04/06/2018, 11:15

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây chùm ngây hiệu quả

Rau chùm ngâylà loại rau có nhiều chất dinh dưỡng nhưng có ít người trồng rau tại nhà biết đến, đa số cây chùm ngây có nhiều ở những vùng núi cao nhưng chưa họ không biết được về công dụng thật sự của rau chùm ngây. Tuy nhiên qua các ...

Rau chùm ngâylà loại rau có nhiều chất dinh dưỡng nhưng có  ít người trồng rau tại nhà biết đến, đa số cây chùm ngây có nhiều ở những vùng núi cao nhưng chưa họ không biết được về công dụng thật sự của rau chùm ngây. Tuy nhiên qua các phương tiện báo chí, internet… những công dụng lợi hại của rau chùm ngây cũng dần được mọi người biết đến, rau chùm ngây đã được ở siêu thị và các cửa hàng rau sạch.

Bạn đang muốn  bắt tay vào trồng và chăm bón cho những chậu, khóm rau chùm ngây được trưởng thành, tươi tốt? Hãy tham khảo bài viết  dưới đây để có những cây chùm ngây xanh mướt nhé!

Cây Chùm ngây, tên khoa học: Moringa oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này có 13 loài, nhưng loài phổ biến nhất là Chùm ngây hay (cải ngựa) và loài này có nhiều công dụng nhất. Cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Công dụng chính của rau chùm ngây

Tác dụng của cây chùm ngây – Chùm ngây được xem là một trong những loài cây hữu dụng bậc nhất thế giới khi mà toàn bộ các phần trên cây chùm ngây đều có thể được dùng làm thức ăn hoặc phục vụ cho các mục đích khác.
Lá cây chùm ngây có chứa nhiều chất dinh dưỡng: có chứa nhiều vitamin A hơn cả cà rốt, nhiều canxi hơn sữa, nhiều sắt hơn rau muống, nhiều vitamin C hơn cam chanh, nhiều kali hơn chuối, và nhiều chất đạm hơn trứng và sữa. Lá chùm ngây có thể ăn tươi, nấu chín hay bảo quản dưới dạng bột trong suốt nhiều tháng mà không cần sử dụng đến tủ lạnh, và cũng không hề mất đi giá trị dinh dưỡng khi để lâu.
Hoa có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, dùng để làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà.
Trái non dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng.
 Hạt của quả chùm ngây còn có tác dụng tăng cường sinh lực, dùng để điều chế làm thuốc trị chứng bất lực ở đàn ông hoặc làm tăng cường khả năng ham muốn ở đàn bà. Trong hạt chùm ngây có chứa từ 38 – 40% dầu ăn được (còn gọi là dầu ben). Thứ dầu nguyên chất từ hạt quả chùm ngây rất trong, không mùi, để lâu không trở mùi như các loại dầu thực vật.
Rễ non ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.



  Đặc tính sinh thái

Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chình ánh sáng, phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu trắng mốc khi cây đã già, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, chịu được những nơi đất xấu cằn cổi.

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chùm ngây  thuộc loại đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao 5 đến 10m. Lá kép, hoa trắng mọc thành chùm, quả dài giống quả cây hoa phượng,hạt màu đen. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và trổ hoa vào các tháng 1 – 2. Các bộ phận của cây như lá, quả là nguồn thực phẩm tốt, đặc biệt củ cây là một loại dược liệu quý.

Xem thêm bài viết nước máy có tưới cây được không http://xulynuocmiennam.com/nuoc-may-tuoi-cay.html

Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể  trồng xen, khi cây lớn điều chình ánh sáng, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm, đối với trồng hạt và trồng cây non bầu 6 tuần tuổi, thì thời vụ tốt nhất là vào tháng 5 đến tháng 11. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chùm ngây.

1/ Trồng hạt.

Ngâm đúng kỹ  thuật sẽ cho tỉ lệ nẩy mầm ~ 85% đối với hạt giống mới và tỷ lệ ~ 40% đối với hạt giống lưu trữ 1 năm.

cach-trong-va-cham-soc-cay-chum-ngay-15-160935683

Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong vòng 24 giờ, Hạt sau khi ngâm, vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt trồng ra vườn hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm , tránh sũng nước, 3 – 5 ngày cây sẽ nhú lên, chờ từ 6 – 8 tuần cây khỏe, cứng cáp.

2/ Trồng bầu với cây 6 tuần tuổi.

Cây ươm bầu 6 tuần tuổi cao từ 25-30cm đã đâm rễ mạnh và cứng cáp. Đào lỗ sâu 30cm và rộng 30cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Nếu trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính > 50cm để cây và củ phát triển tốt.

10615518_446111928863450_7298680107808096106_n

Sau khi chuẩn bị  đất xong, tiến  hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Giai đoạn đầu, cần lưu ý bảo vệ cây non khỏi chuột cắn!

3/  Trồng cây 1 năm tuổi.

Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Nếu trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính > 50cm để cây và củ phát triển tốt.

IMG_4041

Sau khi chuẩn bị xong đất, tiến hành cởi bỏ  bao đất, cần nhẹ nhàng không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm trong vòng 1 tuần cây sẽ sống khoẻ. Sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng.

4/ Chăm sóc và thu hoạch

Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng.

Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có  thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao. Quả già  có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt.

Nguoi-me-dam-dang-trong-rau-sach-chua-benh-vat-cho-ca-nha-13

Nếu trồng trong chậu hoặc thùng xốp, bạn lưu ý nên thường xuyên cắt lá, tỉa ngọn để hạn chế độ cao cho cây, giúp cây tạo tán rộng để dễ dàng đặt ở các vị trí như hiên nhà, ban công, sân thượng và tiện lợi hơn cho việc thu hái.

Chú ý khi sử dụng cây Chùm ngây: Mặc dù cây  Chùm ngây là một món ăn dinh dưỡng rất tốt đặc biệt cho phụ nữ mới sinh và con nhỏ. Tuy nhiên khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

Trên đây là hướng dẫn cơ bản về   làm rau ăn hàng ngày.

Chúc các bạn có một góc vườn nhỏ xanh đẹp và hữu ích.

Xem thêm:
http://tacdungcuacay.com/p/8-tac-dung-cua-cay-la-voi.html

0