28/06/2018, 07:25

Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò cái vắt sữa

Các loại thức ăn dùng cho bò vắt sữa Thức ăn thô xanh Bao gồm các loại cỏ tươi, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước… Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Thức ăn xanh có tỷ lệ ...

Các loại thức ăn dùng cho bò vắt sữa

Thức ăn thô xanh

Bao gồm các loại cỏ tươi, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước… Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và protein có chất lượng cao.

Cỏ tươi và các loại thức ăn thô xanh khác chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của bò sữa. Ở một số nước vào mùa cỏ những bò cái có năng suất sữa dưới 15kg ngày không cần bổ sung thức ăn tinh, ở nước ta bò cho dưới 6 kg sữa/ngày có thể dùng khẩu phần hoàn toàn bằng thức ăn thô xanh.

Mùa cỏ ở nước ta kéo dài khoảng 180 – 190 ngày. Vào mùa cỏ đàn bò sữa Hà Lan chăn thả theo hình thức không buộc có thể gặm được lượng cỏ bằng khoảng 8 – 10% so với trọng lượng cơ thể. Dùng cỏ Kinggrass hoặc cỏ voi bổ sung tại chuồng, bò có thể thu nhận với khối lượng tương đương 10 – 12% thể trọng.

Đối với các loại thức ăn thô xanh như cỏ tự nhiên, thân và lá cây ngô non… nên phơi tái nửa ngày dưới nắng, trước khi cung cấp cho bò, đặc biệt là vào các tháng của mùa mưa (như vậy thì các loại thức ăn này sẽ có 20% vật chất khô). Điều này rất quan trọng trong việc phòng các rối loạn tiêu hoá như chướng bụng đầy hoi. Đối với các loại cây thức ăn dài, cồng kềnh cần phải băm (thái) thành từng đoạn ngắn từ 10 – 12 cm, giúp cho bò sữa thu nhận dễ dàng, đồng thời giảm tổn phí năng lượng.

Cỏ khô

Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy khô hoặc phoi khô nhờ ánh nắng mặt trời và được dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn để dùng vào những thời điểm khan hiếm, nhất là trong mùa đông. Giá trị dinh dưỡng của cỏ khô biến động rộng, phụ thuộc vào thành phần thực vật của cỏ phơi khô, vào đất đai, điều kiện khí hậu, giai đoạn thu hoạch và kỹ thuật phơi khô. Ví dụ, cỏ phơi khô ở giai đoạn còn non có tỷ lệ tiêu hoá là 77%, phơi ở giai đoạn ra hoa là 66% và phơi sau khi ra hoa là 60%. cỏ khô loại tốt có thể chứa 20-30mg caroten trong 1kg cỏ. Đặc biệt cỏ khô chứa một lượng vitamin D cao, biến động từ 100 – 1000 IU/kg.

Khả năng thu nhận cỏ khô phụ thuộc vào chất lượng và thành phần của khẩu phần thức ăn. Nếu cỏ khô phẩm chất tốt, trong khẩu phần không có thức ăn ủ xanh hoặc cỏ phơi tái ủ, bò sữa có thể ăn được khoảng 3kg cỏ khô/100kg thể trọng cơ thể. Khi trong khẩu phần bao gồm củ, quả, bò sữa chỉ có thể thu nhận khoảng 1,5 – 2kg cỏ khô/100 kg thể trọng. Trong điều kiện chăn nuôi bò sữa gia đình, không có điều kiện ủ xanh thức ăn, cần dự trữ cho mỗi con khoảng 250 – 300 kg cỏ khô trong 4 tháng mùa đông.

Rơm lúa

Rơm lúa sau khi thu hoạch được phơi khô dự trữ có thể dùng làm thức ăn thô cho bò sữa. Loại thức ăn này có hàm lượng xơ cao (36 – 42%), hàm lượng protein thấp (3 – 5%) và hàm lượng mỡ rất thấp (1 – 2%). Vitamin và các chất khoáng nghèo nần, tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô thấp (30 – 40%). Rơm lúa vì thế mà có giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá thấp. Rơm lúa thường được sử dụng để tăng độ choán dạ dày, tăng lượng xơ tròng khẩu phần, nhất là đối với những khẩu phần thiếu xơ. Hiện nay người ta thường áp dụng biện pháp ủ rơm với urê để cho nó mềm hơn, bò thích ăn hơn; đồng thời để tăng hàm lượng nitơ cũng như tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của rơm. Khi dùng rơm làm thức ăn cho bò sữa nên bổ sung thêm rỉ mật đường, urê (nếu rơm không xử lý), cỏ xanh và phụ phẩm lên men (bã bia).

Thức ăn ủ xanh

Ủ xanh là phương pháp lý tưởng dự trữ cỏ tươi để cho ăn trong thời vụ đông xuân. So với phơi khô, ủ tươi có sự tổn thất chất dinh dưỡng thấp hơn, tỷ lệ tiêu hoá cao. Thức ăn ủ xanh chất lượng tốt không cần phải xử lý trước khi cho ăn. Nếu thức ăn ủ xanh quá nhiều axit, cần phải đưa vào khẩu phần ăn củ quả (không thấp hơn 30% khối lượng thức ăn ủ xanh), cỏ khô họ đậu loại tốt và các muối photphat.

Loại thức ăn ủ xanh phẩm chất tốt có thể cho ăn tới 30 – 35kg. Nói chung, dùng loại thức ăn này không cần hạn chế về khối lượng, chỉ cần xây dựng khẩu phẩn thức ăn tương đối và chú ý đến lượng axit của thức ăn xanh. Trong trường hợp này, người ta có thể dùng dung dịch amoniac 25% (12 – 14 lít cho 1 tấn thức ăn ủ xanh). Cũng có thể dùng dung dịch Na2CO1,5 – 2%: 250 – 300ml cho 1 kg.

Bã bia, bã rượu

Bã rượu, bia là các loại thức ăn nhiều nước, hàm lượng protein trong vật chất khô cao (17 – 21%), giàu xơ dễ tiêu và vitamin. Do vậy các nhà chăn nuôi bò sữa rất thích dùng các loại thức ăn này. Trong thực tế khi cung cấp thiếu hụt hoặc gián đoạn loại thức ăn này dẫn đến giảm thấp năng suất sữa. Thường người ta trộn bã bia, bã rượu với thức ăn tinh và cho ăn vào thời gian vắt sữa.

Đọc thêm  Đặc điểm tiêu hoá của bò sữa

Củ, quả

Các loại củ, quả dùng cho bò sữa ở nước ta bao gồm sắn củ, khoai lang, củ cải, bí đỏ, cà rốt. Các loại củ quả nói chung chứa lượng nước cao (70 – 90%). Các thành phần protein, mỡ, khoáng và xenluloza thấp. Trong chất khô của củ, quả chứa nhiều gluxit dễ tiêu hoá, chủ yếu là đường và. tinh bột. Trong củ quả cũng chứa nhiều vitamin c. Các loại củ quả có màu vàng như cà rốt, bí đỏ chứa nhiều caroten.

Khi cho ăn quá nhiều củ quả, vi sinh vật sẽ lên men đường và tinh bột nhanh chóng tạo thành axit lactic. Loại axit này sẽ nâng cao độ axit (giảm độ pH dạ cỏ). Trong điều kiện ấy axit lactic sẽ không tiếp tục lên men tạo thành axit propionic trong dạ cỏ, mà chúng được hấp thu vào máu, phá vỡ sự cân bằng toan – kiềm trong máu và gây nên ngộ độc. Do vậy mức độ cho ăn củ quả phụ thuộc vào sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần.

Thức ăn tinh

Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo…), bột và khô dầu đậu tương, lạc…, các loại hạt cây bộ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Thức ăn tinh hỗn hợp được chế biến tại các xí nghiệp chế biến thức ăn từ các loại nguyên liệu chủ yếu là bột ngô, cám gạo, bột mì, các loại khô dầu, bột cá.,. Đặc điểm chung của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp; chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin; tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao.

Vì lý do sinh lý tiêu hoá và lý do kinh tế, thức ăn tinh chỉ nên dùng để bổ sung dinh dưỡng cho bò cao sản khi khẩu phần cơ sở không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Thức ăn bổ sung khác

Là loại thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ sung, quan trọng nhất là urê và hỗn hợp khoáng. Hiện nay ngưcri ta sản xuất các loại thức ăn bổ sung khoáng cho bò sữa dưới dạng đá liếm hay bánh dinh dưỡng tổng hợp (bổ sung cả khoáng, nitơ và năng lượng dễ tiêu).

Phương thức nuôi dưỡng bò sữa

Phương thức nuôi nhốt

Bò cái được cố định tại một vị trí xác định trong chuồng nuôi bằng dây xích khoá vòng cổ. Bò được cung cấp thức ăn tinh, bã bia, củ quả tại máng ăn cố định, thường vào thời gian vắt sữa. Thức ăn thô xanh (mùa hè thu) và thức ăn ủ xanh (mùa đông xuân) cũng được phân phối tại chuồng cho từng con. Cỏ khô thường cho ăn vào ban đêm. Nước được uống tự do tại máng dành riêng cho từng con. Người ta thường xây dựng sân vận động cạnh chuồng để đàn bò cái tắm nắng và vận động tự do khoảng 7 giờ 30 đến 10 giò 30 hàng ngày.

Điều kiện tiên quyết cho phương thức này là có diện tích trồng cỏ thâm canh để thu cắt cho ăn tại chuồng vào mùa cỏ và thu cắt phơi khô hay ủ xanh dự trữ cho mùa thiếu cỏ. Phương thức nuôi nhốt cho phép người ta nắm được tương đối chính xác lượng thu nhận các chất dinh dưỡng của mỗi bò, từ đó có thể xác định khối lượng bổ sung hợp lý.

Phương thức chăn thả

Phương thức này dựa vào sự phân nhóm đàn bò và chăn thả cho gặm cỏ ngoài bãi chăn là chính. Điều kiện tiên quyết là phải có đủ đồng cỏ có chất lượng. Đồng cỏ thường được thiết kế theo lô để chăn thả luân phiên. Mỗi khu bò sữa được định hình khoảng 50 ha với 120 bò cái chia thành nhóm, mỗi nhóm bò khoảng 40 con. Nhóm I bao gồm những bò cái năng suất cao (ở các tháng đầu của kỳ cho sữa), nhóm II gồm bò cái thấp sản (ở các tháng cuối của kỳ cho sữa – 40 bò cái), nhóm III gồm bò cái trong giai đoạn cạn sữa. Mỗi nhóm bò cái có một dãy nhà “nghỉ” riêng và thông với một đường trục dẫn tới khoảng 13 lô cỏ dành riêng cho mỗi nhóm (mỗi lô cỏ khoảng 1,2 – 1,5 ha). Các nhóm bò này được chăn thả luân phiên tự động hoặc có hướng dẫn trên các lô cỏ, dành riêng cho chúng suốt ngày đêm. Các đàn bò sữa đã tạo được phản xạ thải sữa nên chúng về chuồng (hoặc hướng dẫn về chuông) vào các thời điểm vắt sữa. Cũng như phương thức cột buộc, đàn bò cái được bổ sung thức ăn tinh vào thòi điểm vắt sữa và uống nước tự do tại máng ở chuồng hoặc ngoài đồng cỏ.

Khi chăn thả luân phiên đồng cỏ cần chú ý kiểm tra thường xuyên sức khoẻ của đàn bò, loại những con mắc bệnh hoặc quá yếu để chăn dắt riêng. Rà soát lại số liệu và cân trọng lượng để theo dõi tình hình tăng trọng của chúng. Cần tính toán lượng cỏ của bãi chăn, lượng thức ăn thu nhận được trên đồng cỏ để xác định lượng thức ăn cần thiết phải bổ sung tại chuồng. Khi tính toán đồng cỏ chăn thả luân phiên phải dành 10 – 15% diện tích để cắt cỏ phơi khô hoặc ủ tươi dự trữ đông xuân. Chu kỳ chăn thả luân phiên phụ thuộc vào chu kỳ tái sinh của cỏ và chu kỳ phát triển của ký sinh trùng. Nói chung chu kỳ luân phiên khoảng 20 – 25 ngày. Điều chỉnh mật độ đàn bò hợp lý và tiến hành phục trạng đồng cỏ định kỳ để tránh sự thoái hoá đồng cỏ.

Đọc thêm  Dinh dưỡng khoáng và vitamin của bò sữa

Kết hợp chăn thả và nuôi nhốt

Phương thức này áp dụng ở những nơi có điều kiện xây dựng cả đồng cỏ chăn thả và đồng cỏ thu cắt. Hàng ngày đàn bò được gặm cỏ ngoài đồng từ 7 giờ 30 đến 11 hoặc 12 giờ. Khi về chuồng mỗi con được buộc cổ bằng xích sắt ở địa điểm xác định. Buổi chiều (sau khi ăn thức ăn tinh) đàn bò được bổ sung thêm cỏ tươi, thức ăn ủ xanh hoặc cỏ khô, rơm khô tại chuồng.

Phương thức nuôi cũng có thể thay đổi theo mùa. Vào mùa hè – thu đồng cỏ chăn thả có năng suất cao nên có thể nuôi bò theo phương thức chăn thả tự do luân phiên trên các lô cỏ. Vào mùa đông – xuân năng suất đổng cỏ chăn thả giảm thấp, bò được chuyển vào nũôi nhốt và bổ sung thức ăn tại chuồng.

Chế độ cho ăn

Thông thường thức ăn thô được cho ăn rải đều trong ngày thông qua chăn thả hay bổ sung tại chuồng. Khi thức ăn thô không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng thì cung cấp thêm thức ăn tinh. Việc ổn định pH dạ cỏ > 6 là chiến lược để đảm bảo khả năng phân giải xơ cao đối với khẩu phần cơ sở bởi vì pH tối thích cho VSV phân giải xơ là 6,8; khi pH <6,0 thì hoạt lực của VSV phân giải xơ giảm nghiêm trọng. Do vậy cần bổ sung thức ăn tinh từ từ, đều đặn trong ngày để tránh làm giảm pH dạ cỏ một cách đột ngột. Tốt nhất là cung cấp thức ăn tinh cho bò sữa làm 3 lần trở lên trong một ngày.

Càng cung cấp thức ăn tinh làm nhiều lần thì hiệu quả tiêu hoá thức ăn càng tốt cho gia súc. Thay đổi pH dạ cỏ phụ thuộc vào tần suất cung cấp thức ăn tinhThay đổi pH dạ cỏ phụ thuộc vào tần suất cung cấp thức ăn tinh

Khi thay đổi một khẩu phần ăn mới, cần phải tiến hành thay đổi từ từ trong một khoảng thời gian nhất định để bò sữa thích nghi (cũng chính là để cho quần thể vi sinh vật trong dạ cỏ thích nghi) với nó. Tức là không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột, mà khi nào sắp hết một loại thức ăn nào đó và chúng ta cần phải thay thế một loại thức ăn mới khác thì cần phải cung cấp loại thức ăn mới này từng ít một, cho đến khi bò sữa tiếp nhận nó một cách bình thường (giai đoạn chuyển tiếp thường kéo dài khoảng 4 – 5 ngày).

Chăm sóc đàn bò cái vắt sữa

Tắm chải

Bò cần được tắm chải thường xuyên. Mùa hè trước khi vắt sữa cần được tắm ướt bằng vòi phun nước, kỳ cọ toàn thân, đặc biệt với phần thân sau và bầu vú. Mùa đông do thời tiết giá rét, bò cái cần được chải. Trước hết dùng bàn chải sắt cạo hết các vết phân, đất bám trên cơ thể, sau đó dùng bàn chải lông chải cho bộ lông sạch và mịn hơn.

Tắm nắng và vận động

Tắm nắng cho bò cái cũng là biện pháp bắt buộc trong qui trình. Hàng ngày bò cái cần được cho ra sân vận động (phương thức nuôi nhốt) hoặc cho đi chăn thả vào khoảng 7 giờ 30 phút trở đi. Ánh nắng buổi sáng tia tử ngoại chiếm ưu thế đã kích thích tiền tố 7-dehydrocholesteron dưới da chuyển hoá thành vitamin D3. Vitamin D3 này kích thích trao đổi canxi và photpho trong cơ thể. Đối với bò cái vừa tạo sữa vừa mang thai hoạt động này rất quan trọng.

Phun ve

Ve là loại ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến ở nước ta. Ve sống và sinh sôi nảy nở nhờ vào hút máu bò. Mật độ ve có khi lên đến 5 – 10 con/cm2 da. Bò cảm nhiễm ve không chỉ bị mất máu mà cơ thể luôn luôn ngứa ngáy khó chịu. Ve còn truyền một số bệnh hiểm nghèo như bệnh biên trùng và lê dạng trùng. Bò sữa Hà Lan thuần chủng rất mẫn cảm với các bệnh ký sinh trùng đường máu này. Do vậy về mùa hè khoảng 5 – 7 ngày và mùa đông khoảng 7 – 10 ngày cần dùng thuốc phun diệt ve cho bò 1 lần. Có thể dùng các loại thuốc đặc hiệu như asultol (dung dịch 1,5 – 2%); hoặc dipterex (1,5 – 2%). Dùng máy bơm bông sen phun lên khắp cơ thể con vật, đặc biệt ở phần bụng và háng bò. Các cơ sở chăn nuôi lớn có thể dùng máy bơm cỡ lớn, vòi bơm đặt ở mọi hướng trong hầm phun. Khi máy bơm hoạt động dồn trâu bò qua hầm phun (chiều dài hầm phun khoảng 4 m). Các vòi bơm phun thuốc vào toàn bộ mặt da của trâu bò cái. Dưới tác dụng của thuốc phun, ve rơi xuống mặt nền và bị tiêu diệt.

0