Kỳ kế toán là gì
Kỳ kế toán là khái niệm không hề mới đối với hầu hết các kế toán viên trong các đơn vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được chính xác khái niệm kỳ kế toán là gì theo Luật kế toán, cũng như việc áp dụng các loại kỳ kế toán đối với từng trường hợp cụ thể. ( Ảnh minh họa) Chúng ta cùng ...
Kỳ kế toán là khái niệm không hề mới đối với hầu hết các kế toán viên trong các đơn vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được chính xác khái niệm kỳ kế toán là gì theo Luật kế toán, cũng như việc áp dụng các loại kỳ kế toán đối với từng trường hợp cụ thể.
( Ảnh minh họa)
Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến kỳ kế toán
1. Khái niệm kỳ kế toán
Theo Luật kế toán Việt Nam do Quốc Hội ban hành thì kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để chuẩn bị lập báo cáo tài chính.
2. Các loại kỳ kế toán thông thường
Từ khái niệm trên thì kỳ kế toán được xác định để lập báo cáo tài chính, mà báo cáo tài chính nếu chia theo thời gian thì được chia làm các loại: báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính quý, tháng, cho nên kỳ kế toán gồm các loại tương ứng sau:
– Kỳ kế toán năm( hay còn gọi là niên độ kế toán) : là 12 tháng – Tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này năm nay đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính biết.
– Kỳ kế toán quý: là 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến ngày cuối cùng tháng cuối quý.
– Kỳ kế toán tháng: là 1 tháng, tính từ ngày đầu tháng đến ngày cuối của tháng.
3. Kỳ kế toán đầu tiên
– Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập: tính từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, hoặc kỳ kế toán quý, tháng tương ứng.
– Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị khác mới thành lập (ví dụ: các đơn vị hành chính sự nghiệp): tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, quý, tháng tương ứng.
4. Kỳ kế toán cuối cùng
Là khái niệm dùng cho đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chấm dứt hoạt động,… thì kế toán cuối cùng được tính từ ngày đầu kỳ kế toán năm (quý, tháng) đến ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, doanh nghiệp…có hiệu lực.
5. Kỳ kế toán trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo (đối với kỳ kế toán đầu tiên), hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó (đối với kỳ kế toán cuối cùng) để tính thành một kỳ kế toán năm nhưng phải nhỏ hơn 15 tháng.
Ví dụ: Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 20/11/2014, Thì kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp có thể kéo dài từ 20/11/2014 đến ngày 31/12/2015.