Không có ai, không ở đâu thủy chung như văn chương của mình. Tôi đã coi nghề văn là thiêng liêng từ tác phẩm đầu tay, nếu bây giờ có “tay không” như ai đó quan niệm thì cũng phải chịu. Giá phải trả nó phải thế. Đã chấp nhận nghề văn là thiêng liêng thì không có gì để kêu ca nữa. Thế thôi…
Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12 tháng 12 năm 1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu - Hưng Yên, là một nhà văn Việt Nam, thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974, chuyên về tiểu thuyết và truyện ngắn, tiêu biểu là Thời xa vắng đã được đạo diễn Hồ Quang Minh của Hãng phim Giải Phóng dựng thành phim truyện nhựa và ra mắt công chúng năm 2004.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo vào loại bậc nhất của Hưng Yên. Và có lẽ chính bởi thế mà cái đói, cái nghèo, đến những lam lũ chan chứa tình quê luôn bám riết lấy ông, lấp ló đâu đó trong những đứa con tinh thần của ông. Với tài năng viết văn trời phú, nhà văn đã phát huy tối đa cái vốn đó ngay từ những ngày đầu cầm bút từ những nguồn cảm hứng mộc mạc ,dân dị của những mảnh chuyện vụn vặt xảy ra trên mảnh đất phủ Khoái quê ông. Những mảnh ghép tưởng như dân dị, rất đỗi bình thường nhưng đứng dưới ngòi văn của Lê Lựu lại như rất có hồn, thân quen đây nhưng vẫn không khỏi làm độc giả ngỡ ngàng về cái sức hấp dẫn của nó. Điều ấy chắc chắn phải nhắc đến cái cách dẫn chuyện, đưa lối độc giả “có một không hai” vào trong mỗi mẩu chuyện ,từng trang sách từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.Từ truyện ngắn đầu tay Tết làng Mụa đến Người cầm súng, Mở rừng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng, Đại tá không biết đùa, rồi Hai nhà, Thời loạn, Ở quê ngày ấy và Tuyển tập Lê Lựu… có thể coi đời văn của ông là một số phận điển hình của lớp nhà văn mặc áo lính, ngụp lặn cùng cuộc sống bộn bề và khắc nghiệt, bôn ba Âu – Mỹ cũng từng, đắng cay nếm trải không ít, suốt đời lặng lẽ thủy chung cùng con chữ như con tằm rút ruột nhả tơ.
Lê Lựu vốn cũng được biết đến là một nhà văn thành thực, nhưng theo kiểu hoạt ngôn, khiến người nghe biết đến mỗi mẩu chuyện của ông đều thấy rất nhẹ nhàng, không lấy gì làm bí hiểm, kiểu cách. Hầu hết nói đến ông là người ta nhớ đến những giai thoại : Lê lựu ăn, ngủ, viết như thế nào, rồi đến cái cách làm việc như thế nào….Nếu nghe Lê Lựu nói thì thông tin đó còn đảm bảo được, chứ chỉ cần qua ai đó ít nhiều nó đã bị thêm thắt. Vì thế không nên ngạc nhiên nếu cùng một “sự cố” hay “sự kiện” gì đã qua của Lê Lựu có dăm ba cách kể, bởi bản thân con người ông lĩnh hội quá nhiều điều thú vị mà thiên hạ thì tò muốn cái gì đến với mình cũng không được nhạt, phải thêm “mắm muối”.
Cũng giống như Nguyễn Khải, Lê Lựu không hề được học qua các trường lớp nhiều mà tất cả dựa vào nỗ lực tự học của bản thân. Ông đã học được cách học bằng việc nhìn và quan sát cuộc sống xung quanh từ đàn anh. Bắt đầu với những ghi chép ở dạng thông thường, nhưng về đọc rồi lại thấy cái kiểu “Trời quang, mây tạnh, gió cuốn tung bay”, chỉ ghi được cái không khí, cái bề ngoài vô vị mà không đi sâu được vào tâm trạng. Bởi vậy, sau rồi ông đã bỏ được thói quen ghi chép đó để làm quen với việc nhìn nhận, quan sát và tìm hiểu cái bản chất, cái phần hồn của vấn đề. Ấy là cách “ghi bằng trí nhớ” (theo cách gọi của ông).
Lê Lựu vẫn luôn xuất hiện là một nhà văn rất đỗi khiêm tốn, từ cái cách sinh hoạt tuềnh toàng, không quan trọng vẻ bề ngoài, đến cái cách ông nhìn nhận về lối viết văn của bản thân- chỉ dám coi mình là kẻ chép truyện: “Cứ trông thấy cái gì thì tôi viết thế đó. Cho nên tôi không viết cái gì mà tôi không thân thuộc. Cảnh thì tôi thuộc nhất là cảnh quê tôi, người thì tôi yêu nhất là bố mẹ tôi, anh chị em tôi, hàng xóm tôi, làng xã tôi, huyện tôi, tỉnh tôi, đất nước tôi. Thế là tôi cứ thuộc từng lớp người mà viết, đặc biệt là lớp nông dân và lớp lính”. Chính bởi thế mà nhiều người tìm thấy ở ông bóng dáng và con người của Giang Minh Sài - nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Và ông cũng thành thật xác nhận sự tương đồng đó không mảy may. Văn chương là thứ được hư cấu, nhưng với Lê Lựu văn chương là nơi để gửi gắm sự chân thật mà ông được chứng kiến như cất giấu ở chốn thiêng cho riêng mình.
Và cũng ít ai biết rằng Lê Lựu từng mơ ước được làm báo trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng. Mười bảy tuổi Lê Lựu đứng trong hàng ngũ quân đội và làm báo ở Quân khu 3. Nhiều người biết đến cái tên Lê Lựu bởi những bản tin thắng trận được phát trên sóng truyền thanh. Đến khi ông bắt đầu con đường viết văn và chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 thì ông dừng hẳn việc làm báo. Cuối cùng, sự lựa chọn của ông vẫn là dừng chân bên văn. Với Lê Lựu, làm việc gì là làm chuyên tâm cho một việc.
Năm 2002, nghỉ công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội và đứng ra thành lập Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. Cũng kể từ đó đến nay, người ta nhắc đến nhà văn Lê Lựu đúng như với cái tên “Thời xa vắng”. Người ta ít thấy ông xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một nhà văn có tác phẩm mới gây xôn xao dư luận. Thỉnh thoảng thấy ông xuất hiện đâu đó, trên báo chí, truyền hình, nhưng ở vai trò khác, chứ không phải nhà văn: ban giám khảo một cuộc thi, hay có khi là một ông giám đốc… Dường như văn chương đã không níu kéo ông triệt để nữa. Ông như kẻ đã “trả nợ” xong cái nghiệp mà mình trót mang vào mà không hề thấy nặng nề. Cũng có thể bởi thời gian của ông bây giờ dành cho công việc khác chật kín rồi mà công việc đang làm cũng là một tác phẩm văn chương ông đang hướng tới sự hoàn hảo. Chắc hẳn với ông, làm việc gì có ích và tốt cho xã hội cũng cao quý như nhau, chứ không chỉ có riêng văn chương.
Rất nhiều giả thiết được đưa ra đê giải thích cho sự “dừng lại” giữa chừng của Lê Lựu, mà trong đó có những giải thích rất đỗi cay độc dành cho ông. Nhưng xét cho cùng thì nhà văn nào cũng có cái đỉnh vinh quang của riêng mình. Có những người đến sớm, có những người đến muộn và cũng có những người chẳng bao giờ đến được “đỉnh “. Viết văn là một nghề không mấy đơn giản, không phải thích thì ta có thể viết bao nhiêu tùy thích. Nhiều nhà văn có sức viết bền bỉ vẫn được độc giả đón đợi, nhưng cũng không ít những nhà văn khi qua cái ngưỡng cửa của mình thì viết cái gì cũng nhàn nhạt và nếu thế thì im lặng như cách lựa chọn của Lê Lựu là hay hơn cả.Có thể mỗi ngày miệt mài với những tính toán và gặp gỡ cho công việc hiện nay tưởng chừng không bao giờ kết thúc, thì đêm đêm ông vẫn lặng lẽ ngồi viết trong im lặng để giãi bày lòng mình, để được sẻ chia những gì mắt thấy tai nghe, để lòng trung thực của mình được gửi gắm. Những cái ông viết chỉ là ghi chép, là tản văn, tùy bút, là truyện ngắn hay là cuốn tiểu thuyết đồ sộ đi chăng nữa. Nhưng tất cả điều ấy là giả thiết và cái đáng quý nơi ông ở chỗ, nếu điều đó có là thật đi chăng nữa thì ít nhất ông đã không có những “tuyên bố”, không có những hứa hẹn rùm beng như vẻ cao đạo của nhà văn đã thành danh, đã xác lập tên tuổi của mình để kéo dài ánh hào quang mấy mươi năm trước, con người Lê Lựu luôn là như thế….
Với văn học là như vậy, nhưng mấy ai biết rằng cuộc đời tư của ông là một chuỗi nước mắt và đắng cay về một mái ấm gia đình không mấy trọn vẹn. Ở cái tuổi cần đến cái ẩm áp của gia đình nhất thì nhà văn Lê Lựu lại phải một mình lẻ loi chống chọi với cô đơn, bệnh tật và tuổi già trong những năm tháng cuối đời. Họa chăng, đảm nhiệm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân có thể giúp ông quên đi những ưu tư, muộn phiền của cuộc sống, người ta có thể thấy một con người hoàn toàn khác ở ông trong niềm đan mê với công việc: một Lê Lựu phấn khích, hào sảng, hỉ hả, và say sưa kể về công việc mới, dự án, dự định và bao nhiêu viễn cảnh huy hoàng của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. Ông là thế, vẫn âm thầm sống, viết, và cống hiến với tất cả trái tim của một đứa con cưng của văn chương, một con người của xã hội.
Cuối tháng 9.2011, ông được đề cử nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Không có ai, không ở đâu thủy chung như văn chương của mình. Tôi đã coi nghề văn là thiêng liêng từ tác phẩm đầu tay, nếu bây giờ có “tay không” như ai đó quan niệm thì cũng phải chịu. Giá phải trả nó phải thế. Đã chấp nhận nghề văn là thiêng liêng thì không có gì để kêu ca nữa. Thế thôi…
Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12 tháng 12 năm 1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu - Hưng Yên, là một nhà văn Việt Nam, thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974, chuyên về tiểu thuyết và truyện ngắn, tiêu biểu là Thời xa vắng đã được đạo diễn Hồ Quang Minh của Hãng phim Giải Phóng dựng thành phim truyện nhựa và ra mắt công chúng năm 2004.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo vào loại bậc nhất của Hưng Yên. Và có lẽ chính bởi thế mà cái đói, cái nghèo, đến những lam lũ chan chứa tình quê luôn bám riết lấy ông, lấp ló đâu đó trong những đứa con tinh thần của ông. Với tài năng viết văn trời phú, nhà văn đã phát huy tối đa cái vốn đó ngay từ những ngày đầu cầm bút từ những nguồn cảm hứng mộc mạc ,dân dị của những mảnh chuyện vụn vặt xảy ra trên mảnh đất phủ Khoái quê ông. Những mảnh ghép tưởng như dân dị, rất đỗi bình thường nhưng đứng dưới ngòi văn của Lê Lựu lại như rất có hồn, thân quen đây nhưng vẫn không khỏi làm độc giả ngỡ ngàng về cái sức hấp dẫn của nó. Điều ấy chắc chắn phải nhắc đến cái cách dẫn chuyện, đưa lối độc giả “có một không hai” vào trong mỗi mẩu chuyện ,từng trang sách từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.Từ truyện ngắn đầu tay Tết làng Mụa đến Người cầm súng, Mở rừng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng, Đại tá không biết đùa, rồi Hai nhà, Thời loạn, Ở quê ngày ấy và Tuyển tập Lê Lựu… có thể coi đời văn của ông là một số phận điển hình của lớp nhà văn mặc áo lính, ngụp lặn cùng cuộc sống bộn bề và khắc nghiệt, bôn ba Âu – Mỹ cũng từng, đắng cay nếm trải không ít, suốt đời lặng lẽ thủy chung cùng con chữ như con tằm rút ruột nhả tơ.
Lê Lựu vốn cũng được biết đến là một nhà văn thành thực, nhưng theo kiểu hoạt ngôn, khiến người nghe biết đến mỗi mẩu chuyện của ông đều thấy rất nhẹ nhàng, không lấy gì làm bí hiểm, kiểu cách. Hầu hết nói đến ông là người ta nhớ đến những giai thoại : Lê lựu ăn, ngủ, viết như thế nào, rồi đến cái cách làm việc như thế nào….Nếu nghe Lê Lựu nói thì thông tin đó còn đảm bảo được, chứ chỉ cần qua ai đó ít nhiều nó đã bị thêm thắt. Vì thế không nên ngạc nhiên nếu cùng một “sự cố” hay “sự kiện” gì đã qua của Lê Lựu có dăm ba cách kể, bởi bản thân con người ông lĩnh hội quá nhiều điều thú vị mà thiên hạ thì tò muốn cái gì đến với mình cũng không được nhạt, phải thêm “mắm muối”.
Cũng giống như Nguyễn Khải, Lê Lựu không hề được học qua các trường lớp nhiều mà tất cả dựa vào nỗ lực tự học của bản thân. Ông đã học được cách học bằng việc nhìn và quan sát cuộc sống xung quanh từ đàn anh. Bắt đầu với những ghi chép ở dạng thông thường, nhưng về đọc rồi lại thấy cái kiểu “Trời quang, mây tạnh, gió cuốn tung bay”, chỉ ghi được cái không khí, cái bề ngoài vô vị mà không đi sâu được vào tâm trạng. Bởi vậy, sau rồi ông đã bỏ được thói quen ghi chép đó để làm quen với việc nhìn nhận, quan sát và tìm hiểu cái bản chất, cái phần hồn của vấn đề. Ấy là cách “ghi bằng trí nhớ” (theo cách gọi của ông).
Lê Lựu vẫn luôn xuất hiện là một nhà văn rất đỗi khiêm tốn, từ cái cách sinh hoạt tuềnh toàng, không quan trọng vẻ bề ngoài, đến cái cách ông nhìn nhận về lối viết văn của bản thân- chỉ dám coi mình là kẻ chép truyện: “Cứ trông thấy cái gì thì tôi viết thế đó. Cho nên tôi không viết cái gì mà tôi không thân thuộc. Cảnh thì tôi thuộc nhất là cảnh quê tôi, người thì tôi yêu nhất là bố mẹ tôi, anh chị em tôi, hàng xóm tôi, làng xã tôi, huyện tôi, tỉnh tôi, đất nước tôi. Thế là tôi cứ thuộc từng lớp người mà viết, đặc biệt là lớp nông dân và lớp lính”. Chính bởi thế mà nhiều người tìm thấy ở ông bóng dáng và con người của Giang Minh Sài - nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Và ông cũng thành thật xác nhận sự tương đồng đó không mảy may. Văn chương là thứ được hư cấu, nhưng với Lê Lựu văn chương là nơi để gửi gắm sự chân thật mà ông được chứng kiến như cất giấu ở chốn thiêng cho riêng mình.
Và cũng ít ai biết rằng Lê Lựu từng mơ ước được làm báo trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng. Mười bảy tuổi Lê Lựu đứng trong hàng ngũ quân đội và làm báo ở Quân khu 3. Nhiều người biết đến cái tên Lê Lựu bởi những bản tin thắng trận được phát trên sóng truyền thanh. Đến khi ông bắt đầu con đường viết văn và chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 thì ông dừng hẳn việc làm báo. Cuối cùng, sự lựa chọn của ông vẫn là dừng chân bên văn. Với Lê Lựu, làm việc gì là làm chuyên tâm cho một việc.
Năm 2002, nghỉ công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội và đứng ra thành lập Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. Cũng kể từ đó đến nay, người ta nhắc đến nhà văn Lê Lựu đúng như với cái tên “Thời xa vắng”. Người ta ít thấy ông xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một nhà văn có tác phẩm mới gây xôn xao dư luận. Thỉnh thoảng thấy ông xuất hiện đâu đó, trên báo chí, truyền hình, nhưng ở vai trò khác, chứ không phải nhà văn: ban giám khảo một cuộc thi, hay có khi là một ông giám đốc… Dường như văn chương đã không níu kéo ông triệt để nữa. Ông như kẻ đã “trả nợ” xong cái nghiệp mà mình trót mang vào mà không hề thấy nặng nề. Cũng có thể bởi thời gian của ông bây giờ dành cho công việc khác chật kín rồi mà công việc đang làm cũng là một tác phẩm văn chương ông đang hướng tới sự hoàn hảo. Chắc hẳn với ông, làm việc gì có ích và tốt cho xã hội cũng cao quý như nhau, chứ không chỉ có riêng văn chương.
Rất nhiều giả thiết được đưa ra đê giải thích cho sự “dừng lại” giữa chừng của Lê Lựu, mà trong đó có những giải thích rất đỗi cay độc dành cho ông. Nhưng xét cho cùng thì nhà văn nào cũng có cái đỉnh vinh quang của riêng mình. Có những người đến sớm, có những người đến muộn và cũng có những người chẳng bao giờ đến được “đỉnh “. Viết văn là một nghề không mấy đơn giản, không phải thích thì ta có thể viết bao nhiêu tùy thích. Nhiều nhà văn có sức viết bền bỉ vẫn được độc giả đón đợi, nhưng cũng không ít những nhà văn khi qua cái ngưỡng cửa của mình thì viết cái gì cũng nhàn nhạt và nếu thế thì im lặng như cách lựa chọn của Lê Lựu là hay hơn cả.Có thể mỗi ngày miệt mài với những tính toán và gặp gỡ cho công việc hiện nay tưởng chừng không bao giờ kết thúc, thì đêm đêm ông vẫn lặng lẽ ngồi viết trong im lặng để giãi bày lòng mình, để được sẻ chia những gì mắt thấy tai nghe, để lòng trung thực của mình được gửi gắm. Những cái ông viết chỉ là ghi chép, là tản văn, tùy bút, là truyện ngắn hay là cuốn tiểu thuyết đồ sộ đi chăng nữa. Nhưng tất cả điều ấy là giả thiết và cái đáng quý nơi ông ở chỗ, nếu điều đó có là thật đi chăng nữa thì ít nhất ông đã không có những “tuyên bố”, không có những hứa hẹn rùm beng như vẻ cao đạo của nhà văn đã thành danh, đã xác lập tên tuổi của mình để kéo dài ánh hào quang mấy mươi năm trước, con người Lê Lựu luôn là như thế….
Với văn học là như vậy, nhưng mấy ai biết rằng cuộc đời tư của ông là một chuỗi nước mắt và đắng cay về một mái ấm gia đình không mấy trọn vẹn. Ở cái tuổi cần đến cái ẩm áp của gia đình nhất thì nhà văn Lê Lựu lại phải một mình lẻ loi chống chọi với cô đơn, bệnh tật và tuổi già trong những năm tháng cuối đời. Họa chăng, đảm nhiệm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân có thể giúp ông quên đi những ưu tư, muộn phiền của cuộc sống, người ta có thể thấy một con người hoàn toàn khác ở ông trong niềm đan mê với công việc: một Lê Lựu phấn khích, hào sảng, hỉ hả, và say sưa kể về công việc mới, dự án, dự định và bao nhiêu viễn cảnh huy hoàng của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. Ông là thế, vẫn âm thầm sống, viết, và cống hiến với tất cả trái tim của một đứa con cưng của văn chương, một con người của xã hội.
Cuối tháng 9.2011, ông được đề cử nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org