Kỹ thuật gọi đối tượng ở xa bằng phương thức động(DYNAMIC METHOD INVOKE)
Qua các chương trình và các ví dụ ở trên ta thấy muốn khách quan gọi được các phương thức của đối tượng chủ thì đối tượng ở xa ít nhất phải cung cấp lớp giao tiếp Interface của bản thân đối tượng. Trình khách sẽ dựa vào lớp giao tiếp này để chuyển kiểu ...
Qua các chương trình và các ví dụ ở trên ta thấy muốn khách quan gọi được các phương thức của đối tượng chủ thì đối tượng ở xa ít nhất phải cung cấp lớp giao tiếp Interface của bản thân đối tượng. Trình khách sẽ dựa vào lớp giao tiếp này để chuyển kiểu đối tượng ở dạng tường minh sau khi nhận được tham chiếu đến đối tượng bằng hàm Naming.lookup().
VD:
(Hello) obj = (Hello). Naming.lookup (“rmi://localhost/myhello”);
(PingServer) obj = (PingServer) . Naming.lookup (“rmi://localhost/myhello”);
Hello và PingServer là các lớp giao tiếp của đối tượng mà nhà cung cáp phải gửi đến. Cách gọi hàm này được xem là cách gọi hàm tĩnh. Bởi trình khách sau khi chuyển kiểu đôi tượng về dạng tường minh thì có thể truy xuất đối tượng ở xa theo cách thông thường . Tuy nhiên, nếu bạn không có lớp giao tiếp Interface của đối tượng trong tay thì sao? Nghĩa là bạn biết cách lấy về tham chiếu của đối tượng nhưng có lớp giao tiếp Interface của đối tượng để chuyển kiểu. Trường hợp này bạn có thể sử sụng kỹ thuật phản chiếu (reflect ) của Java để thực hiện triệu gọi phương thức động. Bạn lấy về tham chiếu của đối tượng bằng hàm Naming.lookup( ) ở dạng tổng quát Object . Sử dụng đối tượng Object và gọi phương thức getMethod() bạn sẽ biết được các phương thức mà đối tượng đang nấm giữ. Hàng invoke () sẽ giúp bạn thực thi phương thức bên trong đối tượng. Dưới đây là chương trình ví dụ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1 : Đặc tả giao tiếp cho lớp đối tương Friend
Ví dụ : Friend.java
Import java.rmi.* ;
Public interface Friend extends Remote {
Public String greeting (Strinh name) throws RemoteException;
Bước 2 : Cài đặt chi tiết cho đối tượng
Ví dụ : FriendImpl.Java
Import java.rmi.* ;
Public class FriendImpl implements Friend {
Public String greeting (Strinh name) throws RemoteException {
Return (“Hi” + Name + “! Nice to meetyou”);
Bước 3: Thiết lập và đăng ký đối tượng trên máy chủ
Ví dụ : Setup.Java
Import java.rmi.*;
Inport java.rmi.server.* ;
Public class setup {
Public static void main (String arg[]) throws Exception{
Friend obj = new FriendImpl();
UnicastRemoteObject.exportObject(obj);
System.out.println(“Friend waiting for client request...”);
Naming.bind(“rmi:// localhost / myfriend”,obj)
}
}
Bươc 4: Viêt chương trình khách
Import java.rmi.*;
Inport java.lang.reflect.* ;
Public class Client {
Public static void main (String arg[]) throws Exception{
// Tìm tham chiếu của đói tượng
Object o = Naming.lookup (
// Truy tìm xuất xứ của lớp đối tượng
Class c = o.getCl ass () ;
// Định kiểu tham số của phương thức cần gọi
Class [] parameterTypes = new Class [] {String.class};
// Truy tìm phương thức cần gọi
Method thêMethod;
TheMethod = c.getMethod (“Greeting”,parameterTypes);
// Định số truyền vào phương thức cần gọi
Object[] arguments = new Object [] {“Johny”}
// Gọi phương thức và nhận kết quả trả về
String result = (String) thêMethod.invoke (o, arguments);
System.out.println (result);
}
}
Bước 5: Biên dịch và chạy chương trình.Bạn lưu tất cả mã nguồn vào thư mục C : RMI Dynamic. Chuyển vào thư mục này để biên dịch mã nguồn.
C : RMI Dynamic> Javac*.java
- Biên dịch lớp trung gian :
C : RMI Dynamic> rmic FriendImpl
- Khởi động bộ đăng ký rmiregistry :
C : RMI Dynamic> Start rmiregistry
- Cài đặt đối tượng:
C : RMI Dynamic> start Java Setup
Friend waiting for client resquest…
- Gọi đối tượng từ trình khách :
C : RMI Dynamic> star Java Setup
Hi Johny , Nice to meet you !
Chương trình khách client.Java của ta lấy vể tham chiếu đến đối tượng Myfriend trên máy chủ chỉ ở dạng tổng quát Object … chúng ta không sử dụng lớp giao tiếp Friend.Class để chuyển kiểu như thưởng lệ , thay vào đó ta tìm cách”Khảo sát” nội dung bên trong lớp đối tượng này .Trước hết bạn dùng lớp Class tổng quát để lấy về xuất xứ của lớp mà đối tượng thể hiện:
Class c = o.getClass ();
Tiếp đến bạn biết rằng đối tượng chứa phương thức mang tên “greeting”. Phương thức này yêu cầu một tham số có kiểu String. Chúng ta cung cấp thông tin này để Java lấy về phương thức cần gọi như sau:
// Định kiểm tham số của phương thức cần gọi :
Class [] parameterTypes = new Class [] {String.class};
// Yêu cầu Java truy tìm phương thức cần gọi :
Method thêMethod;
TheMethod = c.getMethod (“Greeting”,parameterTypes);
Công việc tiếp theo là gọi phương thức. Đối tượng theMethod cung cấp cho bạn phương thức invoke() để gọi phương thức mà tham trỏ đến. Trước khi gọi phương thức chúng ta cần khởi tạo danh sách đối số để truyền vào phương thức như sau:
// Đinh đối số cần vào phương thức càn gọi
Object[] arguments = new Object [] {“Johny”}
Bước cuối cùng là triệu gọi phương thức gián tiếp
// Gọi phương thức và nhận kết quả trả về
String result = (String) thêMethod.invoke (o, arguments);
Phương thức invoke() yêu cầu bạn hai đối số,đối số thứ nhất là thể hiện của đối tương chứa phương thức. Đối số thứ hai là danh sách các đối số càn truyền vào phương thức gọi,
Trên đây là cách gọi phương thức động nghĩa là không cần đến lớp giao tiếp của đối tương từ máy chủ. Kĩ thuật này không những chỉ áp dụng cho đối tương ở xa mà còn áp dụng cho tất cả các đối tượng trong Java. Ban hãy tham khảo thêm chủ đề “Reflection” trong các tài liệu lập trình của Java vè đề tài hấp dẫn này.
ở ví dụ trên thay cho lời gọi động bạn có thể thu được cùng 1 kết quả bằng cách gọi tĩnh ngắn gọn sau :
Friend o = (Friend) Naming.lookup (“rmi ://localhost/myfriend”);
String result = o.greeting(“Johny”);
Cách gọi động tuy phức tạp nhưng lại uyển chuyển và linh động hơn cách gọi tĩnh.