25/05/2018, 08:05

Ví dụ về chu trình sống

Ở tảo lục đơn bào Chlamydomonas Chlamydomonas là tảo lục đơn bào hình trứng, trong tế bào có nhân, màng pectin bên ngoài; lục lạp hình chuông to có hạch lạp bên trong, một mắt đỏ, ở đầu trước có hai roi đưa ra ngoài. ...

Ở tảo lục đơn bào Chlamydomonas

Chlamydomonas là tảo lục đơn bào hình trứng, trong tế bào có nhân, màng pectin bên ngoài; lục lạp hình chuông to có hạch lạp bên trong, một mắt đỏ, ở đầu trước có hai roi đưa ra ngoài. Sinh sản vô tính bằng động bào tử: mỗi tế bào cho 4 động bào tử, sau đó các động bào tử được phóng thích ra ngoài phát triển thành cá thể trưởng thành. Sinh sản hữu tính là đẳng giao: nhiều giao tử (giống động bào tử về hình thái nhưng kích thước nhỏ hơn) được hình thành trong tế bào sinh giao tử. Hợp tử giảm nhiễm cho ra 4 tế bào đơn bội.

Sự sinh sản ở tảo lục đơn bào Chlamydomonas

Ở Rêu (Bryophyta)

Chu trình sống của Marchantia polymorpha

Ngành Rêu là ngành thực vật bậc cao đầu tiên tiến chiếm môi trường đất liền, có đời sống trên cạn nhưng vẫn còn mang những đặc tính của thực vật bậc thấp. Giao tử phòng tiến hóa thành cơ quan đặc biệt gọi là noãn cơ, đây là dấu hiệu tiến hóa mới. Mặt khác, hợp tử được hình thành và phát triển thành phôi chứ không cho trực tiếp một sinh vật mới. Từ phôi sẽ phát triển thành cơ quan ký sinh gọi là tử nang thể mang bào tử nang sẽ tạo bào tử.

Giao tử thực vật là tản hình phiến mỏng, dẹp, phân nhánh lưỡng phân và phân tính, mặt dưới mang nhiều rễ giả tiếp xúc với đất; đời sống độc lập. Bào tử thực vật hay thể bào tử có cuống tương đương với thân của các thực vật bậc cao khác do nó cũng phát triển từ phôi. Nhưng ở đây bào tử thực vật sống ký sinh trên giao tử thực vật.

Trong chu trình sống của rêu có sự xen kẽ hình thái và giao tử thực vật chiếm ưu thế rõ rệt. Sự thụ tinh ở đây còn cần đến nước do tinh trùng có chiên mao. Cơ quan sinh sản hữu tính là hùng cơ và noãn cơ có cấu tạo phức tạp hơn ở tảo. Hợp tử phát triển thành phôi là đặc điểm phân biệt giữa thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.

Ở nhóm Khuyết thực vật

Khuyết thực vật là tên gọi chung để chỉ một nhóm thực vật bậc cao gồm

nhiều ngành khác nhau, có mức độ tiến hóa hơn ngành Rêu và có sự sinh sản

bằng bào tử giống như Rêu; đặc biệt trong sự thụ tinh còn cần đến nước.

Chu trình sống của Dương xỉ

Trong chu trình sống thì của Dương xỉ thì bào tử thực vật chiếm ưu thế và có sự xen kẽ hình thái của hai thế hệ rất rõ rệt.

Ở thực vật có hột

Ở Hột trần: Thông Pinus

Bào tử thực vật chiếm ưu thế tuyệt đối, thực vật với rễ thân lá và hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn. Ở đây không còn sự sinh sản bằng bào tử nữa. Giao tử thực vật tiêu giảm cao độ, nguyên tản đực chỉ còn lại 1 - 2 tế bào trong hạt phấn, nguyên tản cái với noãn cầu to. Tinh bào được ống phấn mang đến tận túi phôi để thụ tinh với noãn cầu. Sự thụ tinh ở đây không cần đến nước. Hột là đặc điểm tiến hóa quan trọng bảo đảm cho sự giữ gìn và phát tán loài.

Chu trình sống của thông (Pinus)

Ở cây Hột kín

Thực vật hiển hoa chủ yếu của giới thực vật trên trái đất ngày nay. Noãn đã nằm trong một xoang kín do lá noãn khép lại. Đây là đặc điểm tiến hoá cao nhất của thực vật bậc cao. Noãn phát triển thành hột nằm bên trong bầu noãn phát triển thành trái sau khi noãn được thụ tinh. Cây hột kín được xem là nhóm thực vật có mạch tiến hóa cao nhất về mặt tổ chức cơ quan dinh dưỡng cũng như về các hình thức sinh sản. Giao tử thực vật tiêu giảm cao độ; bào tử thực vật chiếm ưu thế tuyệt đối và phân bố rất rộng trong các điều kiện sống khác nhau.

Tóm lại

Sự phát triển của bào tử thực vật và giao tử thực vật ở một số nhóm thực vật cho thấy giao tử thực vật ngày càng kém phát triển, bào tử thực vật ngày càng phát triển.

- Ở Rêu: giao tử thực vật độc lập và hầu hết là thực vật thấy được, bào tử thực vật phụ thuộc trên giao tử thực vật về chất dinh dưỡng.

- Ở Dương xỉ: bào tử thực vật phụ thuộc nhứt thời trên giao tử thực vật hình tim, sau đó bào tử thực vật độc lập khi đã phát triển với rễ, thân và lá.

- Ở cây Hột trần và cây Hột kín: bào tử thực vật không bao giờ độc lập với giao tử thực vật và giao tử thực vật hoàn toàn ký sinh trên bào tử thực vật.

Sự phát triển của thế hệ bào tử thực vật lưỡng bội (2n) ngày càng trở nên to lớn và rất trội, trong khi đó đồng thời thế hệ giao tử thực vật đơn bội (n) giảm thiểu trở nên rất phụ thuộc. Trong nhiều tảo, giai đoạn lưỡng bội chỉ hiện diện bằng hợp tử.

Câu hỏi: 1. Thế nào là thể giao tử?Thế nào là thể bào tử?

2. Thế nào là tính toàn năng của thực vật? Cho một ví dụ để giải thích.

3. Giữa các giai đoạn trong chu trình sống có mối tương quan nào đối với sự tiến hoá

của giới thực vật nói chung.

4. Khi bạn gặp cây rêu tường, một tản của rong, một cây quyển bá, một bụi dương xỉ,

một cây thông, cây đậu xanh; chúng đang ở vào giai đoạn nào trong chu trình sống?

0