Lỗi ngữ pháp #1: 12 lỗi ngữ pháp kể cả người giỏi tiếng Anh cũng mắc phải

1. “Bring” và “take” Bring nhấn mạnh hành động hướng tới điểm đến (to the destination). Còn take nhấn mạnh hành động di chuyển khỏi điểm xuất phát (from the starting point). “It is going to rain. Remember to take an umbrella with you.” Ví dụ này ...

1.    “Bring” và “take”

Bring nhấn mạnh hành động hướng tới điểm đến (to the destination). Còn take nhấn mạnh hành động di chuyển khỏi điểm xuất phát (from the starting point).

“It is going to rain. Remember to take an umbrella with you.” Ví dụ này nhấn mạnh hành động bạn mang ô đi ngay từ lúc xuất phát.

Còn với “It is going to rain. Remember to bring an umbrella with you” lại nhấn mạnh hành động bạn mang ô tới điểm ĐẾN cuối cùng. Nói cách khác “Take it THERE and Bring it HERE”

2.    “Borrow” và “lend”

Borrow là vay mượn. Borrow something from somebody, tức "vay, mượn" cái gì từ ai, người nào. 

Còn lend có nghĩa: cho vay, cho mượn. lend something to somebody,lend somebody something, tức đưa vật gì đến cho ai vay mượn, hay cho ai mượn vật gì.

Như vậy, Borrow co nghĩa là "take" (nhận vào), còn lend là "give" (cho, đưa ra).

Ví dụ: They borrow many books from the library.
=> Họ mượn nhiều sách ở thư viện.

Ví dụ: Can you lend me $100? I'll pay you back the day after tomorrow.
=> Bạn có thể cho tôi mượn 100 đô-la không? Tôi sẽ trả lại vào ngày mốt.

3.    Me, Myself, I

Bạn chỉ dùng "myself" khi đã đề cập đến bản thân bạn trước đó ở trong câu hoặc trong đoạn, do đó nó được gọi là đại từ phản thân. Ví dụ, bạn có thể dùng "myself" trong câu "I made myself breakfast", không dùng trong câu "my friend and myself made lunch".

"Me" luôn đóng vai trò là một bổ ngữ (object), "I" luôn là chủ ngữ chỉ ngôi thứ nhất.

Một mẹo nhỏ để lựa chọn chính xác nên dùng "me" hay "I" trong câu "Someone else and me/I" là bạn chỉ cần "nhấc" người còn lại (someone else) ra khỏi câu. Sau đó, bạn xem câu phù hợp với "me" hay "I" hơn.

Ví dụ, trong trường hợp phải lựa chọn "me" hoặc "I" trong câu "My co-worker and me/I went to lunch, bạn cân nhắc xem "Me went to lunch" đúng hay "I went to lunch" đúng. Khi đó, bạn sẽ có câu trả lời chính xác.

4.     "Fewer" và "Less”

Một quy tắc đơn giản nhưng ít người nhớ: "fewer" dùng với danh từ đếm được, còn "less" cùng với những danh từ không đếm được. Ví dụ:

- He ate five fewer chocolates than the other guy

- I spent less than one hour finishing this report."

5. “Its” và “It’s”

Thông thường, dấu móc lửng được dùng nhiều để thể hiện sự sở hữu, như trong câu "I took the dog's bone". Tuy nhiên, dấu móc này cũng được dùng nhiều để thay thế những từ bị lược bớt như "don't" là viết tắt của "do not".

Trường hợp của "it's" và "its" hơi phức tạp hơn một chút với "its" là đại từ sở hữu, ví dụ trong câu "I took its bone". Còn "it's" là dạng viết tắt của "It is" như trong câu "it's raning".

6. Your/you’re

Rất nhiều người Mỹ vẫn mắc lỗi này khi viết tiếng Anh hàng ngày. Nguyên nhân là chúng có cách đọc giống nhau, do đó họ không phân biệt được. Họ thường xuyên viết "your beautiful" hay "can I have one of you’re biscuits?".

Quy tắc:

- "Your" chỉ sự sở hữu, đứng trước cái gì đó thuộc sở hữu của ngôi thứ hai.

"You're" là viết tắt của "you are".

7. There, their và they’re

Dùng “there” khi đề cập đến nơi chốn

Ví dụ: There is an antique store on Camden Avenue.

There cũng được dùng với động từ “to be” (is, am, are, was, were) để diễn tả thứ gì đó tồn tại hoặc để nhắc đến điều gì lần đầu tiên

Ví dụ: There is a picnic area over here, and a monster and a campground across the river.

“Their” dùng để diễn tả sự sở hữu. Đây là tính tử sở hữu.

Ví dụ: My friends have lost their tickets.

Nhớ là “they’re” là sự kết hợp giữa 2 từ “they” và “are”. Nó không được dùng như bổ ngữ mà chỉ là chủ ngữ và động từ.

Ví dụ: Hurry up! They’re closing the mall at six tonight!

8. "Who" và. "Whom"

Nhiều người vẫn còn lẫn lộn cách sử dụng đúng của hai từ này. "Who" đóng vai trò chủ ngữ, chủ thể của hành động ai đang làm cái gì. Ví dụ:

- Who is at the door? (Ai đang đứng ngoài cửa thế?)

Trong khi đó, "whom" được sử dụng như một bổ ngữ (object). Ví dụ:

- Whom did you see at the door? (Bạn nhìn thấy ai đứng ngoài cửa thế?)

Ngoài ra, "whom" được sử dụng như bổ ngữ của một vài giới từ như: to, for, about, under, over, after, và before. Ví dụ:

- To Whom It May Concern.

- I don't know from whom the love letter came.

Một mẹo nhỏ để biết khi nào dùng "who", khi nào "whom" là thay thế "who" bằng "he" và "whom" bằng "him". Ví dụ:

- Who/Whom wrote the letter? -> He wrote the letter. Do đó, chọn "who" trong trường hợp này.

- Who/Whom should I vote for? --> Should I vote for him? Do đó, chọn "whom" trong trường hợp này.

Ngày nay, để đơn giản hóa tiếng Anh, người ta đang ngày càng có xu hướng dùng "who" thay cho "whom" trong nhiều trường hợp. "Whom" ngày càng ít xuất hiện trong tiếng Anh nói.

9. “Then” và “than”

Then và Than hoàn toàn khác nhau. Than dùng trong các cấu trúc so sánh hay thể hiện sự tương phản giữa 2 thứ. - Then được dùng khi đề cập đến thời gian hoặc hậu quả.

- Than được sử dụng để so sánh hoặc thể hiện sự tương phản giữa 2 thứ.

Ví dụ:

Peter is a lot smaller than his older brother.
Peter nhỏ hơn rất nhiều so với anh trai của anh ta.

- Then được dùng để đề cập đến thời gian hoặc hậu quả.

Ví dụ:

And the Canaanite was then in the land.
Và người Xê-mít cũng đã vào được đất liền.

10. Affect/effect

Hai từ này có cách viết tương tự nhau và nghĩa gần giống nhau, do đó nhiều người thường xuyên nhầm lẫn khi dùng chúng. Bạn chỉ cần nhớ một quy luật đơn giản rằng "affect" là một động từ còn "effect" là danh từ.

- To affect (v) mang nghĩa gây ảnh hưởng đến ai, cái gì.

- Effect (n) là sức ảnh hưởng, thường là ảnh hưởng tích cực, đây là kết quả của hành động "affect".

Thực ra vẫn có động từ "to effect" (mang đến cái gì đó) như trong "to effect a change". Tuy nhiên, từ này hiếm khi được dùng.

11. Kết thúc câu bằng giới từ

Đây không hẳn là lỗi sai nhưng bạn không nên dùng quá thường xuyên. "My boss explained company policy, which we had to abide by", đây là một câu gây nhiều khó chịu cho người nghe vì có giới từ ở cuối. Do đó, bạn nên sửa thành: "My boss explained company policy, by which we had to abide. Tốt hơn hết, bạn nên sửa câu sao cho không cần giới từ để đỡ phức tạp, ví dụ "My boss explained the mandatory company policy".

12. Động từ bất quy tắc

Một trong những thứ làm tiếng Anh trở nên phức tạp hơn là động từ bất quy tắc. Khi nói về những hành động trong quá khứ, nhiều người có thói quen thêm đuôi "ed" vào sau động từ, bất chấp việc đó là động từ không theo quy tắc nói trên. Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc học thuộc lòng tất cả danh sách này, bắt đầu bằng những động từ dễ gặp nhất. Ví dụ, "broastcast" là động từ mà khi chia ở thời quá khứ vẫn giữ nguyên, trong câu: "Yesterday, CNN broadcast a show.

0