24/05/2018, 14:34

Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa

Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh ...

Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xuất khẩu có thể được chia làm ba loại:

-Các hãng hay công ty.

-Các tập đoàn kinh doanh.

-Các cơ quan nhà nước.

Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau:

-Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng mua hàng thường xuyên của hãng.

-Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

-Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc quyền về hàng hóa.

-Uy tín của bạn hàng.

Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.

Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây:

-Giao dịch trực tiếp.

-Giao dịch qua trung gian.

-Phương thức buôn bán đối lưu.

-Đấu giá quốc tế.

-Đấu thầu quốc tế.

-Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.

-Giao dịch tại hội chợ và triển lãm.

-Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu.

0