24/05/2018, 17:13

KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG-PHẦN II

Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộc vào 2 yếu tố: tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như thay đổi gen di truyền, ...

Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộc vào 2 yếu tố: tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như thay đổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khoẻ con người. Tác động cũng có thể mang tính hoá học như ảnh hưởng của mưa axít đối với các công trình, nhà cửa…

Phản ứng của con người đối với các tác động nói trên có thể là sự không hài lòng, buồn phiền, lo lắng và những thay đổi liên quan đến lợi ích. Khi có ô nhiễm vật lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế. Ô nhiễm về mặt kinh tế chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tác động vật lý của ô nhiễm làm suy giảm lợi ích của mình. Nếu một người, bị tác động vật lý của chất thải nhưng lại hoàn toàn bàng quan với tác động đó, thì cũng xem như không có ô nhiễm về kinh tế (ví dụ một số người có thể vẫn ngủ ngon và không quan tâm đến những tiếng ồn xung quanh).

Như vậy có thể nói ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở đó tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay tiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến cho những hoạt động hoặc quá trình khác bên ngoài.

Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng một hình thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và ta gọi đó là "nội hoá các chi phí ngoại ứng".

Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra những tác động xấu đến các thành phần môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động sản xuất và phúc lợi của con người nói chung. Những người theo quan điểm bảo tồn sinh thái cho rằng cần phải chấm dứt ô nhiễm bằng cách nào đó.

Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội.

Chúng ta hãy quay trở lại với ví dụ về ngành công nghiệp giấy đã phân tích ở trên. Các doanh nghiệp ngành giấy xả chất thải xuống làm ô nhiễm dòng sông, giảm lượng ô xy hoà tan trong nước nên làm cá và các sinh vật thuỷ sinh khác bị chết dẫn đến làm giảm thu nhập của ngư dân. Trong ví dụ này, ô nhiễm gắn với việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Nếu còn tồn tại hoạt động sản xuất thì việc tạo ra ô nhiễm là không thể tránh khỏi. Khi mức sản xuất tăng thì ô nhiễm cũng tăng lên theo. Tại mức hoạt động tối ưu cá nhân QM, mức ô nhiễm tương ứng là WM.

Các nhà kinh tế cho rằng ô nhiễm tạo ra một loại chi phí sinh thái giống như bất cứ chi phí kinh tế nào khác. Vì thế khi tính chi phí xã hội của sản xuất như là tổng của chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng, chúng ta đạt được mức hoạt động kinh tế tối ưu đối với xã hội tại điểm cân bằng của chi phí cận biên xã hội và lợi ích cận biên xã hội. Mức hoạt động kinh tế đạt hiệu quả Pareto này cũng được cho là sẽ tạo ra mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội W*. Với cách tiếp cận này, chúng ta đã xem xét một sự đánh đổi tối ưu giữa hàng hoá kinh tế và hàng hoá chất lượng môi trường; theo đó, chúng ta cần giảm việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá kinh tế để có một chất lượng môi trường tốt hơn.

Đối với cá nhân các doanh nghiệp, điều kiện tối ưu cho việc gây ô nhiễm của doanh nghiệp khi tính đến các chi phí của ô nhiễm chỉ ra rằng: các doanh nghiệp chỉ nên thải ra một lượng ô nhiễm mà tại đó lợi ích cận biên từ hoạt động gây ô nhiễm (tức là phần lợi nhuận tăng thêm cho doanh nghiệp nhờ việc sản xuất thêm một lượng sản phẩm ứng với mức tăng một đơn vị ô nhiễm) phải bằng đúng với chi phí ngoại ứng do đơn vị ô nhiễm đó gây ra, tức là điều kiện sau phải được thoả mãn tại mức hoạt động kinh tế tối ưu Q* và mức ô nhiễm tối ưu W*.

Như vậy trong trường hợp hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì: MNPB = MR - MC = P - MC = MEC hay P = MC + MEC = MSC.

Điều kiện P = MSC cho thấy giá cả đã phản ánh đủ chi phí xã hội của việc sản xuất, bao gồm cả chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng. Mặt khác, điều kiện MNPB = MEC nói lên rằng tại mức hoạt động và ô nhiễm tối ưu, lợi nhuận do hoạt động sản xuất đem lại là tối đa theo quan điểm xã hội.

Chúng ta có thể xây dựng đường lợi ích cá nhân ròng cận biên MNPB như sau:

Xuất phát từ công thức MNPB = MR-MC, trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MR = P, vì thế công thức này có thể viết lại là MNPB = P - MC. Đường doanh thu biên (trùng với đường giá) và đường chi phí cận biên được thể hiện như trong hình 2.11 a dưới đây.

Hình 2.11: Xây dựng đường MNPB

Hiệu số MR - MC chính là MNPB và được thể hiện trong hình 2.11. ( b )

Khi chưa tính đến chi phí môi trường, người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất tối đa tại QP vì ở đó MNPB = 0 (MR = MC), tổng lợi nhuận là toàn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB và có thể tính theo công thức:

∏ = ∫ 0 Q P MNPB . dQ = ∫ 0 Q P ( P − MC ) . dQ = TR ( Qp ) − TC ( Qp ) size 12{ Prod { {}= Int cSub {0} cSup {Q rSub { size 6{P} } } { ital "MNPB" "." ital "dQ"= Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{Q rSub { size 6{P} } } } { ( P - ital "MC" ) "." ital "dQ"= ital "TR" rSub { size 8{ ( ital "Qp" ) } } - ital "TC" rSub { size 8{ ( ital "Qp" ) } } } } } } {}

Nếu tính đủ cả chi phí môi trường, rõ ràng là tổng lợi nhuận sẽ giảm xuống còn bằng diện tích OAB trong hình (hình số 2.15 vẽ trang trước) và được tính theo công thức

= ∫ 0 Q ∗ ( MNPB − MEC ) dQ ∫ 0 Q ∗ ( P − MC − MEC ) dQ = TR ( Q ∗ ) − TC ( Q ∗ ) − TEC ( Q ∗ ) ∏ size 12{ Prod { {}= Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{Q*} } { ( ital "MNPB" - ital "MEC" ) ital "dQ"} } = Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{Q*} } { ( P - ital "MC" - ital "MEC" ) ital "dQ"= ital "TR" rSub { size 8{ ( Q* ) } } - ital "TC" rSub { size 8{ ( Q* ) } } - ital "TEC" rSub { size 8{ ( Q* ) } } } } {}

Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hoá chi phí ô nhiễm

ở phần trên chúng ta đã giả định rằng mức ô nhiễm có thể được điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng. Tuy nhiên trong thực tế, có thể không nhất thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như giảm thải do sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm…) cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu. Lý luận được bàn đến ở đây là: một khi đã xuất hiện ô nhiễm, chúng ta có thể không hoặc chỉ xử lý một phần ô nhiễm và sẽ chịu đựng những thiệt hại do ô nhiễm gây ra (chi phí thiệt hại do ô nhiễm); Chúng ta có thể xử lý hoàn toàn ô nhiễm để tránh các chi phí thiệt hại do ô nhiễm gây ra, chúng ta cũng có thể lựa chọn kết hợp vừa chi phí để giảm một phần ô nhiễm vừa chịu đựng một phần thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô nhiễm mà tại đó tổng các chi phí môi trường bao gồm chi phí kiểm soát ô nhiễm và giá trị thiệt hại môi trường là thấp nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta cần xem xét sự đánh đổi tối ưu giữa chi phí và lợi ích của việc giảm ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận này, trước hết chúng ta cần đề cập một số khái niệm có liên quan, đó là chi phí thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát môi trường.

* Chi phí thiệt hại môi trường: Nói thiệt hại môi trường là nói đến tất cả các tác động bất lợi mà những người sử dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Những tác động bất lợi này có nhiều dạng khác nhau và hiển nhiên là khác nhau đối với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong ví dụ về ô nhiễm dòng sông, thiệt hại là sự suy giảm thu nhập của ngư dân, là việc không sử dụng được dòng sông làm nơi vui chơi giải trí nữa hoặc nguy cơ cao hơn cho con người nhiễm phải những căn bệnh do nguồn nước ô nhiễm gây ra, và các hộ dân có thể phải đóng thêm tiền để xử lý nước trước khi đưa nước sông vào sử dụng.

Ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại đối với sức khoẻ con người (gây ung thư, viêm phổi mãn tính…), huỷ hoại các vật liệu xây dựng và cảnh quan.

Nói chung ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Người ta thường dùng hàm thiệt hại để thể hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại. Các hàm thiệt hại có thể biểu diễn theo nhiều cách nhưng trong phân tích của chúng ta sẽ sử dụng hàm chi phí thiệt hại cận biên - MDC. Một hàm chi phí thiệt hại cận biên thể hiện mức thay đổi (hay biến thiên) về những thiệt hại khi lượng chất thải hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị.

Độ dốc và hình dạng của đường chi phí thiệt hại cận biên phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và điều kiện môi trường cụ thể. Nói chung đường chi phí thiệt hại cận biên có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện sự gia tăng nhanh của thiệt hại khi lượng chất thải ngày càng nhiều.

Trên đồ thị, những diện tích nằm dưới đường thiệt hại cận biên tương ứng với các mức tổng thiệt hại; Chẳng hạn như trong hình 2.12 a, nếu mức thải là W1 thì tổng chi phí thiệt hại sẽ là diện tích W0AW1.

* Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm

Chi phí giảm ô nhiễm là những chi phí để làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm ở môi trường xung quanh.

Chi phí giảm ô nhiễm khác nhau tuỳ theo loại ô nhiễm và nhiều yếu tố khác. Ngay cả với những nguồn tạo ra cùng loại chất thải thì chi phí giảm thải vẫn có thể khác nhau do có những khác biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành. Cũng nên lưu ý rằng từ "giảm ô nhiễm" được dùng với nghĩa rộng và bao gồm tất cả những cách khả dĩ để làm giảm lượng chất thải như thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên liệu đầu vào, quản lý nội vi tốt hơn, tái chế các chất thải, xử lý các chất thải…, thậm chí cả cách giảm sản lượng.

Chi phí giảm ô nhiễm hay giảm thải cận biên (MAC) thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô nhiễm hay nói cách khác đó là chi phí giảm thải giảm được nếu để lượng chất thải tăng lên thêm một đơn vị.

Trên trục hoành, các đường chi phí giảm thải cận biên xuất phát từ những lượng chất thải không được kiểm soát, tức là lượng chất thải khi chưa có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường. Nói chung các đường MAC có hướng tăng lên từ phải qua trái, cho thấy chi phí giảm thải cận biên tăng dần. Điều này phù hợp với thực tế là việc làm sạch môi trường ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí không thể xử lý được những đơn vị chất thải cuối cùng do các công nghệ xử lý còn chưa ra đời hoặc đã có nhưng rất khan hiếm nên giá rất cao.

Tổng chi phí giảm ô nhiễm có thể được tính bằng diện tích nằm bên dưới đường MAC trong những khoảng xác định khác nhau. Chẳng hạn như trong hình 2.18 a, nếu mức thải cuối cùng là W1 thì tổng chi phí giảm thải sẽ là diện tích W1AWm.

  • Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mô hình về sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc làm giảm ô nhiễm bằng cách thể hiện cả hai đường MAC và MDC trên cùng một đồ thị như trong hình 2.14 sau đây:

Tại mức thải lớn nhất Wm, chi phí giảm ô nhiễm bằng không và tổng chi phí thiệt hại là lớn nhất. Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện giảm thải, tổng chi phí giảm thải tăng nhờ đó lượng chất thải giảm và vì thế tổng chi phí thiệt hại cũng giảm. Chi phí thiệt hại giảm đi cũng đồng nghĩa với việc lợi ích của người bị ô nhiễm tăng lên hay đó chính là lợi ích của việc giảm ô nhiễm. Nếu chúng ta cố gắng giảm thải về bằng không, chúng ta sẽ phải chi phí rất lớn cho việc này và tổng lợi ích của việc giảm ô nhiễm cũng là rất lớn. Liệu rằng đó có phải là kết quả mà chúng ta mong đợi hay không? Các nhà kinh tế nói rằng tại mức này có thể chúng ta đã phải bỏ ra một chi phí quá lớn để nhận được một lợi ích nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí đó.

Bằng đồ thị, chúng ta có thể dễ dàng thấy được là tại mức thải W* (tại đó MAC = MDC), tổng chi phí môi trường là nhỏ nhất, bao gồm tổng chi phí giảm thải là diện tích tam giác WmEW* và tổng chi phí thiệt hại là diện tích tam giác OEW*.

Nếu mức thải tại W1 thì so với W*, thiệt hại do ô nhiễm giảm nhưng chi phí cho việc giảm ô nhiễm lại tăng thêm quá nhiều. Kết quả là tại W1, tổng chi phí môi trường của xã hội tăng thêm bằng diện tích tam giác EAB.

Ngược lại, nếu mức thải tại W2 thì so với W*, chúng ta tiết kiệm được chi phí giảm ô nhiễm nhưng lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại môi trường hơn và vì thế, tổng chi phí môi trường vẫn tăng thêm bằng diện tích tam giác ECD.

Chúng ta cũng có thể chứng minh tính hiệu quả này về mặt toán học. Tại mọi mức thải chúng ta luôn có TEC = TAC + TDC

Trong đó: TEC: tổng chi phí môi trường, W là lượng thải.

TAC: tổng chi phí giảm ô nhiễm.

TDC: tổng chi phí thiệt hại do ô nhiễm

Vì TDC và TAC là hai hàm nghịch biến theo W nên đạo hàm của chúng trái dấu, vậy ta có MDC- MAC = 0.

Rõ ràng, TEC là nhỏ nhất khi MAC = MDC. Mức thải W* ứng với vị trí mà MAC = MDC được gọi là mức thải hay mức ô nhiễm tối ưu.

Quyền tài sản (quyền sở hữu)

a) Trong thực tế hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường, trong một số trường hợp xảy ra nhằm hạn chế ô nhiễm trở nên có hiệu quả mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước, khi các ngoại ứng tác động đến ít bên (tác động trực tiếp đến một chủ thể kinh tế cụ thể nào đó) và khi quyền tài sản hay quyền sở hữu được xác định rõ ràng.

Quyền tài sản (hay quyền sở hữu) là quyền được quy định bởi quy tắc pháp luật (luật định) cho một cá nhân hay một hãng sử dụng, kiểm soát hoặc thu phí đối với một nguồn lực nào đó, họ được pháp luật bảo vệ khi có sự cản trở họ sử dụng những quyền ấy.

Chẳng hạn có quyền sở hữu đất thì được quyền trồng trọt loại cây thích hợp, xây dựng nhà cửa hoặc bán đi.

b) Khi sử dụng khái niệm quan trọng này ta thấy xuất hiện một cách xử lý các ngoại ứng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, một người, một hãng hay tập đoàn công ty có quyền tài sản đối với một số lớn các nguồn lực (sở hữu một đoạn sông, một hồ, một khu mỏ dầu, một vùng chứa nhiều tài nguyên ...) thì các ngoại ứng xuất hiện giữa các chủ thể kinh tế trong đó đã được “nội hoá "nghĩa là xét cho toàn bộ tập đoàn ấy mọi chi phí đều phải được tính hết khiến cho MSC = MC (các tổ chức Vietsopetro, OPEC, OEDC, ...).

Giải pháp này có mâu thuẫn lớn là tạo ra sự độc quyền sản xuất làm xơ cứng nền kinh tế khiến cho tính cạnh tranh bị tiêu diệt nên không làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả (giảm lượng dầu khai thác của OPEC trong những năm 1970 để giữ giá dầu thế giới).

Mô hình thỏa thuận ô nhiễm

a. Xét hai chủ thể kinh tế trực tiếp mà hoạt động kinh doanh liên quan mật thiết với nhau khi bên này gây ra ngoại ứng cho phía kia thì nhờ vận dụng quyền tài sản ta có một giải pháp khác.

Giả sử có một doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất tạo ra một lượng chất thải có nhiều chất gây ô nhiễm, chẳng hạn nước thải của họ đi vào nguồn nước của địa phương làm cho cư dân quanh vùng và bà con nông dân gánh chịu nhiều thiệt hại là sự giảm năng suất cây trồng, làm giảm tốc độ phát triển của vật nuôi, sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng v.v... Những thiệt hại của người dân do tình trạng ô nhiễm nguồn nước là một ngoại ứng kinh tế do doanh nghiệp gây ra , doanh nghiệp áp đặt một chi phí cho người dân quanh vùng, gây ra thiệt hại cho họ, bởi lẽ nếu người dân muốn có được năng suất lúa và cá như trước khi có doanh nghiệp, họ phải thực hiện một chi phí để xử lý ô nhiễm mà lẽ ra chi phí này doanh nghiệp phải gánh chịu.

Gọi MEC là chi phí bên ngoài cận biên do doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất, về nguyên tắc người nông dân phải chịu thiệt hại lớn hơn do tình trạng ô nhiễm môi trường song để đơn giản ta có thể coi MEC cũng chính là chi phí thiệt hại cận biên của nông dân MDC bởi vì để khắc phục MEC người nông dân đã phải thực hiện chi phí giảm thải cận biên MAC. Vậy ta coi doanh nghiệp gây chi phí bên ngoài là bên A còn người hứng chịu thiệt hại môi trường (nông dân quanh vùng) là bên B thì ta có MECA = MDCB = MACB. Việc xử lý nước thải do doanh nghiệp gây ra cũng có thể do chính doanh nghiệp đó thực hiện, gọi MACA là chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp thì đồ thị biểu diễn các chi phí giảm thải của A và B trình bày như hình vẽ.

Khi doanh nghiệp gây ra lượng thải q* ta có MACA = MDCB­ = MACB nghĩa là ở mức ô nhiễm ấy thiệt hại mà A gây ra đúng bằng chi phí mà B gánh chịu, đó cũng là chi phí cận biên để giải quyết ô nễm là bằng nhau cho dù A hay B thực hiện. q* là mức thải hay mức ô nhiễm, ở đó không ai bị thiệt hại về mặt kinh tế, đó chính là mức ô nhiễm tối ưu do cơ chế thị trường tạo lập nên.

- Nếu nông dân quanh vùng có quyền tài sản thì họ có quyền không cho nhà máy thải một đơn vị nào, muốn vậy doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí giảm thải rất lớn là p2. Một chi phí giảm xuống đến p2' nhờ sự thương lượng với nông dân, doanh nghiệp có mức giảm q2' nên chi phí giảm thải bớt đi một lượng lớn trong khi đó nông dân phải chịu một chi phí là OA2q2'. Doanh nghiệp phải chi trả nông dân ít nhất một lượng chi phí ấy để được hưởng phần lợi ích chênh lệch do giảm chi phí, phần lợi ích nhà máy thu được có giá trị bằng diện tích OAA1A2 tính theo:

NB A = ∫ 0 q2 ( MAC A − MDC B ) dQ size 12{ ital "NB" rSub { size 8{A} } = Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{q2} } { ( ital "MAC" rSub { size 8{A} } - ital "MDC" rSub { size 8{B} } ) ital "dQ"} } {}
  • Nếu doanh nghiệp có quyền tài sản, tức là có quyền gây ô nhiễm đối với nông dân quanh vùng, khi đó vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất với số lượng lớn, do vậy lượng phát thải mức ô nhiễm là lớn nhất đó là qm. Thiệt hại do một đơn vị ô nhiễm gây ra cho nông dân quanh vùng tương ứng Pm, để giảm lượng ô nhiễm từ qm xuống q1, khi đó nông dân quanh vùng phải đến thỏa thuận với doanh nghiệp, họ sẽ chấp nhận đền bù cho doanh nghiệp ít nhất bằng diện tích tam giác q1 B2 qm và họ sẽ được hưởng một khoản lợi ích thực do giảm ô nhiễm bằng diện tích tứ giác B1BqmB2 tính theo:
NB B = ∫ q 1 qm ( MDC B − MAC A ) dQ size 12{ ital "NB" rSub { size 8{B} } = Int cSub { size 8{q rSub { size 6{1} } } } cSup { ital "qm"} { ( ital "MDC" rSub { size 8{B} } - ital "MAC" rSub { size 8{A} } ) ital "dQ"} } {}

Nếu hai bên thoả thuận được các nguyên tắc đền bù như ở trên thì cả hai sẽ dẫn đến sự đồng ý mức xả thải lớn nhất là q* là mức thải có hiệu quả xã hội, ở đó mức chi phí giảm thải là hiệu quả nhất.

Định lý Coase và những hạn chế của nó

Từ sự phân tích trên khi quyền tài sản được xác định rõ ràng, ta có thể áp dụng cho mọi phân tích tình huống. Vấn đề cơ bản nhất trong sự phân tích này là tính tuỳ thuộc rất lớn trong việc phân phối lợi nhuận của các bên trao đổi ai là người có quyền tài sản còn việc tiến đến sự cân bằng chi phí xã hội tối ưu ứng với mức thải tối ưu lại không phụ thuộc vào điều đó. Xuất phát từ sự phát triển này, Ronald N Coase đã phát biểu nội dung sau đây trong tạp chí Luật pháp Kinh tế dưới bài viết nhan đề "Vấn đề chi phí xã hội" xuất bản tháng 3/1960, gọi là định lý Coase rất nổi tiếng:

Khi các bên có thể mặc cả mà không phải chi phí gì thêm và để làm cho cả hai bên cùng có lợi, cơ chế thị trường sẽ làm cho hoạt động chống ô nhiễm trở nên có hiệu quả bất kể quyền tài sản được ấn định như thế nào.

Tính khả thi của định lý Coase:

Xét về mặt Kinh tế, phân tích theo mô hình ý tưởng của định lý Coase là một ý tưởng tốt, nó thể hiện được quy luật cơ bản của kinh tế thị trường là quy luật cung cầu và thể hiện tính hiệu quả Pareto trong hoạt động kinh tế. Tuy vậy, tính khả thi trong thực tiễn không cao vì 4 lý do cơ bản sau đây:

- Việc vận dụng mô hình mặc cả ô nhiễm chỉ đúng trong trường hợp thị trường cạnh tranh, đối với hoàn cảnh thị trường không cạnh tranh thì không thể thực hiện được.

- Thông thường các quyền tài sản được ấn định không rõ ràng đặc biệt là đối với những loại tài sản sở hữu chung.

- Việc mặc cả thành công hay tan vỡ phụ thuộc rất lớn vào việc thông tin có chính xác không, việc giám sát có tốn kém không. Khi mặc cả thì cả hai bên đều tin rằng mình có thể và phải được lợi nhiều hơn do đó mỗi bên đều giữ thái độ cứng rắn khi mặc cả hoặc mỗi bên đều có thiện chí nhưng đều không xác định được nên cứng rắn đến mức nào hoặc là không xác định được phân lợi của mình là bao nhiêu nên đưa cao để khỏi bị thiệt hại và chắc rằng bên kia phải nhượng bộ. Thái độ đó gọi là thái độ chiến lược và là nguyên nhân của mọi sự thất bại khi mặc cả.

- Chi phí giao dịch thường rất lớn và thường đổ lên vai người không có quyền tài sản. Trong trường hợp mặc cả tốn kém nhiều về thời gian và chi phí, có khi phần tốn kém còn lớn hơn phần lợi ích nhận được thì quá trình mặc cả ít khi xảy ra. Trong trường hợp các ngoại ứng là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng phải giải quyết thì buộc phải nhờ đến vai trò chính phủ.

Gọi C là chi phí giao dịch của mặc cả

Gọi B là lợi ích thu được khi mặc cả

Gọi T là chi phí giao dịch của chúnh phủ

Ta thấy B > C có thể giao dịch (mặc cả)

C >B không thể mặc cả. Lúc này cần có sự can thiệp của chính phủ. Tuy vậy nhờ chính phủ khi B > T < C để còn một phần chi phí cho sự tham gia xử lý của chính phủ.

Một giải pháp theo pháp luật khác với mô hình mặc cả là đi kiện để được đền bù hay bồi thường vì những thiệt hại. Khi một bên bị một bên khác gây thiệt hại thì đều có quyền kiện đòi bồi thường. Nếu thắng kiện nạn nhân nhận được khoản tiền bồi thường bằng số thiệt hại mà mình gánh chịu, khoản tiền này do hai bên trả cho nhau qua vai trò phân xử của luật pháp chứ không phải là phí thải (bắt buộc trả cho chính phủ) hoặc đền bù chi phí (trả cho nhau do tự giác).

Việc xét xử vụ kiện giải quyết ngoại ứng có các hạn chế sau:

- Chi phí giao dịch của mọi cuộc tranh chấp đều rất lớn, có khi còn lớn hơn cả chi phí điều hành mức xả thải.

- Các đơn vị gây ngoại ứng đều biết kiện tụng tốn kém nên có xu hướng gây ngoại ứng vừa đủ để bên thiệt hại thấy nếu có kiện đòi thì chỉ được lợi ít thôi.

- Việc xác định quy mô thiệt hại không rõ ràng nên khó phân xử mức đền bù.

- Thông thường có nhiều tiêu cực khi kiện tụng làm cho việc khắc phục bằng pháp luật không công bằng, không chính xác .

  • Việc kiện tụng mang lại lợi ích cho rất đông người trong khi việc theo kiện hoặc chi phí là của một hoặc một nhóm người. Điều đó tạo ra ngoại ứng tích cực của các vụ kiện môi trường: nên xu hướng chung là ít khi xảy ra.

Minh hoạ 2.1: Đền bù thiệt hại về môi trường.

Sự cố tràn dầu từ năm 1989 đến năm 1999: 40 vụ. Trong đó có 14 vụ thực hiện bồi thường với tổng số tiền bồi thường đã nhận được là: 5.501.000 USD và 885.500.000

đồng.

Một số vụ nổi bật:

  1. Vụ tràn dầu ở Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh), ngày 3/10/1994.
  • Lượng dầu tràn: 1.700 tấn.
  • Bồi thường thiệt hại về môi trường: 4.2000.000 USD.
  • Vụ tràn dầu ở Cát Lái, ngày 27/1/1996.
  • Lượng dầu tràn: 72 tấn.
  • Bồi thường thiệt hại môi trường 600.000USD.
  • Vụ tràn dầu tại công ty đường La Ngà, ngày 12/9/1997.
  • Lượng dầu tràn: 2.780 lít
  • Bồi thường thiệt hại cho các bè cá: 178 triệu đồng.
  • Phạt vi phạm hành chính: 35 triệu.
  • Vụ tràn dầu tại Bình Khánh (huyện Cần Giờ), ngày 16/8/1998.
  • Lượng dầu tràn: 41 tấn
  • Bồi thường thiệt hại môi trường: 500 triệu đồng.
  • Sự cố rò rỉ hoá chất.

Các vụ nổi bật:

  • Rò rỉ khí mê tan (CH4) gây sập hầm lò tại mỏ than Mạo Khê, Quảng ninh, tháng 1 năm 1999.
  • Rò rỉ gây ngạt khí mê tan tại công ty thuỷ sản Cam Ranh, khánh Hoà.
  • Hỗ trợ sản xuất.
  • Công ty VEDAN đồng ý hỗ trợ kinh phí ngư nghiệp: 15 tỷ đồng.
  • Nhà máy nhiệt điện Phả lại đồng ý hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: 900 triệu đồng.

Nguồn: Sự cố môi trường, đền bù thiệt hại về môi trường. Cục môi trường 1993-2000 “Xây dựng và phát triển”. Hà nội – 2000.

0