Lê Tắc 黎崱

Lê Tắc 黎崱 (?-?) vốn họ Nguyễn, sau đổi họ Lê, không rõ năm sinh mất, tự Cảnh Cao 景高, hiệu Đông Sơn 東山, là một sử gia người Việt, đã sang Trung Quốc sống vào thời nhà Nguyên, và soạn bộ "An Nam chí lược" ở đó. Ông là người huyện Đông Sơn, Ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá). Sách vở cũ của người Việt biên chép về ông rất ít. Thân phụ của ông tên là Nguyễn Viễn Vọng, làm Lệnh thư xá, cưới con gái của Hứa Thúc Tôn ở Chư Vệ, rồi sinh ra ông. Không năm nào và vì sao, ông về làm con nuôi của người cậu tên là Lê Bổng, người Chư Vệ, rồi đổi thành họ Lê. Lớn lên, ông cưới con gái của Xương Xán ở Chư Vệ, và được vua Trần Thái Tông cho vào cung hầu cận, dần trải đến chức Thị lang, sau đổi ông qua giúp việc dưới trướng của Chương Hiến hầu Trần Kiện (con thứ của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, và là cháu nội vua Trần Thái Tông), rồi theo vị quan này vào trấn giữ Nghệ An. Đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên chia làm ba đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Đạo thứ 3 do Toa Đô chỉ huy đang ở Chiêm Thành tiến đánh lên thì Hưng Đạo Vương bàn với Trần Quang Khải ra quân chặn đánh ở Nghệ An. Tháng 2 năm ấy, Trần Kiện và liêu thuộc đem cả nhà đầu hàng quân Nguyên, trong đó có Lê Tắc. Trên đường lưu vong sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Trần Kiện bị quân phục kích nhà Trần bắn chết ở Lạng Giang (phía bắc Bắc Giang ngày nay), Lê Trắc liều mình cướp được xác chủ mang sang Khâu Ôn (thuộc Lạng Sơn) chôn cất. Mùa xuân năm Bính Tuất (1286), vua Nguyên là Hốt Tất Liệt phong cho Trần Ích Tắc (con vua Trần Thái Tông, đầu hàng và chạy sang Yên Kinh trong cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ hai) làm "An Nam quốc vương". Các quan đi theo đều được phong chức tước theo thứ bậc, Lê Tắc được phong sắc Tòng thị lang, lĩnh chức Chỉ huyện Lệnh doãn. Năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước để tiến công Đại Việt lần thứ ba. Kết cuộc, lần này đại quân nhà Nguyên lại thua to hơn hai lần trước, khiến Lê Tắc đi theo lại phải chạy tháo thân sang Trung Quốc. Năm Nhâm Thìn (1292), Lê Tắc được cấp hàm Phụng sự lang, lĩnh hư chức đồng Tri châu An Tiêm. Về sau, ông cưới Tôn nữ họ Lý (con quốc vương trước, và là con nuôi Chương Hoài hầu, tức Trần Văn Lộng) làm vợ. Quãng đời còn lại của ông không rõ. Khoảng năm 1307, Lê Tắc đã cơ bản (về sau ông có bổ sung thêm) làm xong bộ sách "An Nam chí lược" gồm 20 quyển, về sau thất lạc quyển 20, trong đó có 15 bài thơ của ông. Các nhà nghiên cứu người Việt, có ý kiến cho rằng tác giả đã đứng trên quan điểm của người Nguyên để soạn bằng lời lẽ xu phụ, nên bị một số sĩ phu khinh miệt cho tác giả là "tiểu nhân nho", là phản bội. Song, cũng có ý kiến khác cho rằng tuy làm quan cho nhà Nguyên, nhưng tác giả vẫn có lòng tưởng nhớ cố hương, và cách soạn sách theo quan điểm nhà Nguyên là việc bắt buộc phải uốn theo triều đại mà ông phục vụ. Dù có những hạn chế về mặt quan điểm, nhưng "An Nam chí lược" vẫn được coi là một bộ sách lớn, xuất hiện sớm, có giá trị nhiều mặt, do một người có trình độ học vấn cao viết về thời đại mình đang sống (thời nhà Trần) trở về trước. Lê Tắc 黎崱 (?-?) vốn họ Nguyễn, sau đổi họ Lê, không rõ năm sinh mất, tự Cảnh Cao 景高, hiệu Đông Sơn 東山, là một sử gia người Việt, đã sang Trung Quốc sống vào thời nhà Nguyên, và soạn bộ "An Nam chí lược" ở đó. Ông là người huyện Đông Sơn, Ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá). Sách vở cũ của người Việt biên chép về ông rất ít. Thân phụ của ông tên là Nguyễn Viễn Vọng, làm Lệnh thư xá, cưới con gái của Hứa Thúc Tôn ở Chư Vệ, rồi sinh ra ông. Không năm nào và vì sao, ông về làm con nuôi của người cậu tên là Lê Bổng, người Chư Vệ, rồi đổi thành họ Lê. Lớn lên, ông cưới con gái của Xương Xán ở Chư Vệ, và được vua Trần Thái Tông cho vào cung hầu cận, dần trải đến chức Thị lang, sau đổi ông qua giúp việc dưới trướng của Chương Hiến hầu Trần Kiện (con thứ của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, và là …

Lê Tắc 黎崱 (?-?) vốn họ Nguyễn, sau đổi họ Lê, không rõ năm sinh mất, tự Cảnh Cao 景高, hiệu Đông Sơn 東山, là một sử gia người Việt, đã sang Trung Quốc sống vào thời nhà Nguyên, và soạn bộ "An Nam chí lược" ở đó.

Ông là người huyện Đông Sơn, Ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá). Sách vở cũ của người Việt biên chép về ông rất ít. Thân phụ của ông tên là Nguyễn Viễn Vọng, làm Lệnh thư xá, cưới con gái của Hứa Thúc Tôn ở Chư Vệ, rồi sinh ra ông. Không năm nào và vì sao, ông về làm con nuôi của người cậu tên là Lê Bổng, người Chư Vệ, rồi đổi thành họ Lê. Lớn lên, ông cưới con gái của Xương Xán ở Chư Vệ, và được vua Trần Thái Tông cho vào cung hầu cận, dần trải đến chức Thị lang, sau đổi ông qua giúp việc dưới trướng của Chương Hiến hầu Trần Kiện (con thứ của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, và là cháu nội vua Trần Thái Tông), rồi theo vị quan này vào trấn giữ Nghệ An.

Đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên chia làm ba đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Đạo thứ 3 do Toa Đô chỉ huy đang ở Chiêm Thành tiến đánh lên thì Hưng Đạo Vương bàn với Trần Quang Khải ra quân chặn đánh ở Nghệ An. Tháng 2 năm ấy, Trần Kiện và liêu thuộc đem cả nhà đầu hàng quân Nguyên, trong đó có Lê Tắc. Trên đường lưu vong sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Trần Kiện bị quân phục kích nhà Trần bắn chết ở Lạng Giang (phía bắc Bắc Giang ngày nay), Lê Trắc liều mình cướp được xác chủ mang sang Khâu Ôn (thuộc Lạng Sơn) chôn cất.

Mùa xuân năm Bính Tuất (1286), vua Nguyên là Hốt Tất Liệt phong cho Trần Ích Tắc (con vua Trần Thái Tông, đầu hàng và chạy sang Yên Kinh trong cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ hai) làm "An Nam quốc vương". Các quan đi theo đều được phong chức tước theo thứ bậc, Lê Tắc được phong sắc Tòng thị lang, lĩnh chức Chỉ huyện Lệnh doãn. Năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước để tiến công Đại Việt lần thứ ba. Kết cuộc, lần này đại quân nhà Nguyên lại thua to hơn hai lần trước, khiến Lê Tắc đi theo lại phải chạy tháo thân sang Trung Quốc. Năm Nhâm Thìn (1292), Lê Tắc được cấp hàm Phụng sự lang, lĩnh hư chức đồng Tri châu An Tiêm. Về sau, ông cưới Tôn nữ họ Lý (con quốc vương trước, và là con nuôi Chương Hoài hầu, tức Trần Văn Lộng) làm vợ. Quãng đời còn lại của ông không rõ.

Khoảng năm 1307, Lê Tắc đã cơ bản (về sau ông có bổ sung thêm) làm xong bộ sách "An Nam chí lược" gồm 20 quyển, về sau thất lạc quyển 20, trong đó có 15 bài thơ của ông. Các nhà nghiên cứu người Việt, có ý kiến cho rằng tác giả đã đứng trên quan điểm của người Nguyên để soạn bằng lời lẽ xu phụ, nên bị một số sĩ phu khinh miệt cho tác giả là "tiểu nhân nho", là phản bội. Song, cũng có ý kiến khác cho rằng tuy làm quan cho nhà Nguyên, nhưng tác giả vẫn có lòng tưởng nhớ cố hương, và cách soạn sách theo quan điểm nhà Nguyên là việc bắt buộc phải uốn theo triều đại mà ông phục vụ. Dù có những hạn chế về mặt quan điểm, nhưng "An Nam chí lược" vẫn được coi là một bộ sách lớn, xuất hiện sớm, có giá trị nhiều mặt, do một người có trình độ học vấn cao viết về thời đại mình đang sống (thời nhà Trần) trở về trước.
Lê Tắc 黎崱 (?-?) vốn họ Nguyễn, sau đổi họ Lê, không rõ năm sinh mất, tự Cảnh Cao 景高, hiệu Đông Sơn 東山, là một sử gia người Việt, đã sang Trung Quốc sống vào thời nhà Nguyên, và soạn bộ "An Nam chí lược" ở đó.

Ông là người huyện Đông Sơn, Ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá). Sách vở cũ của người Việt biên chép về ông rất ít. Thân phụ của ông tên là Nguyễn Viễn Vọng, làm Lệnh thư xá, cưới con gái của Hứa Thúc Tôn ở Chư Vệ, rồi sinh ra ông. Không năm nào và vì sao, ông về làm con nuôi của người cậu tên là Lê Bổng, người Chư Vệ, rồi đổi thành họ Lê. Lớn lên, ông cưới con gái của Xương Xán ở Chư Vệ, và được vua Trần Thái Tông cho vào cung hầu cận, dần trải đến chức Thị lang, sau đổi ông qua giúp việc dưới trướng của Chương Hiến hầu Trần Kiện (con thứ của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, và là …
Bài liên quan

Đới Thu Hương

Đới Thu Hương là phu nhân trung tướng, anh hùng phi công Nguyễn Văn Cốc. Chưa rõ năm sinh, quê ở Quảng Chính, Quảng Xương (Thanh Hóa). Nhập ngũ tháng 2/1945, tham gia phục vụ chiến trường A2, các đường Trường Sơn, biên giới Việt Lào, Đường mòn Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp khoa Thư viện trường Đại học Văn ...

Phạm Trung Kiên

Phạm Trung Kiên là một cây bút của hội bút Hương đầu mùa, báo Hoa học trò , ngày trước.

Đoàn Vị Thượng

Đoàn Vị Thượng công tác tại báo Giáo dục và Thời đại . Ông là một nhà thơ có nhiều tác phẩm và đóng góp cho lứa tuổi học trò. Các tác phẩm đã xuất bản: - Ngôi trường, hoa phượng và tôi (thơ, 1987) - Thơ Đoàn Vị Thượng (1988) - Chuyện tình chim hót (truyện dài, 1989) - Môi thơm (truyện dài, 1990) - ...

Lê Quát 黎括, Lê Bá Quát

Lê Quát 黎括 tự là Bá Quát, hiệu Mai Phong, thuộc dòng dõi Lê Văn Thịnh, Chưa rõ sinh và mất năm nào. Ông người huyện Đông Sơn, là một trong số những học trò xuất sắc của Chu An, từng thi đỗ Thái học sinh và giữ một số chức vị quan trọng dưới triều Trần Minh Tông. Sang triều Trần Dụ Tông, vào đầu năm ...

Lê Duy Phương

Lê Duy Phương là nhà thơ thời chống Mỹ. Tuy anh là chuyên viên cao cấp nghành Kế hoạch Đầu tư nhưng tâm hồn lại rất thi sĩ. Khai bút 2004 anh đã viết: Sáu mươi năm tuổi có gì đâu Hình như tất cả mới bắt đầu Kế hoạch làm thơ và viết báo Ba nghề ba nghiệp mấy nông sâu Anh đã in trên 10 tập thơ người ...

Nguyễn Hồng Kiên

Nguyễn Hồng Kiên là tiến sĩ sử học, nhà khảo cổ, nhà thơ, và còn là một blogger có tiếng trong và ngoài nước với bút danh Gốc Sậy.

Đoàn Văn Khâm 段文欽

Ðoàn Văn Khâm 段文欽 người đời Lý. Thân thế và sự nghiệp chưa rõ, chỉ biết đã từng làm đến chức Công Bộ Thượng Thư dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Tác phẩm chỉ còn lưu lại 3 bài thơ. Qua mấy bài thơ còn lại, ta có thể thấy ông là người hâm mộ đạo Phật và cũng là nhà thơ xuất sắc đời bấy giờ.

Nguyễn Tấn Cảnh

Nguyễn Tấn Cảnh, chưa rõ năm sinh năm mất, hiệu là Quả Viên, người xã Du Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đỗ cử nhân năm 1886, làm tri phủ huyện Văn Giang (Hưng Yên). Ông là con trai Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản.

Lệ Bình Phạm Văn Lệ

Nhà thơ Lệ Bình tên thật là Phạm Văn Lệ, quê Nga Sơn, Thanh Hoá, hiện sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ Tia nắng, hạt mưa của Lệ Bình (do nhạc sĩ Khánh Vinh phổ nhạc) đã đoạt giải nhất ...

Nguyễn Mộng Trang 阮夢莊

Nguyễn Mộng Trang 阮夢莊 không rõ năm sinh năm mất, quê làng Viên Khê, xã Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hoá. Đời Trần Giản Định Đế (1407-1409) ông làm Nội mật viện sứ chống giặc Minh, cứu nước. Nguyễn Mộng Trang chỉ còn bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...