Phân tích bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả trong bài thơ Chiều tối
Hai hình ảnh ấy mang nặng tâm trạng của người từ trên đất khách. Bác lại gặp cảnh núi rừng hiu quạnh, nơi đất khách quê người, Bác làm sao vui được. Bởi cánh chim bay về rừng gợi cảnh sum họp đầm ấm. Chòm mây cô đơn chầm chậm gợi thân phận lênh đênh, trôi dạt và không biết bao giờ mới được tự do. ...
Hai hình ảnh ấy mang nặng tâm trạng của người từ trên đất khách. Bác lại gặp cảnh núi rừng hiu quạnh, nơi đất khách quê người, Bác làm sao vui được. Bởi cánh chim bay về rừng gợi cảnh sum họp đầm ấm. Chòm mây cô đơn chầm chậm gợi thân phận lênh đênh, trôi dạt và không biết bao giờ mới được tự do.
a) Bức tranh thiên nhiên mang đầy tâm trạng
Vào cảnh chiều muộn, điểm nhìn của nhà thơ phải là đỉnh trời. Bồn chồn chung quanh là rừng núi âm u. Nhà thơ chỉ có thể ngước mắt nhìn để quan sát.
- Bác thấy gì: Một cánh chim về rừng vào chập choạng, một chòm mây côi cút trôi nhẹ trên tầng không.
- Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ phương Đông:
+ Miêu tả thiên nhiên thường chú ý tới bầu trời, chòm mây (chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, Thu hứng của Đỗ Phủ, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu).
+ Miêu tả buổi chiều muộn thường có hình ảnh của cánh chim về rừng:
"Chim hôm thoi thót về rừng" (Truyện Kiều - Nguyễn Du).
Chim kêu về núi tới rồi" (Ca dao).
"Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi"
(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan).
Bác của chúng ta cũng chỉ gợi mà không miêu tả cụ thể. Người cốt ghi lại linh hồn của cảnh vật trong một không gian rộng lớn. Người đã tiếp thu một cách tự nhiên của thi ca trung đại.
b) Tâm trạng tác giả
Bút pháp ước lệ và sự chân thật, tự nhiên thống nhất làm một. Vì đây không chỉ là bức tranh thiên nhiên. Đây cũng là bức tranh của tâm trạng. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.
- Đó là tâm trạng của một người tù bị lưu đày:
+ Cánh chim mỏi mệt.
+ Chòm sao cô đơn.
- Bác tiếp thu phong cách của thơ ca cổ điển, tả cảnh để ngụ tình. Cảnh cũng thanh cao, gần gũi, đầy liên tưởng. Một sự tương đồng giữa nhân vật trữ tình và ngoại cảnh. Sự rung động và cảm thông của Bác với cảnh thiên nhiên chứng tỏ tình yêu thương mênh mông của Người đã dành cho mọi sự sống ở đời. Bác vui niềm vui của những người lao động nơi xóm núi.
- Phải có một tâm hồn ung dung, thư thái, tự chủ và hoàn toàn tự do Bác mới có được những câu thơ cảm nhận về thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế trong hoàn cảnh khắc nghiệt tù đày.
- Hai câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên được vẽ ra bằng bút pháp ước lệ cổ điển thì hai câu thơ cuối lại khắc hoạ hình ảnh của đời sống thường nhật. Đó là cảnh cô em xóm núi. Hình ảnh này làm cho cấu trúc của bài thơ có sự vận động.