: Nếu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là cao, điều đó sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, tạo uy tín cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

- Ngoài các chỉ tiêu trên, còn rất nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên do điều kiện có hạn, luận văn này chỉ giới hạn trong việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Thương mại Tuấn Khanh.

0