Lịch sử máy tính
Chúng ta hãy xem qua lịch sử của máy tính. Dụng cụ tính toán đầu tiên được sử dụng là 10 ngón tay của con người. Đây là lý do tại sao đến nay chúng ta vẫn đếm đến mười và các bội số của mười. Sau đó bàn tính được phát minh, một khung có hột ...
- Chúng ta hãy xem qua lịch sử của máy tính. Dụng cụ tính toán đầu tiên được sử dụng là 10 ngón tay của con người. Đây là lý do tại sao đến nay chúng ta vẫn đếm đến mười và các bội số của mười. Sau đó bàn tính được phát minh, một khung có hột tròn từ trái sang phải. Mãi đến thế kỷ thứ 16 người ta vẫn tiếp tục sử dụng một số loại bàn tính, và nó còn đang được sử dụng tại một số nơi trên thế giới vì người ta có thể sử dụng được mà không cần biết đọc.
- Suốt thế kỷ 17 và 18 nhiều người đã cố tìm ra phương pháp tính toán dễ dàng. J.Napier, người Xcôt-len, sáng tạo một phương pháp nhân chia cơ học, và đó chính là phương thức hoạt động của thước lô-ga hiện đại. Henry Briggs đã dùng ý tưởng của Napier để phát minh bảng lôgarít mà hiện nay tất cả các nhà toán học sử dụng.
- Máy tính đầu tiên thật sự xuất hiện năm 1820 là kết quả thí nghiệm của nhiều người.Loại máy này, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và giảm khả năng sai sót. Đến năm 1830, Charles Babbage, người Anh, thiết kế một cỗ máy gọi là “động cơ phân tích”. Máy này, được Babbage trưng bày tại triển lãm Paris năm 1885, là một cố gắng tách hẳn vai trò của con người ra khỏi máy, ngoại trừ cung cấp cho máy những dữ kiện cần thiết về bài toán phải giải. Ông đã chẳng bao giờ hoàn thành công trình của mình, nhưng nhiều ý tưởng của ông trở thành cơ sở cho việc hình thành máy tính ngày nay.
- Năm 1930, máy tính tương tự do một người Mỹ tên Vannevar Bush chế tạo. Thiết bị này được sử dụng trong Thế chiến thứ II để trợ ngắm súng. Mark I là tên đặt cho máy tính kỹ thuật số đầu tiên được hoàn tất vào năm 1944. Chịu trách nhiệm về phát minh này là Giáo sư Howard Aiken và một số người của hãng IBM. Đây là máy đầu tiên có thể giải hàng loạt bài toán với một tốc độ rất nhanh. Năm 1946, hai kỹ sư tại đại học Pennsylvania, J.Eckert và J.Mauchly, chế tạo máy tính kỹ thuật số đầu tiên sử dụng các bộ phận gọi là ống chân không. Họ đặt tên phát minh mới của mình là ENIAC. Một tiến bộ quan trọng khác về máy tính xuất hiện năm 1947, khi John Von Newmann triển khai ý tưởng lưu chỉ thị dùng cho máy tính vào trong bộ nhớ của máy.
Thế hệ máy tính đầu tiên dùng ống chân không ra đời năm 1950. UNIVAC I là ví dụ về loại máy tính này, nó có thể thực hiên hàng ngàn phép tính trong một giây. Năm 1960 thế hệ máy tính thứ hai được phát triển, có khả năng thực hiện nhanh hơn mười lần so với thế hệ trước. Lý do của sự vượt bậc về tốc độ này là việc sử dụng bóng bán dẫn (transitor) thay cho đèn ống chân không. Máy tính thế hệ thứ hai nhỏ hơn, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn máy tính thế hệ đầu tiên. Máy tính thế hệ thứ ba xuất hiện trên thị trường năm 1965, có thể thực hiện một triệu phép tính trong một giây, nhiều gấp 1000 lần so với thế hệ máy tính thứ nhất. Không như máy tính thế hệ thứ hai, máy tính thế hệ thứ ba được đều khiển bằng mạch tích hợp nhỏ li ti, do đó chúng nhỏ hơn và đáng tin cậy hơn. Hiện nay máy tính thế hệ thứ tư được thiết kế để kích thước ngày càng giảm và ít tiêu thụ điện năng. Điều này nhờ vào công nghệ vi hoá, nghĩa là các mạch nhỏ hơn nhiều so với trước, hiện nay cả ngàn mạch li ti được gắn khít trên một chíp đơn lẻ. Chip là một mạch silicon hình vuông hay hình chữ nhật, thông thường từ 1/10 đến ¼ inch, trên đó có nhiều lớp mạch tích hợp được ép hay khắc lên, sau đó được bọc bằng chất dẻo, bằng gốm hay kim loại. Máy tính thế hệ thứ tư có tốc độ nhanh gấp 50 lần so với thế hệ máy tính thứ ba và có thể hoàn thành khoảng 1.000.000 chỉ thị trong một giây.