Tính lương và trả lương trong doanh nghiệp như thế nào
Tính lương và trả lương trong doanh nghiệp Tiền lương, tiền công là khoản chi phí chiếm một tỷ lệ đáng kể trong DN. Doanh nghiệp sẽ phải có các chính sách đúng đắn về tiền lương. Để vừa tối thiểu hoá chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đủ quyền lợi mà người lao động (NLĐ) xứng đáng được hưởng. ...
Tính lương và trả lương trong doanh nghiệp
Tiền lương, tiền công là khoản chi phí chiếm một tỷ lệ đáng kể trong DN. Doanh nghiệp sẽ phải có các chính sách đúng đắn về tiền lương. Để vừa tối thiểu hoá chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đủ quyền lợi mà người lao động (NLĐ) xứng đáng được hưởng.
Vì vậy, tuỳ từng đặc trưng của mình mà DN lựa chọn cho mình cách tính lương và hình thức thanh toán tiền lương cho phù hợp.
Lamketoan.vn xin hướng dẫn các bạn các tính lương và trả lương trong các Doanh nghiệp.
2. Các hình thức tính lương và trả lương:
2.1. Trả lương theo thời gian:
Thời gian tính và trả lương có thể theo tháng, ngày hay giờ. Nhưng DN hiện nay chủ yếu tính và trả lương theo tháng.
Cách tính 1:Lương tháng = (lương + phụ cấp nếu có) / ngày công chính xác của tháng * số ngày làm việc thực tế
Cách tính 2:Lương tháng = (lương + phụ cấp nếu có) / 26 * số ngày làm việc thực tế
Ở cả 2 cách tính lương tháng ở trên chỉ khác nhau ở số ngày công chính xác của tháng. Hoặc cố định 1 ngày ở tất cả các tháng tính lương.
Ví dụ:ở công thức 1 nếu tính lương cho tháng 1 thì số ngày công chính xác là 27 (trừ 4 ngày chủ nhật). Còn tháng 2 thì số ngày công chính xác của tháng là 24 ngày (trừ 4 ngày chủ nhật). Còn cố định ở công thức 2 thì luôn lấy con số 26 làm số ngày công chuẩn trong tháng.
Với cách tính 1: NLĐ nghỉ bao nhiêu ngày thì bị trừ số lương tương ứng với số ngày nghỉ không hưởng lương theo công thức:
Lương bị trừ khi nghỉ không lương = Lương tháng – lương tháng / ngày công chính xác của tháng * số ngày nghỉ không lương
Với cách tính 2: NLĐ sẽ cân nhắc nên nghỉ tháng nào để tiền lương của họ ít ảnh hưởng nhất. Ví dụ: nghỉ 2 ngày trong tháng 1 thì trong công thức sẽ nhân với con số 25. Còn nghỉ 2 ngày trong tháng 2 thì trong công thức sẽ nhân với con số 22.
Ví dụ: Tháng 1/N có 31 ngày, nghỉ 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm. DN trả lương cho công nhân A là 5 triệu đồng (nếu đi làm đủ 27 ngày)
Nếu tính lương theo cách 1:
Lương tháng = 5.000.000/27*27 = 5.000.000
Nếu tính lương theo cách 2:
Lương tháng = 5.000.000/26*27 = 5.192.308
Hai cách tính này có cho 2 kết quả khác nhau nếu giả sử các yếu tố tính lương giống nhau. Vì vậy, DN tính lương cho NLĐ theo cách nào. Thì phải ghi rõ trên hợp đồng lao động hoặc quy chế lương, thưởng của DN.
2.2. Trả lương theo sản phẩm:
Đây là hình thức trả lương phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp trả lương cho NLĐ theo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm hoặc theo công việc đã hoàn thành. Hình thức này nhằm khuyến khích NLĐ làm việc thế nào cho hiệu quả, nâng cao năng suất lao động cho DN thì mới được hưởng nhiều lương.
Lương sản phẩm = Sản lượng SP * đơn giá SP
2.3. Trả lương khoán:
Là hình thức trả lương theo mức độ hoàn thành công việc của khối lượng công việc được giao.
Lương khoán = Mức lương khoán *% hoàn thành công việc
2.4. Trả lương theo doanh thu:
Là hình thức trả lương mà thu nhập của NLĐ được hưởng. Tương ứng với doanh số đạt được thỏa mãn mục tiêu doanh số mà DN đặt ra. Hình thức này thường áp dụng cho các nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,…Hình thức này cũng làm động lực cho NLĐ tích cực hơn trong công việc của mình.
2.5. Kỳ hạn trả lương cho NLĐ:
NLĐ hưởng lương theo thời gian là giờ, ngày, tuần. Thì được trả lương sau thời gian hoàn thành công việc. Có thể được trả gộp lại. Và phải có sự thoả thuận của 2 bên. Nhưng tối đa 15 ngày phải được trả gộp 1 lần.
NLĐ hưởng lương thời gian là tháng thì hạn được trả lương là 1 tháng 1 lần hoặc có thể nửa tháng 1 lần.
Còn các hình thức trả lương khác như trả lương theo sản phẩm, khoán, doanh thu. Thì kỳ hạn trả lương theo thoả thuận giữa 2 bên DN và NLĐ được trả lương.
Lưu ý:
Về nguyên tắc, NLĐ phải được trả lương trực tiếp (có thể tiền mặt hoặc chuyển khoản), đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp nếu không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 1 tháng. Và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền. Ít nhất là bằng với lãi suất tiền gửi Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài mức lương cơ bản DN phải trả cho NLĐ. Thì DN còn phải trả thêm tiền lương, tiền công làm thêm giờ. (Ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ lễ,…).
Xem thêm: Chi lương giám đốc có được tính là chi phí hợp lý không?
Lamketoan.vn chúc các bạn thành công!