Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Lý Bạch 李白

Lý Bạch 李白 (701-762) tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ, 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật. Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Trường An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thuỷ. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn vong niên (Đỗ Phủ kém Lý Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chơi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lư Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ, An Huy, là địa điểm du lịch nổi tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên, Trích tiên, Tửu trung tiên,... Sau khi ông qua đời, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì ông làm khoảng 20.000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1.800 bài. Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác. Lý Bạch 李白 (701-762) tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ, 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật. Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Trường An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thuỷ. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn vo… Giới thiệu về nhà thơ Lý Bạch Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 17:49 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 12/02/2006 07:31 Có 1 người thích : ma vương Tác giả: Lương Duy Thứ Lý Bạch (701 - 762) Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa. Lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thụy 25 tuổi "chống kiếm viễn du", đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua Hồ Động Đình, lên Sơn Tây Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn "ẩm tửu hàm ca" (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe trúc). Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thủy. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn "vong niên" (bạn "quên tuổi tác", không coi trọng tuổi tác - Đỗ Phủ nhỏ hơn Lý Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chôi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ (An Huy) là địa điểm du lịch nổi tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ), Trích tiên (tiên giáng trần), Tửu trung tiên (ông tiên trong làng rượu)... Khi ông mất, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài. Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác. Đất nước Trung Hoa hiện lên tráng lệ dưới ngòi bút của ông. Sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy ra biển đông như một lực sĩ: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai Bôn lưu đáo hải bất phục hồi (Trương Tiến Tửu) (Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống Chảy tuột biển Đông chẳng quay về) (Hãy cạn chén) Sông Dương Tử (tức Trường Giang) đi vào thơ ông như giải lụa thắt ngang trời: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời (tại lầu Hoàng Hạc tiễn bạn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) Thác Hương Lô được miêu tả như sông Ngân Hà tuột khỏi mây: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. (Vọng Lư Sơn Bộc Bố) Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này : Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. (Xa ngắm thác Hương Lô) Tả cảnh thiên nhiên mà tráng lệ như thế, rõ ràng tác giả đã yêu quê hương, đất nước biết nhường nào. Lòng yêu nước ở Lý Bạch chính là bắt nguồn từ lòng yêu sông núi quê hương vậy. Bài tứ tuyệt thể hiện nỗi lòng nhớ quê hương da diết của ông là bài Tĩnh dạ tư (Trăn trở trong đêm thanh vắng), một bài thơ mà không người Trung Quốc tha phương cầu thực nào không thuộc lòng: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sơn. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Đầu giường ánh trăng rọi, Mặt đất như phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Tương Như dịch) Chính vì lòng yêu quê hương, đất nước mà Lý Bạch có lòng đồng cảm sâu sắc với số phận của nhân dân - những người chăm bón vun trồng cho vườn hoa đất nước. Nếu Đỗ Phủ do u65c đời chìm ngập trong khói lửa loạn ly, do cảm hứng trách nhiệm của một nhà Nho mà chủ yếu nói đến số phận đẫm máu và nước mắt của nhân dân thì Lý Bạch do sống chủ yếu trong thời thịnh vượng của nhà Đường, lại do khát khao cái đẹp, cái bay bổng diệu kỳ của một nhà thơ lãng mạn mà ca ng75i vẻ đẹp của người phụ nữ và nói đến những trăn trở thầm kín của họ. Bất kể đối tượng xã hội nào, nếu là người đẹp, một vẻ đẹp đầy nữ tính đều tạo nên nguồn cảm hứng mạnh cho nhà thơ. Bài "Thái liên khúc" (khúc hát hái sen) miêu tả cô gái hái sen thoắt ẩn thoắt hiện giữa một không gian đầy hoa, hoa trên đầm sen, hoa dưới nước. Mấy cô thôn nữ đã hiện về như những nàng tiên giáng trần. Ba bài Thanh bình điệu" tả vẻ đẹp của nàng Dương quý phi thật mê hồn. Nhưng điều cần nói là trong mắt Lý Bạch, Dương quý phi không hiện lên với vẻ đẹp kiêu sa của một cung phi mà chỉ là một người đẹp trong suốt và ẻo lả. Ta nhớ lời thơ của ông: Nước trong sẽ nở hoa sen Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời Bởi vậy, lòng đồng cảm của ông dành cho phụ nữ là lòng đồng cảm với phái đẹp và cũng là phái yếu. Ông hiểu thấu nỗi trăn trở đầy nữ tính của họ. Bài "Xuân tứ" nói đến nỗi tê tái của người vợ trẻ có chồng tiễn biệt nơi biên cương: Cỏ Yên vừa nhú tơ xanh Dâu Tần đã rũ lá cành xum xuê Khi chàng tưởng nhớ ngày về, Chính là lúc thiếp tái tê cõi lòng Gió xuân đâu biết cho cùng, Cớ chi len lỏi vào trong màn là? (Cảm xúc mùa xuân) Cái cảm xúc "gió động màn" của người vợ trẻ phòng không gối chiếc ấy, chỉ có người trong cuộc mới có. Chứng tỏ nhà thơ am hiểu sâu sắc nhân vật trữ tình của mình. Cũng như vậy, Tý dạ Ngô Ca nói đến nỗi niềm của người phụ nữ giặt áo bông khi gió heo may về để kịp gửi cho người chinh chiến phương xa. Trường can hành nói đến nỗi sầu bi của người thương phụ, chồng đi xa, lại vì đồng tiền lời mà coi khinh ly biệt (Thương nhân trọng lợi khinh ly biệt). Ngọc giai oán, Vương Chiêu Quân... lại bày tỏ nỗi lòng đồng cảm với cung nữ... Tóm lại chủ nghĩa nhân đạo ở mỗi nhà thơ lại có biểu hiện khác nhau. Ở Lý Bạch, một nhà thơ phóng khoáng bay bổng, ít chịu ảnh hưởng cho Nho gia mà nhiều hơn là Đạo gia và Du hiệp, thì lòng đồng cảm với cái đẹp, sự xót xa trước cái đẹp bị vùi dập, bị chà đạp lại là biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ. Nhưng trong xã hội xưa, chò dù vào thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà Đường, bất công ngang trái vẫn là hiện tượng phổ biến. Bất công ấy đổ lên đầu nhà thơ. Ông ôm ấp chí lớn, muốn làm "con cá vắt ngang biển" (hoành hải ngư), muốn "chém sạch cá kình cá nghê, khơi trong dòng Lạc Thủy (Tặng Trương Tương Cảo), nhưng ông không khỏi thất vọng. Ông nói: "Tôi vốn không bỏ đời mà đời bỏ tôi). Có tài mà không được dùng, có chí mà không nơi thi thố, tâm hồn đa cảm mà bất lực trước xã hội. Điều đó tạo nên những vần thơ u uẩn bất đắc chí của ông. Hàng loạt bài như Hành lộ nan (Đường đời khó khăn), Trương tiến tửu (Hãy cạn chén), Nguyệt hạ độc chước 2 bài (Một mình uống rượu dưới trăng) đã bộc bạch tâm sự ấy. Có lúc ông mượn rượu để giải sầu: Đời người đắc ý cứ say đi Trăng suông chén trống để mà chi Nhưng rồi cái buồn vẫn đeo đẳng, biến thành phẫn uất: Rút dao chém nước, nước vẫn chảy Cất chén tiêu sầu, sầu vẫn sầu Trăng và rượu, tiên và kiếm kết hợp trong tâm tư đầy mâu thuẫn của nhà thơ. Thực trạng ấy khiến có lúc ông buông thả, hành lạc, nhưng chung quy vẫn là tinh thần tiến thủ, vì cái đẹp, vì cuộc sống vẫn quán xuyến tư tưởng nhà thơ. Ở Việt Nam, tứ thơ mạnh mẽ, say mê của Lý Bạch ảnh hưởng nhiều đến Chinh phụ ngâm, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Nhưng cũng không ít người chịu ảnh hưởng mặt buông thả, hành lạc trong thơ ông, tiêu biểu là Vũ Hoàng Chương. Lương Duy Thứ (trích Đại cương văn hóa phương Đông) Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ 2 5.00 Chia sẻ trên Facebook Khi phương Tây ái mộ phương Đông - thơ Lý Bạch trong tâm tư người Âu Mỹ Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 18:07 Tác giả: Đàm Trung Pháp Lời Phi Lộ Vì một lý do thực tế, những đoạn trích dẫn thơ Lý Bạch trong bài viết này sẽ được ghi theo lối phát âm Hán Việt quen thuộc của chúng ta bên cạnh các chữ Hán phồn thể, thay vì bằng phương thức “pinyin” (“phanh âm”) để ghi âm quan thoại. Đây cũng là một điều lợi, vì lối phát âm Hán Việt vốn gần gũi với lối phát âm chữ Hán đời nhà Đường. Để thêm hứng thú cho độc giả, xen kẽ vào giữa các bài hoặc đoạn thơ trích dẫn của Lý Bạch và phần chuyển sang tiếng Anh là những bài hoặc đoạn chuyển sang tiếng Việt của các dịch giả tài ba. (Người Âu-Mỹ thường chỉ đọc thơ Trung Quốc qua các bản dịch sang ngôn ngữ của họ). Tác giả xin thâm tạ Giáo sư Lê Văn Đặng đã có nhã ý giúp phần ghi chữ Hán vào bài viết này. Trong số các thi hào Trung Quốc, có lẽ Lý Bạch 李白(701-762) đời nhà Đường là người được các dịch giả Anh-Mỹ chiếu cố đến nhiều nhất. Lý do chính của sự thiên tư này rất có thể là vì thơ họ Lý không mang nặng bản chất uyên bác với nhiều điển tích lòng thòng phức tạp. Thực vậy, “giản dị” và “dễ cảm thông” là hai đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Lý Bạch, theo nhận định của giáo sư James Hargett, hiện dạy văn chương Á châu tại State University of New York . Trong bài “The Poetry of Li Bo” trong cuốn GREAT LITERATURE OF THE EASTERN WORLD (Ian McGreal hiệu đính, Harper Collins xuất bản năm 1996), Hargett trích bài tuyệt cú “Tĩnh Dạ Tư 靜夜思”, do Arthur Cooper bên Anh Quốc chuyển ngữ năm 1973, chứng minh nhận định ấy: Sàng tiền khán nguyệt quang, 床前看月光 Nghi thị địa thượng sương. 疑是地上霜 Cử đầu vọng minh nguyệt, 舉頭望明月 Đê đầu tư cố hương. 低頭思故鄉 Đầu giường chợt thấy bóng trăng, Mập mờ trên đất, ngỡ rằng sương sa. Ngửng đầu trông vẻ gương nga, Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn. (Dịch giả Trần Trọng Kim) Before my bed there is bright moonlight So that it seems like frost on the ground: Lifting my head I watch the bright moon, Lowering my head I dream that I’m home. Hai đặc trưng dễ mến ấy cộng thêm những ý niệm cận kề với con tim nhân loại (như khi cô đơn, ta hiểu thế nào là yên tĩnh; đôi khi ta ân hận đã xa nhà và những người thân yêu; và thế giới đổi thay, tiền tài danh vọng có nghĩa gì đâu, tại sao không tận hưởng ngày xuân nhỉ) đã khiến Hargett và nhiều người khác bên trời Âu-Mỹ mến mộ thơ Lý Bạch. Giáo sư Stephen Owen hiện dạy văn chương Trung Quốc tại Harvard và đã dịch nhiều thơ Tàu sang Anh ngữ rất chuộng bài “Tương Tiến Tửu 將進酒” của họ Lý mà trong đó luận đề “carpe diem” (tương đương với “xuân bất tái lai”) vốn không xa lạ gì với người phương Tây, được ngợi ca tuyệt vời. Trong một tuyển tập đồ sộ các tuyệt tác phẩm văn học hoàn cầu đang được dùng trong nhiều đại học Hoa Kỳ mang danh THE NORTON ANTHOLOGY OF WORLD MASTERPIECES (Volume I, do Maynard Mack hiệu đính, Norton xuất bản năm 1995), Owen đã dịch đoạn đầu của bài thơ theo thể nhạc phủ hào phóng và tráng lệ ấy (“Bring in the Wine”) như sau: Quân bất kiến 君不見 Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, 黃河之水天上來 Bôn lưu đáo hải bất phục hồi. 奔流到海不復回 Quân bất kiến 君不見 Cao đường minh kính bi bạch phát, 高堂明鏡悲白髮 Triêu như thanh ty mộ thành tuyết. 朝如青絲暮成雪 Nhân sinh đắc ý tu tận hoan, 人生得意須盡歡 Mạc sử kim tôn không đối nguyệt .... 莫使金樽空對月 Thấy chăng ai: Nước sông Hoàng xuống tự trời kia, Chảy mau ra biển, chẳng quay về. Thấy chăng ai: Gương sáng nhà cao, thương tóc bạc, Sớm tựa tơ xanh, chiều thành tuyết. Ở đời đắc ý cứ vui chơi, Chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt ... (Dịch giả Trần Trọng San) Look there ! The waters of the Yellow River, coming down from Heaven, rush in their flow to the sea, never turn back again. Look there ! Bright in the mirrors of mighty halls a grieving for white hair, this morning blue-black strands of silk, now turned to snow with evening. For satisfaction in this life taste pleasure to the limit, And never let a goblet of gold face the bright moon empty .... Một bài nhạc phủ nữa rất được phương Tây ngợi ca là bài “Thục Đạo Nan" (蜀道難) trong đó Lý Bạch dùng ngôn từ khuếch đại và giọng văn khẩn trương để dựng lên một cảnh trí cực kỳ sinh động khiến người đọc phải choáng váng, theo nhận định của Hargett. Quả thực, trong cảnh trí ấy – với những con đường cheo leo guy hiểm chỉ có chim mới bay qua nổi, đất lở, núi sụp, thác chảy, ban mai phải ánh cọp dữ, buổi chiều phải tránh rắn dài – người đọc không thể không đồng ý với Thi tiên họ Lý rằng: 噫吁戲危乎高哉 蜀道之難難於上青天 Y hu hy, nguy hồ, cao tai, Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên ! Nay xét lại cho kỹ, Lý Bạch chẳng ngoa chút nào, vì con đường từ Trường An (Changan) kinh đô văn vật đời Đường, nay gọi Tây An (Xian) thuộc tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), sang đất Thục nay là tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), phải vượt dãy núi Tần Lĩnh (Qinling) hiểm trở. Ngày nay muốn vào thủ phủ của Tứ Xuyên là Thành Đô (Chengdu), du khách phải vượt đoạn đường chông gai dài hơn 400 dặm với trên 300 đường hầm xuyên núi và gần 1000 cây cầu cheo leo ! Cô ký giả Shirley Sun trong cuốn JOURNEY INTO CHINA (do National Geographic Society xuất bản năm 1982) đã dịch dùm du khách Tây phương hai câu thơ lẫy lừng nêu trên của Lý Bạch như thế này: Eheu ! How dangerous, how high ! It would be easier to climb to Heaven Than walk the Sichuan Road ! Kể từ khi dịch giả Arthur Waley cho ra đời cuốn sách ONE HUNDRED AND SEVENTY CHINESE POEMS vào năm 1918 tại Luân Đôn, phương tây bắt đầu chú ý đến những đại danh như Lý Bạch 李白, Đỗ Phủ 杜甫, Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然, Bạch Cư Dị 白居易. Những bài thơ dịch xuất sắc của Waley đã ảnh hưởng đến một số thi nhân Âu-Mỹ, nhất là hai tên tuổi lớn William Butler Yeats và Ezra Pound. Gần đây hơn, năm 1987, dịch giả Greg Whincup người Gia Nã Đại đã cho ra mắt cuốn THE HEART OF CHINESE POETRY (nhà xuất bản Anchor Books), trong đó có 10 bài thơ Lý Bạch. Trong lời nói đầu của cuốn sách chứa đựng 57 bài thơ dịch, Whincup thiết tha tâm sự : “Thi ca được coi là nữ hoàng của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa, và những thi nhân tài hoa nhất mọi thời đại đều vang rền tên tuổi. Vì chúng ta là thành phần của cùng một nhân loại, văn hóa Trung Hoa cũng là văn hóa chúng ta. Trái tim thi ca Trung Hoa cũng đập trong lòng chúng ta nữa ....” Người phương Tây muốn học chữ Hán qua thi ca chắc chắn sẽ hài lòng với cuốn sách của Whincup. Ngoài các bài dịch sang Anh ngữ rất chỉnh, cuốn sách còn cho các bài thơ ấy hiện lên bằng chữ Hán phồn thể, cộng với lối phát âm quan thoại (theo ký hiệu phiên âm của Đại học Yale), và nhất là những lời chú giải khá hấp dẫn của dịch giả. Mười bài thơ họ Lý được Whincup cho vào tuyển tập là các bài “Sơn Trung Vấn Đáp 山中問答”, “Tống Hữu Nhân 送友人”, “Tặng Mạnh Hạo Nhiên 贈孟浩然”, “Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng 送孟浩然之廣陵”, “Hoành Giang Từ 橫江詞”, “Tự Khiển 自遣”, “Tảo Phát Bạch Đế Thành 早發白帝城”, “Xuân Tứ 春思”, “Ngọc Giai Oán 玉階怨”, và “Thính Thục Tăng Tuấn Đàn Cầm 聽蜀僧濬彈琴”. Theo Whincup, Lý Bạch là người tài hoa trác tuyệt nhất trong các thi nhân Trung Quốc, có thể ví như một thần linh, một động lực của thiên nhiên không chấp nhận một bó buộc nào của nhân sinh mà chỉ thích làm thơ, uống rượu, vui với trăng sao và bè bạn. Whincup đã khéo lựa những bài tuyệt tác của Lý Bạch để minh chứng cho nhận định của mình về thi ca vị thần thơ ấy. Dưới con mắt Whincup, bài ngũ ngôn bát cú “Tống Hữu Nhân 送友人” thực kiệt xuất về cả hình thức lẫn nội dung: Thanh sơn hoành bắc quách, 青山橫北郭 Bạch thủy nhiễu đông thành. 白水遶東城 Thử địa nhất vi biệt, 此地一為別 Cô bồng vạn lý chinh. 孤蓬萬里征 Phù vân du tử ý 浮雲游子意 Lạc nhật cố nhân tình. 落日故人情 Huy thủ tự tư khứ, 揮手自茲去 Tiêu tiêu ban mã minh. 蕭蕭班馬鳴 Núi ngang ải bắc xanh xanh, Một dòng sông trắng lượn quanh đông thành. Nơi đây cất bước viễn hành, Cỏ bồng muôn dặm một mình xa xôi. Ý du tử: đám mây trôi; Tình cố nhân: ánh nắng chiều vấn vương. Vẫy tay từ đấy lên đường, Tiếng con ngựa hý đau thương lìa đàn. (Dịch giả Trần Trọng San) Green mountains Lie across the northern outskirts Of the city. White water Winds around the eastern City wall. Once we make our parting Here in this place, Like a solitary tumbleweed You will go Ten thousand miles. Floating clouds Are the thoughts of the wanderer. Setting sun Is the mood of his old friend. With a wave of the hand Now you go from here. Your horse gives a whinny As it departs. Yếu tố cân đối song hành, đăng đối (parallelism), vốn hiếm thấy trong thi ca Tây phương, làm cho bài thơ rực sáng, chẳng hạn mỗi chữ trong câu 1 có một chữ đối ứng hoàn mỹ trong câu 2: Thanh 青(Green) // Bạch 白(White) Sơn 山(Mountains) // Thủy 水(Water) Hoành 橫(Lie across) // Nhiễu 遶(Winds around) Bắc 北(Northern) // Đông 東(Eastern) Quách 郭(Outskirts) // Thành 城(City wall) Những hình ảnh chất ngất cảm xúc đối ứng nhau trong câu 5 và 6 (Phù vân 浮雲// Lạc nhật 落日) chính là trái tim của bài thơ, và hai câu chót dẫn người đọc chơi vơi đến phút chia tay. Giáo sư Stephen Owen trong cuốn sách AN ANTHOLOGY OF CHINESE LITERATURE: BEGINNING TO 1911 (do chính ông hiệu đính và dịch thuật, Norton xuất bản năm 1996) đã nhận định Lý Bạch như “một nghệ sĩ với những cử chỉ và khoa trương lớn hơn cả đời sống” (a performer whose gestures and claims were larger than life). Những nền văn minh lớn thường được xây dựng trên sự tiết chế của người dân, và do đó, như thể để được đền bù, họ dễ bị thu hút bởi những bậc tài danh đứng ngoài vòng kiềm tỏa của quy ước xã hội. Theo Owen, cái cử chỉ “đứng ngoài vòng” rất ngông ấy của họ Lý, phản ánh trong thơ như một chân dung tự họa, đã khiến thơ Lý Bạch càng thêm hấp dẫn. Điển hình là bài “Nguyệt Hạ Độc Chước月下獨酌” (“Drinking Alone by Moonlight”) mà Owen chuyển ngữ dưới đây: Hoa gian nhất hồ tửu, 花間一壺酒 Độc chước vô tương thân. 獨酌無相親 Cử bôi yêu minh nguyệt, 舉杯邀明月 Đối ảnh thành tam nhân. 對影成三人 Nguyệt ký bất giải ẩm, 月既不解飲 Ảnh đồ tùy ngã thân. 影徒隨我身 Tạm bạn nguyệt tương ảnh, 暫伴月將影 Hành lạc tu cập xuân. 行樂須及春 Ngã ca nguyệt bồi hồi, 我歌月徘徊 Ngã vũ ảnh linh loạn. 我舞影零亂 Tỉnh thời đồng giao hoan, 醒時同交歡 Túy hậu các phân tán. 醉後各分散 Vĩnh kết vô tình du, 永結無情遊 Tương kỳ mạc Vân Hán. 相期邈雲漢 Trong hoa rượu ngọt một bầu, Một mình chuốc chén có đâu bạn bè. Mời trăng cất chén kè nhè, Thân ta, bóng ấy, trăng kia, ba người. Trăng thì tiếp rượu không nguôi, Bóng ta theo mãi không rời thân ta. Bạn cùng trăng bóng vẩn vơ, Vui chơi khuây khỏa để chờ ngày xuân. Ta ca trăng cũng băn khoăn, Khi ta nhảy múa, bóng lăn lộn hoài. Cùng nhau khi tỉnh vui cười, Say rồi nghiêng ngửa, mọi nơi rạc rời. Vô tình giao kết chơi bời, Hẹn nhau ở chỗ xa khơi cõi trời. (Dịch giả Trần Trọng Kim) Here among flowers one flask of wine, with no close friends, I pour it alone. I lift cup to bright moon, beg its company, then facing my shadow, we became three. The moon has never known how to drink; my shadow does nothing but follow me. But with moon and shadow as companions the while, this joy I find must catch spring while it’s here. I sing, and the moon just lingers on; I dance, and my shadow flails wildly. When still sober we share friendship and pleasure, then, utterly drunk, each goes his own way – Let us join to roam beyond human cares and plan to meet far in the river of stars. Và rồi sau cùng, cả đến cái chết ôm trăng của Lý Trích Tiên, tuy huyễn hoặc, nhưng cũng nên thơ làm sao trong tâm tư người phương Tây ! Quả vậy, theo lời giáo sư James Hargett, một Lý Bạch lịch sử và một Lý Bạch huyền sử sẽ muôn đời là một, và điều này chỉ làm gia tăng mức hấp dẫn cho vị thi tiên ấy mà thôi. ĐÀM TRUNG PHÁP Giáo Sư Ngôn Ngữ Học Texas Woman’s University Nguồn: http://viethoc.org/eholdings/LyBach-DTP_Rev-1.pdf Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Lý Bạch học kiếm Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 18:11 Tác giả: (Không rõ) Lý Bạch được đời ca tụng là thi tiên vốn là một nhà thơ cực lớn đời Đường, Trung Quốc. Từ nhỏ, ông đã có chí lớn quyết tâm báo đền ơn nước nên đã cất công luyện võ với ý chí và nghị lực của người có thể " mài cây gậy sắt thành mũi kim khâu ". Năm hai mươi sáu tuổi bụng chứa đầy kinh luân, Lý Bạch mang kiếm từ biệt người thân lên đường đi xa lập nghiệp. Chuyến đi này quả thực có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp sáng tác thơ ca và võ nghệ sau này của ông. Vỡ lòng học kiếm Từ nhỏ Lý Bạch đã học kiếm do bố là Lý Khách dạy, tới năm Bạch mười lăm tuổi được bố đem vàng bạc đón một kiếm sĩ về dạy. Lý Bạch vốn thiên tư thông tuệ, nghị lực hơn người nên chỉ nửa năm học kiếm đã đấu ngang cơ với sư phụ. Trong thư của ông gửi Vĩ Kinh Châu có kể "mười lăm tuổi học kiếm thuật", còn trong một thư khác gửi bạn trẻ cũng nói "học kiếm thuật từ bé". Qua đó đủ thấy tố chất võ học của Lý Bạch không phải là kém và "học kiếm" là một môn học thời thượng đời Đường, cũng được ông say mê luyện tập từ thủa ấu thơ đã có kết quả như bạn ông là Nguỵ Hạo Tăng đã từng khen: "Giỏi từ bé, khối người bị hạ dưới tay Bạch". Bố Lý Bạch lại mời thầy đúc kiếm giỏi ở Thành Đô bỏ công sức ba năm rèn một thanh kiếm báu tuyệt vời đặt tên là "Nhật Nguyệt" cho con. Học kiếm ở Khuông Sơn, Mân Sơn Năm Khai Nguyên thứ sáu ( năm 719 sau CN, đời Đường Huyền Tôn Lý Long Cơ ), Lý Bạch 18 tuổi lên ở tại Khuông Sơn đọc sách và luyện kiếm. Khuông sơn có một ngôi chùa cổ do hoà thượng Không Linh trụ trì. Không Linh đại sư học vấn uyên thâm, tinh thông Phật học, lại giỏi võ nghệ, về kiếm thuật phải nói là siêu tuyệt. Lý Bạch thờ đại sư làm thầy, học kiếm ở chùa hai năm liền. Vì mẹ bệnh nặng nhắn về nên Lý Bạch phải rời thầy bỏ chùa mà luyến tiếc khôn nguôi. Năm Khai Nguyên thứ tám, vừa tròn 20 tuổi, Lý Bạch lên chơi Mân sơn gặp một nhân vật nổi tiếng đương thời là Đông Nghiêm Tử. Thấy Lý Bạch múa kiếm một mình trong rừng cây khí thế khác thường, Đông Nghiêm Tử bảo: "Ta sẽ nhận cậu làm đệ tử" Thấy Đông Nghiêm Tử nói năng, tỏ vẻ tài giỏi tướng mạo thanh nhã như thần tiên, Lý Bạch theo ông ta lên Mân sơn học văn, học kiếm liền ba năm. Sau đó được sư phụ cho xuống núi cùng sư huynh Ngô Chỉ Nam để mở rộng hiểu biết và trui rèn tài năng. Học kiếm ở Sơn Đông Năm 36 tuổi, Lý Bạch đã rất nổi tiếng về tài làm thơ được tôn làm "nhất tuyệt". Cùng thời, Phỉ Dực cũng được tôn xưng là "thiên hạ đệ nhất kiếm". Lý Bạch viết thư cho Lý Dực, thư có đoạn: "Tôi tự nguyện làm môn hạ của tướng quân ..." Phỉ Dực thấy Lý Bạch thành khẩn thiết tha lại nghĩ có nhà thơ "nhất tuyệt" vào làm môn hạ khiến ông ta càng thêm vẻ vang bèn đồng ý. Lý Bạch theo Phỉ Dực sang Sơn Đông học kiếm ba năm, dù nắng cháy, rét cắt da ông vẫn ngày đêm miệt mài luyện kiếm, kiên trì tập luyện không chút lơ là. Chính ở giai đoạn này trong thơ của Lý Bạch có những câu: "Rút kiếm lúc sương sớm, Đêm chạy kiếm quanh nhà, ..." Nhờ kiên trì luyện tập như vậy nên Kiếm thuật của Lý Bạch ngày càng điêu luyện. Khi thầy trò chia tay, Phỉ Dực đã khen trình độ kiếm thuật của Lý Bạch: "Trong hư có thực, trong mềm có cứng, tiến thoái như chớp, biến hoá khôn lường". Nhờ thích kiếm thuật, yêu thích việc học kiếm và giỏi kiếm thuật, không ít bài thơ sau này của Lý Bạch có dính dáng đến kiếm, kiếm thuật và kiếm sĩ. Bài Hiệp Khách Hành là một trong số đó. (Thúy Thanh @Mai Hoa Trang sưu tầm) Nguồn: http://thivien.maihoatran...hp?p=thamkhao&tkid=19 Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Thân thế và sự nghiệp Lý Bạch Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 20:13 Tác giả: Lê Nguyễn Lưu I. Thân thế và quá trình sáng tác 1. Tuổi trẻ du hiệp Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời Thịnh Đường, cùng tuổi với Vương Duy, hơn Đỗ Phủ 12 tuổi. Theo lời tự bạch của ông thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán và là cháu chín đời của họ Lương Vũ Chiêu vương. Khoảng năm 670, cuối Tùy, ông thân sinh vì một cớ nào đó không rõ phải trốn sang Tây Vực, sau lấy vợ là người bản xứ (gọi là Man bà) và sinh ra ông vào năm Vũ Hậu cướp ngôi nhà Đường. Vì vậy Lý Bạch không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng khoáng tự nhiên của người Tây Vực. Đến khi Vũ Hậu sụp đổ, gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên, huyện Chương Minh thuộc huyện Miên Châu xứ Ba Thục (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên) và ông coi đây là quê hương chính thức của mình. Lý Bạch ra đời năm đầu Trường An (701). Tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh rơi vào mình và có thai rồi sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch (tức sao Trường Canh). Lý Bạch rất thông minh đĩnh ngộ, lên năm tuổi đã biết đọc Lục giáp, mười tuổi thì thong hiểu thi thư, thường xem them sách bách gia chư tử. Năm mười lăm tuổi, ông lại thích và rèn kiếm thuật. Ông múa gươm giỏi và đẹp, thường ước mong làm trang hiệp khách với hào khí “giữa đường dẫu thấy bất bằng chẳng tha”. Thời này ông hay viết những bài phú mô phỏng cổ nhân như “Thư gửi Hàn Kinh Châu”, “Phú ngạo Tư Mã Tương Như”. Học giỏi, có tài, nhưng ông không để chí vào đường khoa danh. Năm 16 tuổi (716), ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại phía nam núi Dân. Lúc 20 tuổi bắt đầu sống cuộc đời hiệp khách. Lý Bạch đi du lịch khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành, rong chơi hồ Động Đình, lưu vực Tương giang, Hán giang, qua Giang Hạ đến Kim Lăng, Dương Châu, Nhữ Hải, vào Ngô Việt…Năm 726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới vợ là cháu gái quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30. Nhưng không ở yên được lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên, người lớn hơn ông 10 tuổi. Từ đó ông tha thiết muốn được hoạt động “kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là “làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện giúp nhà vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn bể thanh bình” (Đại Thọ sơn đáp Mạnh thiếu phủ di văn). Nhưng ông thường tự phụ, ví mình với Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng, thái độ “không chịu khom mình”, “không cầu cạnh ai”, “giao thiệp ngang hàng với chư hầu” nên ông không được giới chính trị hoan nghênh. Năm 741, ông đưa gia quyến đến ở Duyện Châu (Sơn Đông). Thơ ông đã đạt đến độ chin muồi, mang đầy đủ cái cao rộng của thiên nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái phong độ ngang tàng của hiệp khách. 2. Trường An dừng bước (742-744) Năm đầu Thiên Bảo (742), Lý Bạch rời nhà xuống miền nam, đi chơi Cối Kê (Chiết Giang), ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân. Ngô Quân được vua triệu về kinh, đem Lý Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng có thể thực hiện được lý tưởng chính trị của mình, nên “Ngửa mặt cả cười ra khỏi cửa, bọn mình đâu phải sống lều tranh” (Nam Lăng biệt nhi đồng nhập kinh). Hạ Tri Chương gặp ông, nói : “Đó là một trích tiên giáng trần”. Vì vậy, người ta thường gọi ông là Trích Tiên (ông tiên bị đày xuống trần). Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông vời vào bệ kiến. Tương truyền thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như ráng mây, vua bất giác quên mình là đấng chí tôn, bước xuống thềm đón. Nhân vua ban giày mới, ông giơ chân cho thái giám Cao Lực Sĩ thay (Đoàn Thành Thúc, Dậu dương tạp trở). Vua mến tài, cho ông vào điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ. Bấy giờ ngoài Hạ Tri Chương, ông còn kết bạn với Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là “Tửu trung bát tiên”. Thời kỳ này ở kinh đô là thời kỳ quý hiển nhất của ông trên con đường công danh. Năm 744, nhân một ngày hoa nở đẹp, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra thưởng ngoạn mẫu đơn ở vườn ngự, sai đội nhạc ca hát. Muốn làm vui long người đẹp, vua triệu Lý Bạch vào làm tân từ cho nhạc. Vẫn đang say, ông viết luôn ba bài Thanh bình điệu, vua và phi nghe hát rất thích. Nhưng Cao Lực Sĩ vốn giận ông việc thay giày khi trước, đem hai câu thơ trong bài ra dèm là ông ví Dương Quý Phi với Triệu Phi Yến, cung nhân đời Hán, xuất thân hạ tiện, sau bị thất sủng. Vì thế, Quý Phi giận, đôi lần vua muốn thăng chức cho ông nàng đều ngăn trở... Đường Huyền Tông lúc này không còn là một ông vua anh minh chú ý đến việc trị nước nữa, giao hết chính sự cho bọn gian thần Lý Lâm Phủ, còn mình chỉ truy hoan hưởng lạc. Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là một thứ “văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông bất bình vì không ai hiểu chí mình, căm phẫn cho cảnh “cát lẫn hòn ngọc sang, cỏ lấn chồi hoa thơm”, “ngọc trắng nào có tội, ruồi xanh lại vu oan”. Với bản chất phóng túng, ghét cảnh mũ áo rang buộc, không muốn “uốn lưng cúi mày thờ phụng bọn quyền quý”, lại them nhận thức rõ rang về sự hủ bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan xin về. Đường Minh Hoàng tặng nhiều vàng bạc. Ông rời kinh đô và tiếp tục đời sống giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa đất nước bao la. 3. Lão niên phiêu bạt (745-762) Từ giã Trường An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ (744) rồi gặp Cao Thích ở Biện Châu. Ba nhà thơ cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyện Châu (Sơn Đông), Lý Bạch lại đi du lịch các nơi. Có lẽ không nhà thơ nào trải bước chân khắp đất nước như ông, ngay cả Đỗ Phủ cũng không sánh được, hẳn chẳng chịu nhường Tư Mã Thiên. Phía Bắc ông lên Triệu, Ngụy, Tề; phía tây qua Bân, Ký, Thương, U; phía nam ông đặt chân đến song Hoài, sông Tứ, xuống tận Cối Kê...Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây tàn phá chết choc vùng phía bắc Trường Giang. Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp. Nhưng cuộc đời nhà thơ bỗng gặp cơn ba đào. Nguyên năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy giờ Vĩnh vương Lý Lân là con thứ 16 của Đường Minh Hoàng đang làm Kinh Châu đại đô đốc, tiết độ sứ cai quản Sơn Đông nam lộ, Lĩnh Nam kiềm trung, Giang Nam tây lộ. Lân giương ngọn cờ dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra làm việc tại phủ đô đốc. Giữa Túc Tông và Lý Lân vốn đã có mối bất hòa, Lân liền có chí độc lập. Năm 757, Túc Tông cất quân đánh Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch chạy sang Bành Trạch, Túc Tùng, bị bắt giam tại ngục Tầm Dương. Tuyên úy đại sứ Thôi Chi Hoán và Ngự sử trung thừ Trương Nhược Tư cố sức xin tha cho ông. Nhược Tư đem quân đến Hà Nam phóng thích Lý Bạch, cử làm tham mưu quân sự, dâng thư lên vua nhưng không được xét. Lý Bạch vẫn bị kết án phản nghịch và khép tội tử hình. Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng, nhớ ơn xưa, xin giải chức chuộc tội cho ông vua mới tha chết, giảm án xuống đi đày. Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang (nay huyện Đồng Tử, Qùy Châu), đi qua Động Đình, Tam Giáp. Đỗ Phủ ở huyện Thiên Thủy, Tần Châu nghe tin vô cùng thương xót, làm nhiều bài thơ nhớ ông (Mộng Lý Bạch, Thiên mạt hoài Lý Bạch, Bất kiến…). Năm sau, 759, trên đường tới Dạ Lang, ông được tha tại Vu Sơn, bèn đi xuống miền đông tới Hán Dương. Năm 760 ông đến Tri Châu An Khánh, rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Tuyên Thành, Lịch Dương. Năm 762, ông ở nhờ nhà người bà con là Lý Dương Băng đang làm chức huyện lệnh Đang Đồ (An Huy). Tháng tư, Đại Tông mới lên ngôi, có ý vời ông vào triều làm chức thập di. Bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, nhiệt tình yêu nước và ý chí hoạt động chính trị lại bung cháy, ông dâng thư xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải trở về và mất vào tháng 11 năm ấy. Đỗ Phủ, Vương Định Bảo và Hồng Dung Trai nói Lý Bạch chết đuối tại sông Thái Thạch, huyện Đang Đồ. Tương truyền ông uống rượu say, cúi xuống bắt bóng trăng dưới nước nên ngã chết. Nhân đó người ta xây bên sông một cái đình, đặt tên là Tróc Nguyệt đình. Lý Bạch có bốn người vợ, ba con trai và một con gái. Sau khi Lý Bạch mất, Dương Băng thu thập thơ ông, thấy chỉ còn lại chừng một phần mười, vì ông thường làm rồi quên, không bao giờ có ý giữ gìn và truyền bá thơ mình. Vả lại thơ ông “vương vãi” khắp nơi trên một địa bàn rộng mênh mông, gây khó khăn lớn cho người sưu tập. Mãi đến năm 1080, Sung Ming Chiu mới gom góp được 1800 bài (trong số trên hai chục nghìn bài của ông) làm thành Lý Bạch thi tập. II. Thành tựu thơ ca của Lý Bạch 1. Quan niệm về thơ ca Thành tựu thơ ca của Lý Bạch vượt quá cống hiến về lý luận. Hay nói cho đúng, ông chỉ sang tác chứ không lý luận. Tuy nhiên, qua thơ ca của ông, chúng ta có thể thoáng thấy quan niệm làm thơ của ông là theo phương châm “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”. Sau Trần Tử Ngang, Lý Bạch đã tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đó. Ông nói : “Từ Trần, Lương trở lại nay, [thơ] trở thành cực kỳ diêm dúa và nông cạn; Thẩm Hữu Văn (tức Thẩm Ước) lại tôn sung thanh luật, người phục hồi không phải là ta thì còn ai nữa ?” (Mạnh Khởi, Bản sự thi – Cao dật đệ tam). Tinh thần sáng tạo cách tân của ông còn thể hiện đột xuất trong bài Cổ phong : “Học nhăn cô khỉ non, làm cả xóm hết hồn. Thọ Lăng mất điệu cũ, mỉa chết khách Hàm Đan.”. Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì có tinh thần sang tạo cách tân bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân. “Làm phú hơn cả Tương Như, Cửu Kinh đánh đổ họ Khuất, vườn Lương đè hẳn họ Trâu, họ Mai”. Ông cũng như Đỗ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, trái lại, muốn làm cho cổ nhân phải thua mình. Tuy nhiên Lý Bạch không phải là người kiêu căng tự phụ, chối bỏ tất cả. Ngược lại, ông ra sức học tập Nhạc phủ Hán, Ngụy, Lục triều, dân ca đương thời và khiêm tốn kế thừa tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Tịch, Đào Tiềm, Tạ Linh Vận, Tạ Diểu, Bảo Chiếu, Dữu Tín…Vì quán triệt phương châm kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân như thế ông mới có thể đạt được những cống hiến vĩ đại trong thực tiễn sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác trong thời đại mình quét sạch lớp phấn son lòe loẹt giả tạo của sáu đời. Làm cho thơ Đường phát triển phồn vinh. 2. Nhân tố tư tưởng Thời trẻ, Lý Bạch đã “thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng người đời trước đối với ông rất rộng rãi, phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du hiệp cũng đóng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông. Khi ông định xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “kiêm tế thiên hạ” của Nho gia chiếm ưu thế. Nhưng tư tưởng Nho gia của ông không nguyên vẹn và giáo điều. Ông nguyện “cứu dân đen”, “làm cho dân đen được an cư lạc nghiệp” chứ không vì vinh hoa phú quý, càng không vì vua chúa quý tộc. Cho nên nhiều lúc ông coi khinh, châm biếm cả ông tổ đạo Nho : “Ta vốn là người điên nước Sở, hát ngông cười Khổng Khâu” lẫn lý tưởng : “Sự nghiệp Nghiêu Thuấn sá kể chi, long ta phơi phới vẫn coi thường”. Lý Bạch không phỉ bang thánh hiền, ông chỉ muốn vạch ra, lật đổ những lý tưởng mơ hồ, giả dối nghìn đời của chế độ phong kiến... Những lúc ấy, tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó để chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống, hay nói đúng hơn là tư tưởng Hán Nho mà bọn phong kiến dùng làm công cụ bảo vệ quyền lợi cho chúng. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ của trụ và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tạo nên tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thơ ca.Tuy có những lúc tiêu cực, chán nản, nhưng tinh thần lãng mạn tích cực thường bao trùm, lấn át trong thơ ông. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng, hay mang hoài bão cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ phong kiến khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hung tráng, cao rộng. Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng ở Lý Bạch. Nhà thơ tự xưng là Nho sinh, nhưng nhiều khi xem thường, thậm chí châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của nho sinh (Trào Lỗ nho). Trái lại, ông hâm mộ cái hào phóng của các hiệp sĩ và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi. Tư tưởng ấy có một ý nghĩa tích cực, và trong một chừng mực nào đó, đại biểu cho ý chí và lợi ích của giai cấp lớp giữa và lớp dưới chống lại giai cấp thống trị. Nhất là khi nó kết hợp với tinh thần “công toại thân thoái” của Đạo gia, làm việc nghĩa không cần ân thưởng, báo đáp. 3. Nội dung thơ ca Do những nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hìa hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần thượng phong. Những nội dung của thơ ông phản ánh rõ điều đó. Loạn An - Sử bung nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại... Lý Bạch phản ánh trực tiếp nếp sống xa hoa đồi trụy của tầng lớp quan lại quý tộc, vạch trần các đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ để kết luận rằng “Gươm đao là vật gở, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến” (Chiến thành nam). Từ đó, thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, yêu đất nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy (Tái hạ khúc, Phù Phong hào sĩ ca, Mãnh hổ hành…), những muốn đem trí tuệ, tài năng ra thi thố để “cần vương trạch dân”. Tuy nhiên thực tế phũ phàng khiến ông nhận ra mình chỉ là một thứ đồ trang sức cho cuộc sống xa hoa của giai cấp cung đình. Ông lại chống gậy lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quý như Thanh bình điệu... Yêu nước gắn liền với thương dân, ông đau xót cho số phận nhân dân trong vòng chiến loạn, những con người vất vả khốn khó, làm việc như trâu như ngựa (Đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến người phụ nữ với một tấm lòng nhân đạo đáng quý. Ông phê phán hành động bất nghĩa “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên nỗi đau khổ bất hạnh của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạch đầu ngâm…) hay những người phụ nữ ngày đêm mong chồng do chiến tranh ly biệt (Khuê tình, Đảo y thiên…). Đồng thời, ông phản ánh mơ ước của họ về một tình yêu thủy chung, một hạnh phúc chân chính (Dạ tọa ngâm, Dương bạn nhi), ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ (Thái liên khúc, Việt nữ từ) và cũng nhiệt tình ca ngợi sự phản kháng của phụ nữ trước bất công, áp bức (Tần nữ lưu hành, Đông Hải hữu dũng phụ). Cũng vì thế mà ông mến phục các nhân vật trọng nghĩa kinh tài, các trang du hiệp “đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn là khách anh hùng trên đời” (Hiệp khách hành) vì họ đã dám chống bạo quyền, bênh vực người cô thế. Tuy nhiên thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với nhân dân lao động thì Lý Bạch còn thua xa về chất lượng cũng như số lượng so với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Ông chỉ vượt hai người này về thơ ca lãng mạn có nội dung tích cực. Đó là sở trường của ông, xưa nay chưa ai địch nổi, đúng như lời khen ngợi của Đỗ Phủ : “Lý Bạch thơ không ai địch nổi, siêu nhiên ý khác thường”.Thơ của ông thẳng cánh bay bổng như muốn thoát ly khỏi mặt đất, khỏi đời thường, xem thường vinh hoa phú quý như mây nổi, tìm chén rượu tiêu sầu, cầu tiên phỏng đạo và ngao du sơn thủy. Từ đó ông truyền cho thơ ca một hơi thở mới, một nội dung tân kỳ ít thấy trong văn học cổ điển. 4. Giá trị nghệ thuật Toàn bộ tác phẩm của Lý Bạch bao gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng nói về khuynh hướng chủ đạo thì ông là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Ông có tiếp thu ảnh hưởng của Thi kinh, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với ông vẫn là Sở từ của Khuất Nguyên. Trong lối tự sự, ngôn chí, thuật hoài cũng như miêu tả, Khuất Nguyên đã xây dựng được một loạt những hệ thống hình tượng sinh động, đẹp đẽ, kỳ vĩ khá hoàn chỉnh nhằm phản ánh chân thực mâu thuẫn xã hội và xung đột nội tâm. Từ đó người đọc nhận ra lý tưởng, tình cảm mãnh liệt cùng hoài bão to lớn của tác giả. “Huyền thoại hóa” có thể nói là bút pháp chủ đạo của Ly tao, Cửu chương, Cửu ca... Lý Bạch kế thừa Khuyất Nguyên nhưng phát huy cao hơn với tinh thần sáng tạo, cách tân. Trước hết, ông thường xuyên dùng thủ pháp khoa trương – ngoa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởng tượng phong phú trong mọi đề tài. Ông thong qua cảnh giới thần tiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản than, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện hiện tại, nhất là khi ông bày tỏ long căm ghét, phê phán, đả kích. Ông lại gửi gắm tâm hồn, tư duy của mình vào thiên nhiên. Thiên nhiên như một người bạn tri âm tri đắc, hiểu rõ nỗi long ông, an ủi, khuyến khích, giúp đỡ ông xua tan những cái xấu xa, đưa lại những điều tốt đẹp. Thủ pháp nhân hóa đó quả là mới mẻ, táo bạo, nẩy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng được miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩ và lôi cuốn. Ông kết hợp khéo léo các cách thể hiện tính lãng mạn như thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo tưởng cùng với một thứ ngôn ngữ hào phóng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện những lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như long yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khêu gợi ra. Trong bài “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” chẳng hạn, những hình ảnh “Thiên Mụ ngang trời chắn núi xanh”, “Mây xanh xanh chừ mưa tới, nước thăm thẳm chừ khói loang”, những âm thanh “Gấu thét rồng gào suối dội vang”, “Sấm vang chớp giật, gò sụt núi tan” cùng những so sánh, ẩn dụ, nhân hóa “Rừng sâu khiếp chừ núi kinh hoàng”, “Mống làm áo chừ gió làm ngựa”, “Loan kéo xe chừ hổ gảy đàn”…tạo nên một thế giới lạ lung, hung vĩ, bí ẩn, đưa tâm hồn con người lên chỗ cao rộng, thoát khỏi cuộc đời tầm thường, nhỏ mọn hang ngày. Lại nữa, Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán - Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại nên có những thành tựu trác việt về ngôn ngữ, nghệ thuật : sinh động, hoa mỹ, trau chuốt nhưng trong sang, giản dị, tự nhiên, không hề có dấu vết chạm trổ tỉ mỉ công phu, “áo nhà trời không có đường may” mà thật đẹp, thật hay. Thơ nhạc phủ của ông chiếm một phần đáng kể. Ông dùng đề mục cũ để sáng tạo ý mới, truyền lại hơn một trăm bốn chục bài. Những bìa ông tự đặt đề mà làm cũng giàu phong cách dân ca (Tĩnh dạ tứ, Việt nữ từ, Tặng Uông Luân…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông – cùng với Vương Xương Linh – là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng tặng là “tay thánh tuyệt cú”. Làm thơ luật ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi khuôn khổ gò bó của niêm đối... Dưới ngọn bút tài hoa của ông, cảnh song núi thanh tú; cảnh chiến trường hung vĩ; vầng trăng lồng lộng theo ông mấy chục năm từ núi Nga Mi đến hồ Thái Bạch; người hiệp sĩ vung gươm làm việc nghĩa quên mình; người thiếu phụ thao thức chốn khuê phòng vò võ nhớ thương; nhà ẩn dật cao ca bên bầu rượu coi khinh hết thảy khanh tướng công hầu…hiện ra sống động và tự nhiên. Không gì ngăn trở nổi trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt của ông được. Và bất cứ đề tài nào thơ ông cũng giàu xúc động, luôn bay bổng, phóng khoáng, uyển chuyển, khó có thể liệt ông vòa một “trường phái” nhất định nào. Ngôn ngữ thơ ca của ông khi thì tung hoành mạnh mẽ như “nộ đào hồi lãng”, “Thiên mã hành không”, khi thì dịu dàng hư ảo như “huyền ngoại âm, vị ngoại vị”, các nhà thơ lớp sau khó long bắt chước được. Đến Đỗ Phủ cũng phải than phục “Bạch dã thi vô địch”, vô địch ở số lượng hơn hai mươi nghìn bài, vô địch ở chất lượng như lời Bì Nhật Hưu thời vãn Đường : “Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến nay, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì long ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải là lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch” . (Tóm lược từ Đường thi nhất thiên thủ của Lê Nguyễn Lưu) Nguồn: http://diendan.maihoatran...com/viewtopic.php?t=18869 Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ 1 1.00 Chia sẻ trên Facebook

Lý Bạch 李白 (701-762) tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ, 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật. Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Trường An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thuỷ.

Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn vong niên (Đỗ Phủ kém Lý Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chơi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lư Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ, An Huy, là địa điểm du lịch nổi tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên, Trích tiên, Tửu trung tiên,...

Sau khi ông qua đời, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì ông làm khoảng 20.000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1.800 bài. Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.
Lý Bạch 李白 (701-762) tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ, 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật. Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Trường An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thuỷ.

Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn vo…

 

Ảnh đại diện

Giới thiệu về nhà thơ Lý Bạch

Tác giả: Lương Duy Thứ


Lý Bạch (701 - 762)

Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa. Lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thụy 25 tuổi "chống kiếm viễn du", đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua Hồ Động Đình, lên Sơn Tây Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn "ẩm tửu hàm ca" (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe trúc). Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thủy. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn "vong niên" (bạn "quên tuổi tác", không coi trọng tuổi tác - Đỗ Phủ nhỏ hơn Lý Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chôi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ (An Huy) là địa điểm du lịch nổi tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ), Trích tiên (tiên giáng trần), Tửu trung tiên (ông tiên trong làng rượu)...

Khi ông mất, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài.

Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.


Đất nước Trung Hoa hiện lên tráng lệ dưới ngòi bút của ông. Sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy ra biển đông như một lực sĩ:

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
(Trương Tiến Tửu)

(Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống
Chảy tuột biển Đông chẳng quay về)
(Hãy cạn chén)

Sông Dương Tử (tức Trường Giang) đi vào thơ ông như giải lụa thắt ngang trời:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(tại lầu Hoàng Hạc tiễn bạn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)

Thác Hương Lô được miêu tả như sông Ngân Hà tuột khỏi mây:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Vọng Lư Sơn Bộc Bố)

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này :
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Xa ngắm thác Hương Lô)

Tả cảnh thiên nhiên mà tráng lệ như thế, rõ ràng tác giả đã yêu quê hương, đất nước biết nhường nào. Lòng yêu nước ở Lý Bạch chính là bắt nguồn từ lòng yêu sông núi quê hương vậy.

Bài tứ tuyệt thể hiện nỗi lòng nhớ quê hương da diết của ông là bài Tĩnh dạ tư (Trăn trở trong đêm thanh vắng), một bài thơ mà không người Trung Quốc tha phương cầu thực nào không thuộc lòng:

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sơn.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch)

Chính vì lòng yêu quê hương, đất nước mà Lý Bạch có lòng đồng cảm sâu sắc với số phận của nhân dân - những người chăm bón vun trồng cho vườn hoa đất nước. Nếu Đỗ Phủ do u65c đời chìm ngập trong khói lửa loạn ly, do cảm hứng trách nhiệm của một nhà Nho mà chủ yếu nói đến số phận đẫm máu và nước mắt của nhân dân thì Lý Bạch do sống chủ yếu trong thời thịnh vượng của nhà Đường, lại do khát khao cái đẹp, cái bay bổng diệu kỳ của một nhà thơ lãng mạn mà ca ng75i vẻ đẹp của người phụ nữ và nói đến những trăn trở thầm kín của họ. Bất kể đối tượng xã hội nào, nếu là người đẹp, một vẻ đẹp đầy nữ tính đều tạo nên nguồn cảm hứng mạnh cho nhà thơ. Bài "Thái liên khúc" (khúc hát hái sen) miêu tả cô gái hái sen thoắt ẩn thoắt hiện giữa một không gian đầy hoa, hoa trên đầm sen, hoa dưới nước. Mấy cô thôn nữ đã hiện về như những nàng tiên giáng trần. Ba bài Thanh bình điệu" tả vẻ đẹp của nàng Dương quý phi thật mê hồn. Nhưng điều cần nói là trong mắt Lý Bạch, Dương quý phi không hiện lên với vẻ đẹp kiêu sa của một cung phi mà chỉ là một người đẹp trong suốt và ẻo lả. Ta nhớ lời thơ của ông:

Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời

Bởi vậy, lòng đồng cảm của ông dành cho phụ nữ là lòng đồng cảm với phái đẹp và cũng là phái yếu. Ông hiểu thấu nỗi trăn trở đầy nữ tính của họ. Bài "Xuân tứ" nói đến nỗi tê tái của người vợ trẻ có chồng tiễn biệt nơi biên cương:

Cỏ Yên vừa nhú tơ xanh
Dâu Tần đã rũ lá cành xum xuê
Khi chàng tưởng nhớ ngày về,
Chính là lúc thiếp tái tê cõi lòng
Gió xuân đâu biết cho cùng,
Cớ chi len lỏi vào trong màn là?
(Cảm xúc mùa xuân)

Cái cảm xúc "gió động màn" của người vợ trẻ phòng không gối chiếc ấy, chỉ có người trong cuộc mới có. Chứng tỏ nhà thơ am hiểu sâu sắc nhân vật trữ tình của mình. Cũng như vậy, Tý dạ Ngô Ca nói đến nỗi niềm của người phụ nữ giặt áo bông khi gió heo may về để kịp gửi cho người chinh chiến phương xa. Trường can hành nói đến nỗi sầu bi của người thương phụ, chồng đi xa, lại vì đồng tiền lời mà coi khinh ly biệt (Thương nhân trọng lợi khinh ly biệt). Ngọc giai oán, Vương Chiêu Quân... lại bày tỏ nỗi lòng đồng cảm với cung nữ...

Tóm lại chủ nghĩa nhân đạo ở mỗi nhà thơ lại có biểu hiện khác nhau. Ở Lý Bạch, một nhà thơ phóng khoáng bay bổng, ít chịu ảnh hưởng cho Nho gia mà nhiều hơn là Đạo gia và Du hiệp, thì lòng đồng cảm với cái đẹp, sự xót xa trước cái đẹp bị vùi dập, bị chà đạp lại là biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.

Nhưng trong xã hội xưa, chò dù vào thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà Đường, bất công ngang trái vẫn là hiện tượng phổ biến. Bất công ấy đổ lên đầu nhà thơ. Ông ôm ấp chí lớn, muốn làm "con cá vắt ngang biển" (hoành hải ngư), muốn "chém sạch cá kình cá nghê, khơi trong dòng Lạc Thủy (Tặng Trương Tương Cảo), nhưng ông không khỏi thất vọng. Ông nói: "Tôi vốn không bỏ đời mà đời bỏ tôi). Có tài mà không được dùng, có chí mà không nơi thi thố, tâm hồn đa cảm mà bất lực trước xã hội. Điều đó tạo nên những vần thơ u uẩn bất đắc chí của ông. Hàng loạt bài như Hành lộ nan (Đường đời khó khăn), Trương tiến tửu (Hãy cạn chén), Nguyệt hạ độc chước 2 bài (Một mình uống rượu dưới trăng) đã bộc bạch tâm sự ấy. Có lúc ông mượn rượu để giải sầu:

Đời người đắc ý cứ say đi
Trăng suông chén trống để mà chi

Nhưng rồi cái buồn vẫn đeo đẳng, biến thành phẫn uất:

Rút dao chém nước, nước vẫn chảy
Cất chén tiêu sầu, sầu vẫn sầu


Trăng và rượu, tiên và kiếm kết hợp trong tâm tư đầy mâu thuẫn của nhà thơ. Thực trạng ấy khiến có lúc ông buông thả, hành lạc, nhưng chung quy vẫn là tinh thần tiến thủ, vì cái đẹp, vì cuộc sống vẫn quán xuyến tư tưởng nhà thơ.

Ở Việt Nam, tứ thơ mạnh mẽ, say mê của Lý Bạch ảnh hưởng nhiều đến Chinh phụ ngâm, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Nhưng cũng không ít người chịu ảnh hưởng mặt buông thả, hành lạc trong thơ ông, tiêu biểu là Vũ Hoàng Chương.

Lương Duy Thứ
(trích Đại cương văn hóa phương Đông)

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
25.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khi phương Tây ái mộ phương Đông - thơ Lý Bạch trong tâm tư người Âu Mỹ

Tác giả: Đàm Trung Pháp


Lời Phi Lộ

Vì một lý do thực tế, những đoạn trích dẫn thơ Lý Bạch trong bài viết này
sẽ được ghi theo lối phát âm Hán Việt quen thuộc của chúng ta bên cạnh
các chữ Hán phồn thể, thay vì bằng phương thức “pinyin” (“phanh âm”)
để ghi âm quan thoại. Đây cũng là một điều lợi, vì lối phát âm Hán Việt
vốn gần gũi với lối phát âm chữ Hán đời nhà Đường. Để thêm hứng thú
cho độc giả, xen kẽ vào giữa các bài hoặc đoạn thơ trích dẫn của Lý Bạch
và phần chuyển sang tiếng Anh là những bài hoặc đoạn chuyển sang tiếng
Việt của các dịch giả tài ba. (Người Âu-Mỹ thường chỉ đọc thơ Trung
Quốc qua các bản dịch sang ngôn ngữ của họ). Tác giả xin thâm tạ Giáo
sư Lê Văn Đặng đã có nhã ý giúp phần ghi chữ Hán vào bài viết này.

Trong số các thi hào Trung Quốc, có lẽ Lý Bạch 李白(701-762) đời nhà
Đường là người được các dịch giả Anh-Mỹ chiếu cố đến nhiều nhất. Lý do chính của sự thiên tư này rất có thể là vì thơ họ Lý không mang nặng bản chất uyên bác với nhiều điển tích lòng thòng phức tạp. Thực vậy, “giản dị” và “dễ cảm thông” là hai đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Lý Bạch, theo nhận định của giáo sư James Hargett, hiện dạy văn chương Á châu tại State University of New York .

Trong bài “The Poetry of Li Bo” trong cuốn GREAT LITERATURE OF THE EASTERN WORLD (Ian McGreal hiệu đính, Harper Collins xuất bản năm 1996), Hargett trích bài tuyệt cú “Tĩnh Dạ Tư 靜夜思”, do Arthur Cooper bên Anh Quốc chuyển ngữ năm 1973, chứng minh nhận định ấy:

Sàng tiền khán nguyệt quang, 床前看月光
Nghi thị địa thượng sương. 疑是地上霜
Cử đầu vọng minh nguyệt, 舉頭望明月
Đê đầu tư cố hương. 低頭思故鄉

Đầu giường chợt thấy bóng trăng,
Mập mờ trên đất, ngỡ rằng sương sa.
Ngửng đầu trông vẻ gương nga,
Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn.
(Dịch giả Trần Trọng Kim)

Before my bed there is bright moonlight
So that it seems like frost on the ground:
Lifting my head I watch the bright moon,
Lowering my head I dream that I’m home.

Hai đặc trưng dễ mến ấy cộng thêm những ý niệm cận kề với con tim nhân
loại (như khi cô đơn, ta hiểu thế nào là yên tĩnh; đôi khi ta ân hận đã xa nhà và những người thân yêu; và thế giới đổi thay, tiền tài danh vọng có nghĩa gì đâu, tại sao không tận hưởng ngày xuân nhỉ) đã khiến Hargett và nhiều người khác bên trời Âu-Mỹ mến mộ thơ Lý Bạch.

Giáo sư Stephen Owen hiện dạy văn chương Trung Quốc tại Harvard và đã dịch nhiều thơ Tàu sang Anh ngữ rất chuộng bài “Tương Tiến Tửu 將進酒” của họ Lý mà trong đó luận đề “carpe diem” (tương đương với “xuân bất tái lai”) vốn không xa lạ gì với người phương Tây, được ngợi ca tuyệt vời. Trong một tuyển tập đồ sộ các tuyệt tác phẩm văn học hoàn cầu đang được dùng trong nhiều đại học Hoa Kỳ mang danh THE NORTON ANTHOLOGY OF WORLD MASTERPIECES (Volume I, do Maynard Mack hiệu đính, Norton xuất bản năm 1995), Owen đã dịch đoạn đầu của bài thơ theo thể nhạc phủ hào phóng và tráng lệ ấy (“Bring in the Wine”) như sau:

Quân bất kiến 君不見
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, 黃河之水天上來
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi. 奔流到海不復回
Quân bất kiến 君不見
Cao đường minh kính bi bạch phát, 高堂明鏡悲白髮
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết. 朝如青絲暮成雪
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan, 人生得意須盡歡
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt .... 莫使金樽空對月

Thấy chăng ai:
Nước sông Hoàng xuống tự trời kia,
Chảy mau ra biển, chẳng quay về.
Thấy chăng ai:
Gương sáng nhà cao, thương tóc bạc,
Sớm tựa tơ xanh, chiều thành tuyết.
Ở đời đắc ý cứ vui chơi,
Chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt ...
(Dịch giả Trần Trọng San)

Look there !
The waters of the Yellow River,
coming down from Heaven,
rush in their flow to the sea,
never turn back again.
Look there !
Bright in the mirrors of mighty halls
a grieving for white hair,
this morning blue-black strands of silk,
now turned to snow with evening.
For satisfaction in this life
taste pleasure to the limit,
And never let a goblet of gold
face the bright moon empty ....

Một bài nhạc phủ nữa rất được phương Tây ngợi ca là bài “Thục Đạo Nan" (蜀道難) trong đó Lý Bạch dùng ngôn từ khuếch đại và giọng văn khẩn trương để dựng lên một cảnh trí cực kỳ sinh động khiến người đọc phải choáng váng, theo nhận định của Hargett. Quả thực, trong cảnh trí ấy – với những con đường cheo leo guy hiểm chỉ có chim mới bay qua nổi, đất lở, núi sụp, thác chảy, ban mai phải ánh cọp dữ, buổi chiều phải tránh rắn dài – người đọc không thể không đồng ý với Thi tiên họ Lý rằng:

噫吁戲危乎高哉
蜀道之難難於上青天
Y hu hy, nguy hồ, cao tai,
Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên !

Nay xét lại cho kỹ, Lý Bạch chẳng ngoa chút nào, vì con đường từ Trường An
(Changan) kinh đô văn vật đời Đường, nay gọi Tây An (Xian) thuộc tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), sang đất Thục nay là tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), phải vượt dãy núi Tần Lĩnh (Qinling) hiểm trở. Ngày nay muốn vào thủ phủ của Tứ Xuyên là Thành Đô (Chengdu), du khách phải vượt đoạn đường chông gai dài hơn 400 dặm với trên 300 đường hầm xuyên núi và gần 1000 cây cầu cheo leo ! Cô ký giả Shirley Sun trong cuốn JOURNEY INTO CHINA (do National Geographic Society xuất bản năm 1982) đã dịch dùm du khách Tây phương hai câu thơ lẫy lừng nêu trên của Lý Bạch như thế này:

Eheu ! How dangerous, how high !
It would be easier to climb to Heaven
Than walk the Sichuan Road !

Kể từ khi dịch giả Arthur Waley cho ra đời cuốn sách ONE HUNDRED AND
SEVENTY CHINESE POEMS vào năm 1918 tại Luân Đôn, phương tây bắt đầu chú ý đến những đại danh như Lý Bạch 李白, Đỗ Phủ 杜甫, Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然, Bạch Cư Dị 白居易. Những bài thơ dịch xuất sắc của Waley đã ảnh hưởng đến một số thi nhân Âu-Mỹ, nhất là hai tên tuổi lớn William Butler Yeats và Ezra Pound. Gần đây hơn, năm 1987, dịch giả Greg Whincup người Gia Nã Đại đã cho ra mắt cuốn THE HEART OF CHINESE POETRY (nhà xuất bản Anchor Books), trong đó có 10 bài thơ Lý Bạch. Trong lời nói đầu của cuốn sách chứa đựng 57 bài thơ dịch, Whincup thiết tha tâm sự : “Thi ca được coi là nữ hoàng của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa, và những thi nhân tài hoa nhất mọi thời đại đều vang rền tên tuổi. Vì chúng ta là thành phần của cùng một nhân loại, văn hóa Trung Hoa cũng là văn hóa chúng ta. Trái tim thi ca Trung Hoa cũng đập trong lòng chúng ta nữa ....”

Người phương Tây muốn học chữ Hán qua thi ca chắc chắn sẽ hài lòng với
cuốn sách của Whincup. Ngoài các bài dịch sang Anh ngữ rất chỉnh, cuốn sách còn cho các bài thơ ấy hiện lên bằng chữ Hán phồn thể, cộng với lối phát âm quan thoại (theo ký hiệu phiên âm của Đại học Yale), và nhất là những lời chú giải khá hấp dẫn của dịch giả. Mười bài thơ họ Lý được Whincup cho vào tuyển tập là các bài “Sơn Trung Vấn Đáp 山中問答”, “Tống Hữu Nhân 送友人”, “Tặng Mạnh Hạo Nhiên 贈孟浩然”, “Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng 送孟浩然之廣陵”, “Hoành Giang Từ 橫江詞”, “Tự Khiển 自遣”, “Tảo Phát Bạch Đế Thành 早發白帝城”, “Xuân Tứ 春思”, “Ngọc Giai Oán 玉階怨”, và “Thính Thục Tăng Tuấn Đàn Cầm 聽蜀僧濬彈琴”.

Theo Whincup, Lý Bạch là người tài hoa trác tuyệt nhất trong các thi nhân Trung Quốc, có thể ví như một thần linh, một động lực của thiên nhiên không chấp nhận một bó buộc nào của nhân sinh mà chỉ thích làm thơ, uống rượu, vui với trăng sao và bè bạn. Whincup đã khéo lựa những bài tuyệt tác của Lý Bạch để minh chứng cho nhận định của mình về thi ca vị thần thơ ấy. Dưới con mắt Whincup, bài ngũ ngôn bát cú “Tống Hữu Nhân 送友人” thực kiệt xuất về cả hình thức lẫn nội dung:

Thanh sơn hoành bắc quách, 青山橫北郭
Bạch thủy nhiễu đông thành. 白水遶東城
Thử địa nhất vi biệt, 此地一為別
Cô bồng vạn lý chinh. 孤蓬萬里征
Phù vân du tử ý 浮雲游子意
Lạc nhật cố nhân tình. 落日故人情
Huy thủ tự tư khứ, 揮手自茲去
Tiêu tiêu ban mã minh. 蕭蕭班馬鳴

Núi ngang ải bắc xanh xanh,
Một dòng sông trắng lượn quanh đông thành.
Nơi đây cất bước viễn hành,
Cỏ bồng muôn dặm một mình xa xôi.
Ý du tử: đám mây trôi;
Tình cố nhân: ánh nắng chiều vấn vương.
Vẫy tay từ đấy lên đường,
Tiếng con ngựa hý đau thương lìa đàn.
(Dịch giả Trần Trọng San)

Green mountains
Lie across the northern outskirts
Of the city.
White water
Winds around the eastern
City wall.
Once we make our parting
Here in this place,
Like a solitary tumbleweed
You will go
Ten thousand miles.
Floating clouds
Are the thoughts of the wanderer.
Setting sun
Is the mood of his old friend.
With a wave of the hand
Now you go from here.
Your horse gives a whinny
As it departs.

Yếu tố cân đối song hành, đăng đối (parallelism), vốn hiếm thấy trong thi ca Tây phương, làm cho bài thơ rực sáng, chẳng hạn mỗi chữ trong câu 1 có một chữ đối ứng hoàn mỹ trong câu 2:

Thanh 青(Green) // Bạch 白(White)
Sơn 山(Mountains) // Thủy 水(Water)
Hoành 橫(Lie across) // Nhiễu 遶(Winds around)
Bắc 北(Northern) // Đông 東(Eastern)
Quách 郭(Outskirts) // Thành 城(City wall)

Những hình ảnh chất ngất cảm xúc đối ứng nhau trong câu 5 và 6 (Phù vân
浮雲// Lạc nhật 落日) chính là trái tim của bài thơ, và hai câu chót dẫn người đọc chơi vơi đến phút chia tay.

Giáo sư Stephen Owen trong cuốn sách AN ANTHOLOGY OF CHINESE LITERATURE: BEGINNING TO 1911 (do chính ông hiệu đính và dịch thuật, Norton xuất bản năm 1996) đã nhận định Lý Bạch như “một nghệ sĩ với những cử chỉ và khoa trương lớn hơn cả đời sống” (a performer whose gestures and claims were larger than life). Những nền văn minh lớn thường được xây dựng trên sự tiết chế của người dân, và do đó, như thể để được đền bù, họ dễ bị thu hút bởi những bậc tài danh đứng ngoài vòng kiềm tỏa của quy ước xã hội. Theo Owen, cái cử chỉ “đứng ngoài vòng” rất ngông ấy của họ Lý, phản ánh trong thơ như một chân dung tự họa, đã khiến thơ Lý Bạch càng thêm hấp dẫn. Điển hình là bài “Nguyệt Hạ Độc Chước月下獨酌” (“Drinking Alone by Moonlight”) mà Owen chuyển ngữ dưới đây:

Hoa gian nhất hồ tửu, 花間一壺酒
Độc chước vô tương thân. 獨酌無相親
Cử bôi yêu minh nguyệt, 舉杯邀明月
Đối ảnh thành tam nhân. 對影成三人
Nguyệt ký bất giải ẩm, 月既不解飲
Ảnh đồ tùy ngã thân. 影徒隨我身
Tạm bạn nguyệt tương ảnh, 暫伴月將影
Hành lạc tu cập xuân. 行樂須及春
Ngã ca nguyệt bồi hồi, 我歌月徘徊
Ngã vũ ảnh linh loạn. 我舞影零亂
Tỉnh thời đồng giao hoan, 醒時同交歡
Túy hậu các phân tán. 醉後各分散
Vĩnh kết vô tình du, 永結無情遊
Tương kỳ mạc Vân Hán. 相期邈雲漢

Trong hoa rượu ngọt một bầu,
Một mình chuốc chén có đâu bạn bè.
Mời trăng cất chén kè nhè,
Thân ta, bóng ấy, trăng kia, ba người.
Trăng thì tiếp rượu không nguôi,
Bóng ta theo mãi không rời thân ta.
Bạn cùng trăng bóng vẩn vơ,
Vui chơi khuây khỏa để chờ ngày xuân.
Ta ca trăng cũng băn khoăn,
Khi ta nhảy múa, bóng lăn lộn hoài.
Cùng nhau khi tỉnh vui cười,
Say rồi nghiêng ngửa, mọi nơi rạc rời.
Vô tình giao kết chơi bời,
Hẹn nhau ở chỗ xa khơi cõi trời.
(Dịch giả Trần Trọng Kim)

Here among flowers one flask of wine,
with no close friends, I pour it alone.
I lift cup to bright moon, beg its company,
then facing my shadow, we became three.
The moon has never known how to drink;
my shadow does nothing but follow me.
But with moon and shadow as companions the while,
this joy I find must catch spring while it’s here.
I sing, and the moon just lingers on;
I dance, and my shadow flails wildly.
When still sober we share friendship and pleasure,
then, utterly drunk, each goes his own way –
Let us join to roam beyond human cares
and plan to meet far in the river of stars.

Và rồi sau cùng, cả đến cái chết ôm trăng của Lý Trích Tiên, tuy huyễn hoặc, nhưng cũng nên thơ làm sao trong tâm tư người phương Tây ! Quả vậy, theo lời giáo sư James Hargett, một Lý Bạch lịch sử và một Lý Bạch huyền sử sẽ muôn đời là một, và điều này chỉ làm gia tăng mức hấp dẫn cho vị thi tiên ấy mà thôi.

ĐÀM TRUNG PHÁP
Giáo Sư Ngôn Ngữ Học
Texas Woman’s University

Nguồn: http://viethoc.org/eholdings/LyBach-DTP_Rev-1.pdf
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Bạch học kiếm

Tác giả: (Không rõ)


Lý Bạch được đời ca tụng là thi tiên vốn là một nhà thơ cực lớn đời Đường, Trung Quốc. Từ nhỏ, ông đã có chí lớn quyết tâm báo đền ơn nước nên đã cất công luyện võ với ý chí và nghị lực của người có thể " mài cây gậy sắt thành mũi kim khâu ". Năm hai mươi sáu tuổi bụng chứa đầy kinh luân, Lý Bạch mang kiếm từ biệt người thân lên đường đi xa lập nghiệp. Chuyến đi này quả thực có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp sáng tác thơ ca và võ nghệ sau này của ông.

Vỡ lòng học kiếm
Từ nhỏ Lý Bạch đã học kiếm do bố là Lý Khách dạy, tới năm Bạch mười lăm tuổi được bố đem vàng bạc đón một kiếm sĩ về dạy. Lý Bạch vốn thiên tư thông tuệ, nghị lực hơn người nên chỉ nửa năm học kiếm đã đấu ngang cơ với sư phụ. Trong thư của ông gửi Vĩ Kinh Châu có kể "mười lăm tuổi học kiếm thuật", còn trong một thư khác gửi bạn trẻ cũng nói "học kiếm thuật từ bé". Qua đó đủ thấy tố chất võ học của Lý Bạch không phải là kém và "học kiếm" là một môn học thời thượng đời Đường, cũng được ông say mê luyện tập từ thủa ấu thơ đã có kết quả như bạn ông là Nguỵ Hạo Tăng đã từng khen: "Giỏi từ bé, khối người bị hạ dưới tay Bạch". Bố Lý Bạch lại mời thầy đúc kiếm giỏi ở Thành Đô bỏ công sức ba năm rèn một thanh kiếm báu tuyệt vời đặt tên là "Nhật Nguyệt" cho con.

Học kiếm ở Khuông Sơn, Mân Sơn
Năm Khai Nguyên thứ sáu ( năm 719 sau CN, đời Đường Huyền Tôn Lý Long Cơ ), Lý Bạch 18 tuổi lên ở tại Khuông Sơn đọc sách và luyện kiếm. Khuông sơn có một ngôi chùa cổ do hoà thượng Không Linh trụ trì. Không Linh đại sư học vấn uyên thâm, tinh thông Phật học, lại giỏi võ nghệ, về kiếm thuật phải nói là siêu tuyệt. Lý Bạch thờ đại sư làm thầy, học kiếm ở chùa hai năm liền. Vì mẹ bệnh nặng nhắn về nên Lý Bạch phải rời thầy bỏ chùa mà luyến tiếc khôn nguôi.
Năm Khai Nguyên thứ tám, vừa tròn 20 tuổi, Lý Bạch lên chơi Mân sơn gặp một nhân vật nổi tiếng đương thời là Đông Nghiêm Tử. Thấy Lý Bạch múa kiếm một mình trong rừng cây khí thế khác thường, Đông Nghiêm Tử bảo: "Ta sẽ nhận cậu làm đệ tử" Thấy Đông Nghiêm Tử nói năng, tỏ vẻ tài giỏi tướng mạo thanh nhã như thần tiên, Lý Bạch theo ông ta lên Mân sơn học văn, học kiếm liền ba năm. Sau đó được sư phụ cho xuống núi cùng sư huynh Ngô Chỉ Nam để mở rộng hiểu biết và trui rèn tài năng.

Học kiếm ở Sơn Đông
Năm 36 tuổi, Lý Bạch đã rất nổi tiếng về tài làm thơ được tôn làm "nhất tuyệt". Cùng thời, Phỉ Dực cũng được tôn xưng là "thiên hạ đệ nhất kiếm". Lý Bạch viết thư cho Lý Dực, thư có đoạn: "Tôi tự nguyện làm môn hạ của tướng quân ..." Phỉ Dực thấy Lý Bạch thành khẩn thiết tha lại nghĩ có nhà thơ "nhất tuyệt" vào làm môn hạ khiến ông ta càng thêm vẻ vang bèn đồng ý.
Lý Bạch theo Phỉ Dực sang Sơn Đông học kiếm ba năm, dù nắng cháy, rét cắt da ông vẫn ngày đêm miệt mài luyện kiếm, kiên trì tập luyện không chút lơ là. Chính ở giai đoạn này trong thơ của Lý Bạch có những câu: "Rút kiếm lúc sương sớm, Đêm chạy kiếm quanh nhà, ..." Nhờ kiên trì luyện tập như vậy nên Kiếm thuật của Lý Bạch ngày càng điêu luyện. Khi thầy trò chia tay, Phỉ Dực đã khen trình độ kiếm thuật của Lý Bạch: "Trong hư có thực, trong mềm có cứng, tiến thoái như chớp, biến hoá khôn lường".

Nhờ thích kiếm thuật, yêu thích việc học kiếm và giỏi kiếm thuật, không ít bài thơ sau này của Lý Bạch có dính dáng đến kiếm, kiếm thuật và kiếm sĩ. Bài Hiệp Khách Hành là một trong số đó.

(Thúy Thanh @Mai Hoa Trang sưu tầm)

Nguồn: http://thivien.maihoatran...hp?p=thamkhao&tkid=19
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thân thế và sự nghiệp Lý Bạch

Tác giả: Lê Nguyễn Lưu


I. Thân thế và quá trình sáng tác

1. Tuổi trẻ du hiệp
Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời Thịnh Đường, cùng tuổi với Vương Duy, hơn Đỗ Phủ 12 tuổi. Theo lời tự bạch của ông thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán và là cháu chín đời của họ Lương Vũ Chiêu vương. Khoảng năm 670, cuối Tùy, ông thân sinh vì một cớ nào đó không rõ phải trốn sang Tây Vực, sau lấy vợ là người bản xứ (gọi là Man bà) và sinh ra ông vào năm Vũ Hậu cướp ngôi nhà Đường. Vì vậy Lý Bạch không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng khoáng tự nhiên của người Tây Vực. Đến khi Vũ Hậu sụp đổ, gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên, huyện Chương Minh thuộc huyện Miên Châu xứ Ba Thục (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên) và ông coi đây là quê hương chính thức của mình.

Lý Bạch ra đời năm đầu Trường An (701). Tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh rơi vào mình và có thai rồi sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch (tức sao Trường Canh). Lý Bạch rất thông minh đĩnh ngộ, lên năm tuổi đã biết đọc Lục giáp, mười tuổi thì thong hiểu thi thư, thường xem them sách bách gia chư tử. Năm mười lăm tuổi, ông lại thích và rèn kiếm thuật. Ông múa gươm giỏi và đẹp, thường ước mong làm trang hiệp khách với hào khí “giữa đường dẫu thấy bất bằng chẳng tha”. Thời này ông hay viết những bài phú mô phỏng cổ nhân như “Thư gửi Hàn Kinh Châu”, “Phú ngạo Tư Mã Tương Như”. Học giỏi, có tài, nhưng ông không để chí vào đường khoa danh. Năm 16 tuổi (716), ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại phía nam núi Dân. Lúc 20 tuổi bắt đầu sống cuộc đời hiệp khách.

Lý Bạch đi du lịch khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành, rong chơi hồ Động Đình, lưu vực Tương giang, Hán giang, qua Giang Hạ đến Kim Lăng, Dương Châu, Nhữ Hải, vào Ngô Việt…Năm 726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới vợ là cháu gái quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30.

Nhưng không ở yên được lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên, người lớn hơn ông 10 tuổi. Từ đó ông tha thiết muốn được hoạt động “kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là “làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện giúp nhà vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn bể thanh bình” (Đại Thọ sơn đáp Mạnh thiếu phủ di văn). Nhưng ông thường tự phụ, ví mình với Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng, thái độ “không chịu khom mình”, “không cầu cạnh ai”, “giao thiệp ngang hàng với chư hầu” nên ông không được giới chính trị hoan nghênh. Năm 741, ông đưa gia quyến đến ở Duyện Châu (Sơn Đông). Thơ ông đã đạt đến độ chin muồi, mang đầy đủ cái cao rộng của thiên nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái phong độ ngang tàng của hiệp khách.

2. Trường An dừng bước (742-744)
Năm đầu Thiên Bảo (742), Lý Bạch rời nhà xuống miền nam, đi chơi Cối Kê (Chiết Giang), ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân. Ngô Quân được vua triệu về kinh, đem Lý Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng có thể thực hiện được lý tưởng chính trị của mình, nên “Ngửa mặt cả cười ra khỏi cửa, bọn mình đâu phải sống lều tranh” (Nam Lăng biệt nhi đồng nhập kinh). Hạ Tri Chương gặp ông, nói : “Đó là một trích tiên giáng trần”. Vì vậy, người ta thường gọi ông là Trích Tiên (ông tiên bị đày xuống trần). Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông vời vào bệ kiến. Tương truyền thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như ráng mây, vua bất giác quên mình là đấng chí tôn, bước xuống thềm đón. Nhân vua ban giày mới, ông giơ chân cho thái giám Cao Lực Sĩ thay (Đoàn Thành Thúc, Dậu dương tạp trở). Vua mến tài, cho ông vào điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.

Bấy giờ ngoài Hạ Tri Chương, ông còn kết bạn với Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là “Tửu trung bát tiên”. Thời kỳ này ở kinh đô là thời kỳ quý hiển nhất của ông trên con đường công danh.

Năm 744, nhân một ngày hoa nở đẹp, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra thưởng ngoạn mẫu đơn ở vườn ngự, sai đội nhạc ca hát. Muốn làm vui long người đẹp, vua triệu Lý Bạch vào làm tân từ cho nhạc. Vẫn đang say, ông viết luôn ba bài Thanh bình điệu, vua và phi nghe hát rất thích. Nhưng Cao Lực Sĩ vốn giận ông việc thay giày khi trước, đem hai câu thơ trong bài ra dèm là ông ví Dương Quý Phi với Triệu Phi Yến, cung nhân đời Hán, xuất thân hạ tiện, sau bị thất sủng. Vì thế, Quý Phi giận, đôi lần vua muốn thăng chức cho ông nàng đều ngăn trở...

Đường Huyền Tông lúc này không còn là một ông vua anh minh chú ý đến việc trị nước nữa, giao hết chính sự cho bọn gian thần Lý Lâm Phủ, còn mình chỉ truy hoan hưởng lạc. Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là một thứ “văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông bất bình vì không ai hiểu chí mình, căm phẫn cho cảnh “cát lẫn hòn ngọc sang, cỏ lấn chồi hoa thơm”, “ngọc trắng nào có tội, ruồi xanh lại vu oan”. Với bản chất phóng túng, ghét cảnh mũ áo rang buộc, không muốn “uốn lưng cúi mày thờ phụng bọn quyền quý”, lại them nhận thức rõ rang về sự hủ bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan xin về. Đường Minh Hoàng tặng nhiều vàng bạc. Ông rời kinh đô và tiếp tục đời sống giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa đất nước bao la.

3. Lão niên phiêu bạt (745-762)
Từ giã Trường An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ (744) rồi gặp Cao Thích ở Biện Châu. Ba nhà thơ cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyện Châu (Sơn Đông), Lý Bạch lại đi du lịch các nơi. Có lẽ không nhà thơ nào trải bước chân khắp đất nước như ông, ngay cả Đỗ Phủ cũng không sánh được, hẳn chẳng chịu nhường Tư Mã Thiên. Phía Bắc ông lên Triệu, Ngụy, Tề; phía tây qua Bân, Ký, Thương, U; phía nam ông đặt chân đến song Hoài, sông Tứ, xuống tận Cối Kê...Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây tàn phá chết choc vùng phía bắc Trường Giang. Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp.

Nhưng cuộc đời nhà thơ bỗng gặp cơn ba đào. Nguyên năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy giờ Vĩnh vương Lý Lân là con thứ 16 của Đường Minh Hoàng đang làm Kinh Châu đại đô đốc, tiết độ sứ cai quản Sơn Đông nam lộ, Lĩnh Nam kiềm trung, Giang Nam tây lộ. Lân giương ngọn cờ dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra làm việc tại phủ đô đốc. Giữa Túc Tông và Lý Lân vốn đã có mối bất hòa, Lân liền có chí độc lập. Năm 757, Túc Tông cất quân đánh Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch chạy sang Bành Trạch, Túc Tùng, bị bắt giam tại ngục Tầm Dương. Tuyên úy đại sứ Thôi Chi Hoán và Ngự sử trung thừ Trương Nhược Tư cố sức xin tha cho ông. Nhược Tư đem quân đến Hà Nam phóng thích Lý Bạch, cử làm tham mưu quân sự, dâng thư lên vua nhưng không được xét. Lý Bạch vẫn bị kết án phản nghịch và khép tội tử hình. Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng, nhớ ơn xưa, xin giải chức chuộc tội cho ông vua mới tha chết, giảm án xuống đi đày.

Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang (nay huyện Đồng Tử, Qùy Châu), đi qua Động Đình, Tam Giáp. Đỗ Phủ ở huyện Thiên Thủy, Tần Châu nghe tin vô cùng thương xót, làm nhiều bài thơ nhớ ông (Mộng Lý Bạch, Thiên mạt hoài Lý Bạch, Bất kiến…). Năm sau, 759, trên đường tới Dạ Lang, ông được tha tại Vu Sơn, bèn đi xuống miền đông tới Hán Dương. Năm 760 ông đến Tri Châu An Khánh, rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Tuyên Thành, Lịch Dương. Năm 762, ông ở nhờ nhà người bà con là Lý Dương Băng đang làm chức huyện lệnh Đang Đồ (An Huy). Tháng tư, Đại Tông mới lên ngôi, có ý vời ông vào triều làm chức thập di. Bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, nhiệt tình yêu nước và ý chí hoạt động chính trị lại bung cháy, ông dâng thư xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải trở về và mất vào tháng 11 năm ấy. Đỗ Phủ, Vương Định Bảo và Hồng Dung Trai nói Lý Bạch chết đuối tại sông Thái Thạch, huyện Đang Đồ. Tương truyền ông uống rượu say, cúi xuống bắt bóng trăng dưới nước nên ngã chết. Nhân đó người ta xây bên sông một cái đình, đặt tên là Tróc Nguyệt đình. Lý Bạch có bốn người vợ, ba con trai và một con gái.

Sau khi Lý Bạch mất, Dương Băng thu thập thơ ông, thấy chỉ còn lại chừng một phần mười, vì ông thường làm rồi quên, không bao giờ có ý giữ gìn và truyền bá thơ mình. Vả lại thơ ông “vương vãi” khắp nơi trên một địa bàn rộng mênh mông, gây khó khăn lớn cho người sưu tập. Mãi đến năm 1080, Sung Ming Chiu mới gom góp được 1800 bài (trong số trên hai chục nghìn bài của ông) làm thành Lý Bạch thi tập.

II. Thành tựu thơ ca của Lý Bạch

1. Quan niệm về thơ ca
Thành tựu thơ ca của Lý Bạch vượt quá cống hiến về lý luận. Hay nói cho đúng, ông chỉ sang tác chứ không lý luận. Tuy nhiên, qua thơ ca của ông, chúng ta có thể thoáng thấy quan niệm làm thơ của ông là theo phương châm “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”. Sau Trần Tử Ngang, Lý Bạch đã tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đó. Ông nói : “Từ Trần, Lương trở lại nay, [thơ] trở thành cực kỳ diêm dúa và nông cạn; Thẩm Hữu Văn (tức Thẩm Ước) lại tôn sung thanh luật, người phục hồi không phải là ta thì còn ai nữa ?” (Mạnh Khởi, Bản sự thi – Cao dật đệ tam).

Tinh thần sáng tạo cách tân của ông còn thể hiện đột xuất trong bài Cổ phong : “Học nhăn cô khỉ non, làm cả xóm hết hồn. Thọ Lăng mất điệu cũ, mỉa chết khách Hàm Đan.”. Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì có tinh thần sang tạo cách tân bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân. “Làm phú hơn cả Tương Như, Cửu Kinh đánh đổ họ Khuất, vườn Lương đè hẳn họ Trâu, họ Mai”. Ông cũng như Đỗ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, trái lại, muốn làm cho cổ nhân phải thua mình.

Tuy nhiên Lý Bạch không phải là người kiêu căng tự phụ, chối bỏ tất cả. Ngược lại, ông ra sức học tập Nhạc phủ Hán, Ngụy, Lục triều, dân ca đương thời và khiêm tốn kế thừa tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Tịch, Đào Tiềm, Tạ Linh Vận, Tạ Diểu, Bảo Chiếu, Dữu Tín…Vì quán triệt phương châm kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân như thế ông mới có thể đạt được những cống hiến vĩ đại trong thực tiễn sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác trong thời đại mình quét sạch lớp phấn son lòe loẹt giả tạo của sáu đời. Làm cho thơ Đường phát triển phồn vinh.

2. Nhân tố tư tưởng
Thời trẻ, Lý Bạch đã “thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng người đời trước đối với ông rất rộng rãi, phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du hiệp cũng đóng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông.

Khi ông định xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “kiêm tế thiên hạ” của Nho gia chiếm ưu thế. Nhưng tư tưởng Nho gia của ông không nguyên vẹn và giáo điều. Ông nguyện “cứu dân đen”, “làm cho dân đen được an cư lạc nghiệp” chứ không vì vinh hoa phú quý, càng không vì vua chúa quý tộc. Cho nên nhiều lúc ông coi khinh, châm biếm cả ông tổ đạo Nho : “Ta vốn là người điên nước Sở, hát ngông cười Khổng Khâu” lẫn lý tưởng : “Sự nghiệp Nghiêu Thuấn sá kể chi, long ta phơi phới vẫn coi thường”. Lý Bạch không phỉ bang thánh hiền, ông chỉ muốn vạch ra, lật đổ những lý tưởng mơ hồ, giả dối nghìn đời của chế độ phong kiến...

Những lúc ấy, tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó để chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống, hay nói đúng hơn là tư tưởng Hán Nho mà bọn phong kiến dùng làm công cụ bảo vệ quyền lợi cho chúng. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ của trụ và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tạo nên tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thơ ca.Tuy có những lúc tiêu cực, chán nản, nhưng tinh thần lãng mạn tích cực thường bao trùm, lấn át trong thơ ông. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng, hay mang hoài bão cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ phong kiến khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hung tráng, cao rộng.

Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng ở Lý Bạch. Nhà thơ tự xưng là Nho sinh, nhưng nhiều khi xem thường, thậm chí châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của nho sinh (Trào Lỗ nho). Trái lại, ông hâm mộ cái hào phóng của các hiệp sĩ và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi. Tư tưởng ấy có một ý nghĩa tích cực, và trong một chừng mực nào đó, đại biểu cho ý chí và lợi ích của giai cấp lớp giữa và lớp dưới chống lại giai cấp thống trị. Nhất là khi nó kết hợp với tinh thần “công toại thân thoái” của Đạo gia, làm việc nghĩa không cần ân thưởng, báo đáp.

3. Nội dung thơ ca
Do những nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hìa hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần thượng phong. Những nội dung của thơ ông phản ánh rõ điều đó.

Loạn An - Sử bung nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại... Lý Bạch phản ánh trực tiếp nếp sống xa hoa đồi trụy của tầng lớp quan lại quý tộc, vạch trần các đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ để kết luận rằng “Gươm đao là vật gở, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến” (Chiến thành nam). Từ đó, thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, yêu đất nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy (Tái hạ khúc, Phù Phong hào sĩ ca, Mãnh hổ hành…), những muốn đem trí tuệ, tài năng ra thi thố để “cần vương trạch dân”. Tuy nhiên thực tế phũ phàng khiến ông nhận ra mình chỉ là một thứ đồ trang sức cho cuộc sống xa hoa của giai cấp cung đình. Ông lại chống gậy lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quý như Thanh bình điệu...

Yêu nước gắn liền với thương dân, ông đau xót cho số phận nhân dân trong vòng chiến loạn, những con người vất vả khốn khó, làm việc như trâu như ngựa (Đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến người phụ nữ với một tấm lòng nhân đạo đáng quý. Ông phê phán hành động bất nghĩa “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên nỗi đau khổ bất hạnh của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạch đầu ngâm…) hay những người phụ nữ ngày đêm mong chồng do chiến tranh ly biệt (Khuê tình, Đảo y thiên…). Đồng thời, ông phản ánh mơ ước của họ về một tình yêu thủy chung, một hạnh phúc chân chính (Dạ tọa ngâm, Dương bạn nhi), ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ (Thái liên khúc, Việt nữ từ) và cũng nhiệt tình ca ngợi sự phản kháng của phụ nữ trước bất công, áp bức (Tần nữ lưu hành, Đông Hải hữu dũng phụ). Cũng vì thế mà ông mến phục các nhân vật trọng nghĩa kinh tài, các trang du hiệp “đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn là khách anh hùng trên đời” (Hiệp khách hành) vì họ đã dám chống bạo quyền, bênh vực người cô thế.

Tuy nhiên thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với nhân dân lao động thì Lý Bạch còn thua xa về chất lượng cũng như số lượng so với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Ông chỉ vượt hai người này về thơ ca lãng mạn có nội dung tích cực. Đó là sở trường của ông, xưa nay chưa ai địch nổi, đúng như lời khen ngợi của Đỗ Phủ : “Lý Bạch thơ không ai địch nổi, siêu nhiên ý khác thường”.Thơ của ông thẳng cánh bay bổng như muốn thoát ly khỏi mặt đất, khỏi đời thường, xem thường vinh hoa phú quý như mây nổi, tìm chén rượu tiêu sầu, cầu tiên phỏng đạo và ngao du sơn thủy. Từ đó ông truyền cho thơ ca một hơi thở mới, một nội dung tân kỳ ít thấy trong văn học cổ điển.

4. Giá trị nghệ thuật
Toàn bộ tác phẩm của Lý Bạch bao gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng nói về khuynh hướng chủ đạo thì ông là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Ông có tiếp thu ảnh hưởng của Thi kinh, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với ông vẫn là Sở từ của Khuất Nguyên.

Trong lối tự sự, ngôn chí, thuật hoài cũng như miêu tả, Khuất Nguyên đã xây dựng được một loạt những hệ thống hình tượng sinh động, đẹp đẽ, kỳ vĩ khá hoàn chỉnh nhằm phản ánh chân thực mâu thuẫn xã hội và xung đột nội tâm. Từ đó người đọc nhận ra lý tưởng, tình cảm mãnh liệt cùng hoài bão to lớn của tác giả. “Huyền thoại hóa” có thể nói là bút pháp chủ đạo của Ly tao, Cửu chương, Cửu ca...

Lý Bạch kế thừa Khuyất Nguyên nhưng phát huy cao hơn với tinh thần sáng tạo, cách tân. Trước hết, ông thường xuyên dùng thủ pháp khoa trương – ngoa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởng tượng phong phú trong mọi đề tài. Ông thong qua cảnh giới thần tiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản than, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện hiện tại, nhất là khi ông bày tỏ long căm ghét, phê phán, đả kích. Ông lại gửi gắm tâm hồn, tư duy của mình vào thiên nhiên. Thiên nhiên như một người bạn tri âm tri đắc, hiểu rõ nỗi long ông, an ủi, khuyến khích, giúp đỡ ông xua tan những cái xấu xa, đưa lại những điều tốt đẹp. Thủ pháp nhân hóa đó quả là mới mẻ, táo bạo, nẩy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng được miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩ và lôi cuốn. Ông kết hợp khéo léo các cách thể hiện tính lãng mạn như thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo tưởng cùng với một thứ ngôn ngữ hào phóng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện những lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như long yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khêu gợi ra. Trong bài “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” chẳng hạn, những hình ảnh “Thiên Mụ ngang trời chắn núi xanh”, “Mây xanh xanh chừ mưa tới, nước thăm thẳm chừ khói loang”, những âm thanh “Gấu thét rồng gào suối dội vang”, “Sấm vang chớp giật, gò sụt núi tan” cùng những so sánh, ẩn dụ, nhân hóa “Rừng sâu khiếp chừ núi kinh hoàng”, “Mống làm áo chừ gió làm ngựa”, “Loan kéo xe chừ hổ gảy đàn”…tạo nên một thế giới lạ lung, hung vĩ, bí ẩn, đưa tâm hồn con người lên chỗ cao rộng, thoát khỏi cuộc đời tầm thường, nhỏ mọn hang ngày.

Lại nữa, Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán - Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại nên có những thành tựu trác việt về ngôn ngữ, nghệ thuật : sinh động, hoa mỹ, trau chuốt nhưng trong sang, giản dị, tự nhiên, không hề có dấu vết chạm trổ tỉ mỉ công phu, “áo nhà trời không có đường may” mà thật đẹp, thật hay. Thơ nhạc phủ của ông chiếm một phần đáng kể. Ông dùng đề mục cũ để sáng tạo ý mới, truyền lại hơn một trăm bốn chục bài. Những bìa ông tự đặt đề mà làm cũng giàu phong cách dân ca (Tĩnh dạ tứ, Việt nữ từ, Tặng Uông Luân…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông – cùng với Vương Xương Linh – là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng tặng là “tay thánh tuyệt cú”. Làm thơ luật ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi khuôn khổ gò bó của niêm đối...

Dưới ngọn bút tài hoa của ông, cảnh song núi thanh tú; cảnh chiến trường hung vĩ; vầng trăng lồng lộng theo ông mấy chục năm từ núi Nga Mi đến hồ Thái Bạch; người hiệp sĩ vung gươm làm việc nghĩa quên mình; người thiếu phụ thao thức chốn khuê phòng vò võ nhớ thương; nhà ẩn dật cao ca bên bầu rượu coi khinh hết thảy khanh tướng công hầu…hiện ra sống động và tự nhiên. Không gì ngăn trở nổi trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt của ông được. Và bất cứ đề tài nào thơ ông cũng giàu xúc động, luôn bay bổng, phóng khoáng, uyển chuyển, khó có thể liệt ông vòa một “trường phái” nhất định nào. Ngôn ngữ thơ ca của ông khi thì tung hoành mạnh mẽ như “nộ đào hồi lãng”, “Thiên mã hành không”, khi thì dịu dàng hư ảo như “huyền ngoại âm, vị ngoại vị”, các nhà thơ lớp sau khó long bắt chước được. Đến Đỗ Phủ cũng phải than phục “Bạch dã thi vô địch”, vô địch ở số lượng hơn hai mươi nghìn bài, vô địch ở chất lượng như lời Bì Nhật Hưu thời vãn Đường : “Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến nay, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì long ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải là lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch”.

(Tóm lược từ Đường thi nhất thiên thủ của Lê Nguyễn Lưu)

Nguồn: http://diendan.maihoatran...com/viewtopic.php?t=18869
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
11.00
Chia sẻ trên Facebook

Bài liên quan

Trương Thủ Ước 張守約

Trương Thủ Ước 張守約 (?-?), không rõ năm sinh năm mất, người đời Minh, quê ở huyện Tú Thuỷ, tỉnh Triết Giang. Ông nhà nghèo nhưng ưa bố thí, hằng dùng trăm ngàn phương tiện khuyên gọi các vị đạo tâm rộng làm việc lợi ích. Lúc lớn tuổi, ông tạ tuyệt duyên đời, bữa cháo bữa rau, mỗi ngày thường chuyên ...

Hồng Tiêu 紅綃

Hồng Tiêu 紅綃 là một con hát trong nhà một huân khanh vào năm Đại Lịch đời Đường Đại Tông. Khi chủ bệnh, có một chàng họ Thôi tới thăm, khi về chủ sai Hồng Tiêu tiễn ra ngoài. Hai người phải lòng nhau, ngay đêm đó Thôi sinh trèo tường lẻn vào đưa tác giả đi trốn. Rồi Thôi sinh bỏ nàng ra đi, để lại ...

Kim Xương Tự 金昌緒

Kim Xương Tự 金昌緒, năm sinh mất và thân thế không rõ, người Dư Châu (nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc). Thơ còn truyền lại một bài "Xuân oán".

Igor Yuryevich Nikolayev Игорь Юрьевич Николаев

Igor Yuryevich Nikolayev (Игорь Юрьевич Николаев) sinh ngày 17-1-1960 tại Kholmsk, Sakhalin Oblast, là một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ người Nga.

Hứa thị 許氏

Người họ Hứa, đời Thanh.

Kha Thiệu Tuệ 柯劭慧

Kha Thiệu Tuệ 柯劭慧 tự Trĩ Quân 稚筠, sống vào cuối đời Thanh, người Giao Châu (Thanh đảo, Sơn Đông), vợ của Bạt cống Tôn Quý Hàm 孫季咸 ở Vinh Thành (đông Sơn Đông). Tác phẩm có "Tư Cổ Trai thi sao" 思古齋詩鈔.

Hột Hàn Trước 紇幹著

Hột Hàn Trước 紇幹著 không rõ năm sinh và mất, thi nhân người Hà Nam đời Đường, năm Trinh Nguyên đời Đức Tông giữ chức Thái phó tự thừa, sau đó hành tích không rõ. Toàn Đường thi còn chép 4 bài thơ.

Lưu Đắc Nhân 劉得仁

Lưu Đắc Nhân 劉得仁 sống khoảng trước sau năm 838 đời Đường Văn Tông, tên tự không rõ. Tương truyền ông là con của công chúa.

Lang đại gia Tống thị 郎大家宋氏

Tác giả thân thế không rõ, chỉ biết sống vào đời Đường, mang họ Tống 宋, lấy chồng nhà họ Lang 郎.

Hoàng Phủ Tăng 皇甫曾

Hoàng Phủ Tăng 皇甫曾 tự Hiếu Thường, người Nhuận Châu, tỉnh Đan Dương, ông là em của thi nhân Hoàng Phủ Nhiễm 皇甫冉. Không rõ năm sinh năm mất, ước sống vào khoảng trước sau đời Đường Huyền Tông, vào cuối niên hiệu Thiên Bảo, đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo thứ 17 (758). Ông giữ một số chức quan trong triều, ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...