Lào Cai - Sa pa
Sapa - Một thắng cảnh miền núi Một bà già Hơ Mông móm mém cười và nói "Jolie, non?" (Có đẹp không?), bà chào bán quần áo với mấy khách du lịch Pháp. Người Pháp vẫn chiếm số lượng đông đảo trong số những khách du ...
Sapa - Một thắng cảnh miền núi
Một bà già Hơ Mông móm mém cười và nói "Jolie, non?" (Có đẹp không?), bà chào bán quần áo với mấy khách du lịch Pháp. Người Pháp vẫn chiếm số lượng đông đảo trong số những khách du lịch đến vùng đất Bắc hẻo lánh của Việt Nam này. Họ nhận xét "Đây là nơi đẹp nhất Việt Nam". Sự kết hợp của khung cảnh núi non trải dài, phong cảnh cao nguyên trù phú đã khiến Sapa trở thành viên ngọc quí thu hút khách tham quan. Nơi cao nguyên này lần đầu tiên được biết đến khi Pháp chọn nơi xây dựng khu an dưỡng cho những quan chức thời thuộc địa vào năm 1932, nay đang trở lại với đúng vai trò của nó. Những nhà khách mới xây mọc lên như nấm sau cơn mưa càng làm tăng thêm vẻ sinh động và đánh dấu sự bùng nổ du lịch trong vùng. Sapa đầu tiên được khách du lịch ba lô khám phá lại, nay đã thu hút được cả du khách trong toàn khu vực. Bạn có thể đến đây để nghỉ ngơi, xả hơi và ngắm núi non vời vợi, để đi dạo trên những con đường mòn đẫm sương và thưởng thức những nét văn hóa độc đáo pha trộn trong một đất nước Việt Nam hiện đại.
Cuộc tấn công của Trung Quốc đầu năm 1979 vào Sapa đã tàn phá hầu hết những tòa nhà lớn, kể cả những biệt thự do
người Pháp xây cất. Với con số trên 200 biệt thự, mà chỉ có 10 nhà còn lại khi người Việt lấy lại được thị trấn này sau hai tuần. Bây giờ, khi chiến tranh đã lùi xa cuộc sống ở đây lại bình yên như thủa trước.
Gần chợ Sapa, một viện bảo tàng văn hóa các dân tộc thiểu số đã được mở cửa với sự trợ giúp của Đại sứ quán Úc tại Hà Nội. Bảo tàng này thu hút được nhiều khách và đem lại cho Sapa một nét độc đáo riêng.
Trên thị trấn Sapa 1650 m so với mực nước biển chỉ có một con đường mòn nhỏ bé nối với những làng nhỏ hẻo lánh của người thiểu số. Những quả đồi và những ngách núi chật hẹp đến nỗi thỉnh thoảng bạn phải đi nghiêng người. Con đường này làm bạn thấy quên lãng thực tại và lạc vào giữa thiên nhiên tươi đẹp.Từ Sapa các con đường tỏa ra những quả đồi đi qua khu mộ cổ. Những bia đá ở đây thì thầm với bạn "Hãy để tâm hồn thanh thản".
Đó chính là điều mà chúng tôi quyết định làm. Khi con đường quá hẹp, chúng tôi leo lên gờ đá - nơi chưa ai từng đặt chân đến. Chúng tôi leo lên đỉnh đèo, tới một hẻm núi nơi có đường mòn khả dĩ hơn dẫn tới một nơi sáng sủa. Cao hơn nữa, chúng tôi còn thấy một đàn gia súc đi trên một đỉnh núi khác. Chỉ một bước lỡ thôi chúng sẽ bị rơi xuống vực. Con đường này dẫn tới một đường mòn chạy xuống làng Sapa. Ở đây có phụ nữ mở hiệu cà phê và cà phê phin ở đây thật tuyệt. Chúng tôi ngồi dưới tàn cây nho rậm rạp, thưởng thức cà phê và nghe khúc nhạc chiều cùng những bài hát vùng núi rừng. Nếu bạn bất ngờ đến một trong những làng này, sự xuất hiện của bạn có thể làm dân ở đây bối rối. Bạn nên đến Sapa vì Sapa là nơi dành cho bạn - bạn có thể là chính mình mà không cần phải đóng vai "một nhà nhân loại học tâm thần".
Bạn từ Hà Nội đến Sapa bằng ôtô hoặc tàu hỏa một ngày hai chuyến, tàu dừng ở ga Lào Cai. Tôi đã từng được cảnh báo về tình trạng của Sapa, nhưng mọi thứ trong toa đều mới và sạch hơn một số tàu tôi đã từng đi. Cùng đi toa nằm với tôi có hai gia đình người Việt. Tôi mang theo một ít bánh qui và ăn cùng lũ trẻ - thật chẳng có gì có thể làm tan sự xa lạ giữa chúng tôi nhanh hơn.
Ở Lao Cai, có những chuyến xe buýt nhỏ đưa đoàn lên núi. Xe cứ leo mỗi lúc một cao hơn, xuyên qua lớp sương mù và lên tới một độ cao nơi không khí trong lành, sạch sẽ. Mặt trời ló ra và bạn đến một vùng khí quyển loãng giàu ánh sáng.
Những người dân thiểu số sống tại vùng này nói thứ tiếng thổ ngữ như pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Eskimo. Ba dân tộc chính là (Hơ Mông, Dao và Tày) có thể phân biệt nhờ khăn quấn đầu của phụ nữ. Phụ nữ Hơ Mông đội khăn xếp màu xanh đen để che mái tóc đen dài, mượt như tơ của họ. Đàn ông Hơ Mông với chiếc mũ chỏm nhỏ trên đầu, họ sẽ làm bạn thắc mắc liệu những người này có phải là người Israel bị lưu lạc hay không. Phụ nữ Dao ăn mặc nổi hơn, với những khăn xếp màu đỏ chói và áo vạt trên trang trí màu sáng. Người Dao nói ngôn ngữ pha tiếng Tây Tạng và tự hào vì họ không phải kiếm sống bằng việc bán vải vóc, quần áo cho khách du lịch. Dân tộc thứ ba là dân tộc Tày. Cả đàn ông và đàn bà đều mặc quần áo nhuộm chàm với chất lượng nhuộm kém, vải nhuộm ẩm và dây ra người (nếu bạn mua loại quần áo này, hãy cẩn thận). Phụ nữ Tày thường quàng khăn rất khác biệt làm cho họ khác với người Hơ Mông.
Đêm thứ Bảy là đêm "Chợ Tình" ở "thị trấn" Sapa. Những chàng trai, những cô gái trẻ tràn trề hy vọng, mặc những bộ cánh kẻng nhất của mình đi xuống chợ để tìm bạn tình. Những đứa trẻ trước tuổi dậy thì, thậm chí, trông chúng còn non hơn cả bọn học sinh choai choai, xem chúng thật buồn cười vì làm bạn nhớ đến cái thời vụng về lóng ngóng tuổi thiếu niên. Nhưng những đêm chợ tình ở Sapa tan rất sớm, khoảng 10 giờ đêm mọi hoạt động đã chấm dứt.
Ban đêm khách du lịch đến Sapa tụ tập ở những quán cà phê và những nhà hàng phía cuối thị trấn. Ở đây, bạn có thể ăn một bữa cơm Việt Nam với giá 10.000 đồng. Và cũng thật đáng giá nếu bạn nếm thử một chút rượu địa phương, gọi là "vang Sapa", thứ rượu này theo như vị giác của tôi, ngon như rượu vang nho.
Sáng thứ Bảy như thường lệ là thời điểm tốt nhất để đi dạo, đi xuống Lao Chải là một là một trong những nơi gần nhất mà bạn có thể bách bộ từ Sapa. Cùng trên con đường dẫn tới Lao Chải, những người Hơ Mông tới tụ tập ở chợ Sapa, trong khi đó ở xa phía dưới là những con người tất tả làm lụng để kiếm sống. Liệu có ai trong số họ nghĩ rằng những khách du lịch là những người được Chúa Trời phái đến không?
Rời Sapa là việc khó khăn nhất. Thứ nhất là vì bạn không muốn, thứ nhì là xe buýt chạy từ lúc 6h30' trước cả gà gáy. Nhưng ít nhất lúc này bạn cũng không bị những phụ nữ Hơ Mông mời chào mua quần áo. Thật tức cười nhưng tất cả những gì tôi gặp đã làm tôi nhớ họ.