Kiểm thử khả năng tương thích
Trong phần trước, bạn đã được tìm hiểu về kiểm thử cấu hình phần cứng và cách đảm bảo rằng phần mềm sẽ làm việc hoàn toàn với phần cứng mà nó được thiết kế để chạy trên và kết nối với. Phần này đề cập tới lĩnh vực kiểm thử tính tương tương thích giữa các ...
Trong phần trước, bạn đã được tìm hiểu về kiểm thử cấu hình phần cứng và cách đảm bảo rằng phần mềm sẽ làm việc hoàn toàn với phần cứng mà nó được thiết kế để chạy trên và kết nối với. Phần này đề cập tới lĩnh vực kiểm thử tính tương tương thích giữa các phần mềm.
Việc kiểm thử xem một chương trình có hoạt động tốt với các chương trình khác hay không đã trở nên ngày càng quan trọng vì các khách hàng luôn yêu cầu khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các chương trình có kiểu khác nhau, và có tác dụng là có khả năng chạy nhiều chương trình cùng một lúc.
Một chương trình có thể đã từng được giới thiệu (phát triển) như chỉ một ứng dụng. Nó có thể chạy trong môi trường quen biết, thông hiểu, lành tính, tách khỏi bất kì điều kiện nào dàn tới việc làm nó bị tổn thương (hỏng hóc). Ngày nay, chương trình như vậy dường như vậy cần nhập và xuất dữ liệu tới các chương trình khác, được chạy với các hệ điều hành khác nhau và với các trình duyệt web cũng khác nhau, đồng thời gắn liền với các phần mềm khác mà đang đựợc cùng được chạy trên cùng một phần cứng. Việc kiểm thử khả năng tương thích nhằm đảm bảo rằng sự tương tác này đạt hiệu quả tốt như mong muốn của người sử dụng.
Trọng tâm của bài này là:
-Phần mềm tương thích có nghĩa là gì?
-Các tiêu chuẩn để kết luận khả năng tương thích.
-Các cơ sở nền tảng là gì và chúng có ý nghĩa gì với khả năng tương thích.
-Tại sao khả năng chuyển tải dữ liệu giữa các ứng dụng phần mềm là chìa khóa (mấu chốt) dẫn tới khả năng tương thích.
của phần mềm nghĩa là kiểm tra xem phần mềm của bạn có tương tác và chia sẻ thông tin chính xác với các phần mềm khác nhau không. Sự tương tác này có thể xảy ra giữa 2 chương trình chạy đồng thời trên cùng một máy tính, hoặc thậm chí trên các máy tính khác nhau được kết nối Internet ở cách nhau tới hàng nghìn dặm. Việc tương tác cũng có thể đơn giản như việc lưu dữ liệu ở một đĩa mềm và chuyển nó bằng tay tới một máy khác qua những căn phòng.
Các ví dụ về phần mềm tương thích:
- Cắt text từ một trang web và dán nó vào một document đã được mở trong bộ xứ lý từ của bạn.
- Lưu dữ liệu về các phép tình từ một chương trình có trang bảng tính và sau đó load nó bởi một chương trình bảng tính khác hoàn toàn
- Có một phần mềm sửa ảnh làm việc tốt trên các phiên bản khác nhau của cùng hệ điều hành
- Có bộ xử lý từ load về tên, địa chỉ từ chương trình quản lý những địa chỉ liên lạc của bạn và in ra những thiếp mời và phòng bì riêng cho từng cá nhân
- Nâng cấp một chương trình cơ sở dữ liệu mới và có tất cả các cơ sở dữ liệu đang tồn tại đã load về và làm việc như chúng đã làm với chương trình cũ
- Khả năng tương thích có ý nghĩa gì với phần mềm của bạn phụ thuộc vào việc đội kiểm thử của bạn quyết định tập chung vào cái gì và cấp độ kiểm thử nào được hệ thống (hệ điều hành) phần mềm của bản sẽ chạy trên yêu cầu. Phần mềm cho thiết bị y tế chạy trên hệ điều hành của riêng nó lưu giữ dữ liệu của nó trên các hộp chứa và không kết nỗi với bất kỳ thiết bị nào khác sẽ không có sự quan tâm tới khả năng tương thích.
Tuy nhiên, phiên bản thứ 5của bộ xử lý từ (xem hình 5.9) vốn đọc viết các file từ các bộ xử lý khác cho phép nhiều người sử dụng chỉnh sửa trên Internet và hỗ trợ việc thêm vào các hình ảnh và trang bảng tính từ các ứng dụng khác có vô số điều cần quan tâm về khả năng tương thích.
Nếu bạn được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm thử khả năng tương thích của phần mềm đối với một loại phần mềm khác, bạn cần có câu trả lời cho các câu hỏi:
- Các nền khác nào (hệ điều hành trình duyệt web, hay một trường điều hành khác) và các phần mềm ứng dụng khác nào mà phần mềm của bạn được thiết kế để tương thích với? Nếu phần mềm bạn đang kiểm thử là một nền (platform), những ứng dụng nào được thiết kế để chạy dưới chúng?
- Các tiêu chuẩn hay hướng dẫn về khả năng tương thích nào nên được làm theo mà xác định cách thức phần mềm của bạn tương tác với các phần mềm khác?
- Kiểu dữ liệu nào phần mềm của bạn sẽ dùng để tương tác và chia sẻ thông tin với các nền (platform) và phần mềm khác?
Khả năng tương thích với các ứng dụng phần mềm khác nhanh chóng trở nên phức tạp.
Việc có được các câu trả lời cho các câu hỏi trên là việc kiểm thử thống kê cơ bản- cả hộp trắng lẫn hộp đen. Nó bao gồm toàn bộ sự phân tích những đặc tả về sản phẩm và bất kì chi tiết hỗ trợ nào. Nõ cũng có thể đòi hỏi phải thảo luận với các lập trình viên và cả việc xem xét lại mã (code) để đảm bảo rằng tất cả các đường dẫn đến và đi từ phần mềm của bạn là xác định. Phần còn lại của chương trình này sẽ đề cập chi tiết hơn về các câu hỏi này.
Việc lựa chọn các nền mục tiêu hay các ứng dụng tương thích thực sự là nhiệm vụ quản lý chương trình hoặc nhiệm marketing. Người nào đó rất quen thuộc với khách hàng sẽ quyết định xem phần mềm của bạn được thiết kế cho một hệ điều hành chuyên biệt. Một trình duyệt web hay các platform khác, chúng sẽ xác định phiên bản hay những phiên bản nào phần mềm cần tương thích trên các gói phần hoặc các màn hình start up.
Thông tin này là một phần trong bản đặc tả và nói cho đội phát triển và kiểm thử biết họ nên hướng mục tiêu vào cái gì. Mỗi platform đều có tiêu chuẩn phát triển của riêng mình và nó rất quan trọng trên quan điểm quản lý dự án, để làm cho sanh sách platform này càng nhỏ càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
a) Backward and Forward Compatibility (khả năng tương thích trước và sau)
Hai thuật ngữ bạn sẽ nghe liên quan đến kiểm thử khả năng tương thích là khả năng tương thích trước và sau (Backward and Forward Compatibility). Nếu cài gì đó có khả năng tương thích trước, nó sẽ làm việc được với các phiên bản phần mềm trước. Nếu cài gì đó có khả năng tương thích sau, nó sẽ làm việc được với các phiên bản phần mềm tương lai.
Minh họa đơn giản nhất về tương thích trước và sau là với 1 file .txt hoặc một file text (như chỉ ra trong hình 5.10), một file text đã được tạo ra bởi cách dùng notepad 98 chạy dưới Windows 98 là tương thích trước với các đường dẫn về MS – DOS 1.0. Nó cũng tương thích sau với dịch vụ windows XP gói 2 và dường như còn hơn nữa.
khả năng tương thích trước và sau cho biết những phiên bản nào sẽ làm việc được với phần mềm hoặc các file dữ liệu của bạn
Chú ý: Không nhất thiết tất cả các phần mềm hay các file đều phải tương thích trước và sau. Đó là quyết định trong tương lai về sản phẩm do những nhà thiết kế phần mềm cần tạo ra. Dù vậy, bạn nên cung cấp input về việc cần kiểm thử nhiều thế nào để kiểm tra khả năng tương thích trước và sau đối với phần mềm.
b) The Impact of Testing Multiple Versions (Khó khăn của việc kiểm thử nhiều phiên bản)
Kiểm tra xem nhiều phiên bản của Platform và các ứng dụng phần mềm có làm việc tốt với nhau hay không có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Hãy cân nhắc tình huống bản phải kiểm thử khả năng tương thích một phiên bản mới của một hệ điều hành đã nổi tiếng. Các lập trình viên đã tạo ra vô số lỗi và nâng cập sự hoạt động, đồng thời thêm vào code rất nhiều đặc tính. Có thể có hàng chục hoặc hàng trăm nghìn các phiên bản của OS. Mục tiêu của dự án là 100% phải tương thích với chúng.
nếu bạn kiểm thử tính tương thích, bạn cần kiểm tra xem các gói ứng dụng có làm việc tốt với nó không
Đây là một việc lớn nhưng nó chỉ là một ví dụ về cách phân chia tương đương có thể được áp dụng để giảm thiểu số lượng công việc.
Chú ý: Để bắt đầu nhiệm vụ kiểm thử khả năng tương thích của phần mềm, bạn cần phân chia tương đương tất cả các sự kết hợp phần mềm có thể thành các tập hợp nhỏ nhất có hiệu quả làm cho phần mềm của bạn tương tác tốt được với các phần mềm khác.
Tóm lại, bạn không thể kiểm thử tất cả hàng nghìn chương trình trên hệ điều hành của mình. Vậy bạn cần quyết định xem phần mềm nào quan trọng nhất để kiểm thử. Từ mấu chốt ở đây là “tính quan trọng”. Tiêu chuẩn dẫn tới việc quyết định chọn chương trình nào là:
- Sự phổ biến (popularity): Hãy sử dụng dữ liệu về kinh doanh để chọn ra top 100 hay 1000 chương trình phổ biến nhất
- Tuổi thọ (age): Có thể bạn muốn chọn các chương trình hay phiên bản có tuổi đời dưới 3 tuổi.
- Loại (type): Phân chia thế giới phần mềm thành các loại như CSDL, painting (vẽ), writing (viết), về tính toán (accounting), liên lạc,… Hãy chọn các phần mềm từ mỗi danh mục để kiểm thử.
- Hãng sản xuất: Một tiêu chuẩn khác để chọn phần mềm là dựa vào công ty đã tạo ra nó.
Cũng giống trong kiểm thử cấu hình phần cứng không có câu trả lời “text box” đúng, bạn và đội của bạn sẽ cần quyết định cái gì là vấn đề mấu chốt rồi sau đó sử dụng tiêu chuẩn đó để tạo ra những sự tách phần tương đương đối với phần mềm bạn cần kiểm thử.
Ví dụ trước đó đã đề cập tới việc kiểm thử khả năng thích một platform hệ điều hành mới. Những vấn đề tương thích được áp dụng vào việc kiểm thử một ứng dụng mới (xem hình 5.12). Bạn cần quyết định bạn nên kiểm thử phần mềm của mình trên phiên bản platform nào và bạn nên kiểm thử phần mềm của bạn với các ứng dụng phần mềm nào khác
của một ứng dụng mới có thể yêu cầu bạn phải kiểm thử nó trên nhiều platform và với nhiều ứng dụng
Từ bài này, bạn đã học về việc lựa chọn phần mềm mà banjse kiểm thử khả năng tương thích với chương trình của bạn. Bây giờ đã đến lúc xem xét cách thức bạn cập nhất kiểm thử trên thực tế. Bước dừng lại đầu tiên của bạn là nghiên cứu các tiêu chuẩn và hướng dẫn hiện có mà có thể áp dụng đối với phần mềm của bạn hay platform.
Thực ra có 2 cấp độ yêu cầu: cấp độ cao và cấp độ thấp. Đó có thể là cách dùng sai thuật ngữ khi đề cập chúng là cao và thấp, nhưng xét ở phương diện nào đó, đó thực sự là như vậy. Các tiêu chuẩn cấp độ cao là các tiêu chuẩn và cảm giác của nó, các đặc tính được hỗ trợ của nó… Các tiểu chuẩn cấp độ thấp là các chi tiết cơ bản, chẳng hạn các định dạng file, các giao thức truyền thông qua mạng. Cả hai loại tiêu chuẩn đều quan trọng và đều cần được kiểm thử để đảm bảo khả năng tương thích.
a) Các tiêu chuẩn và hướng đẫn cấp độ cao (High-Level Standards and Guidelines)
Liệu phần mềm của bạn có chạy dưới các hệ điều hành Windows, Max, Linus? Liệu nó có phải là một ứng dụng Web? Nếu vậy, nó sẽ chạy trên các trình duyệt nào? Mỗi điều sau đây coi như một platform và hầu hết đều có những tập hợp tiêu chuẩn và hướng dẫn phải được làm theo nếu một ứng dụng được cho là tương thích với platform.
Ví dụ về việc cấp chứng chỉ logo của Microsoft (the Certified for Microsoft Windows logo) (hình 5.13). Để được cấp logo này phần mềm của bạn phải chạy và qua trược sử kiểm tra về khả năng kiểm thử tương thích bởi một phòng kiểm thử độc lập. Mục đích là để đảm bảo rằng phần mềm của bạn có thể chạy tốt và đáng tin cậy trên hệ điều hành.
The Certified for Microsoft Windows logo có nghĩa là phần mềm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn được đưa ra theo tiêu chuẩn
Một số ví dụ về các yêu cầu về logo về các yêu cầu về logo là các phần mềm phải:
- Hỗ trợ được cho chuột với hơn 3 nút (button)
- Hỗ trợ cài đặt trên ổ đĩa thay cho ổ C: và D:
- Hỗ trợ filename (tên file) dài hơn định dạng DOS 8.3
- Không đọc, viết, mặt khác phải sử dụng được các file hệ thống cũ như win.ini, system.ini, autoexec.bat, hoặc config.sys
Những điều này có vẻ đơn giản và là những yêu cầu đương nhiên, nhưng chúng chỉ là 4 hạng mục trong tài liệu hơn 100 trang. Việc đảm bảo rằng phần mềm của bạn tuân theo tất cả các yêu cầu về logo là điều khó khăn, nhưng nó có giá trị nhiều hơn rất nhiều các phần mềm tương thích
Chú ý: Các chi tiết về logo của windows có thể được xem tại địa chỉ msdn.microsoft.com/certification. Các chi tiết cho việc sử dụng logo Apple Mac có thể được xem tại địa chỉ deverloper.apple.com/testing
b) Các tiểu chuẩn hướng dẫn cấp độ thấp
Thực tế, các tiêu chuẩn hướng dẫn cấp độ thấp quan trọng hơn các tiêu chuẩn cấp độ cao, bạn có thể tạo ra một chương trình chạy trên windows mà không có hình dạng và cảm giác của các phần mềm windows khác. Nó có thể sẽ không được cấp chứng chỉ về logo certified for Microsoft windows. Những người sử dụng có thể được cảnh báo về sự khác biệt so với các ứng dụng khác, nhưng họ vẫn có thể sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu phần mềm của bạn là một chương trình đồ họa mà lưu giữ các file của nó trên đĩa ví dụ như các file *.pict (định dạng file đồ họa Macitosh chuẩn) nhưng chương trình lại không tuân theo các tiêu chuẩn dành cho file *.pict, thì những người sử dụng sản phẩm của bạn sẽ không thể xem các file này ở bất kỳ chương trình nào khác. Phần mềm của bạn sẽ không tương thích với chuẩn và sẽ là một sản phẩm có tuổi thọ ngắn.
Tương tự như vậy, các giao thức truyền thôn, những cú pháp lập trình, và bất kỳ phương tiện nào mà các chương trình sử dụng để chia sẻ thông tin phải bám chặt các tiêu chuẩn và hướng dẫn đã được đưa ra.
Các tiêu chuẩn cấp độ thấp thường được cho là hiển nhiên, nhưng từ khía cạnh của một kiểm thử viên, chúng phải được kiểm thử. Bạn nên xử lý các tiêu chuẩn tương thích như một sự mở rộng đối với các đặc tả của phần mềm. Nếu bản đặc tả phần mềm cho biết rằng “phần mềm sẽ lưu và tải các file đồ họa như *.bmp, *.jpg, và định dạng *.gif”, bạn cần tìm kiếm các tiêu chuẩn cho những định dạng này và thiết kế các bài kiểm tra để xác nhận rằng phần mềm thực sự tuân theo các tiêu chuẩn đó.
Chú ý: Đừng tin tưởng một cách cần thiết đối với bản dịch về các tiêu chuẩn và hướng dẫn của đội của bạn. Hãy tự tra chúng và phát triển các bài kiểm tra trực tiếp của mình từ nguồn gốc của nó. Hãy nhớ rằng sự khác biệt giữa sự chính xác và tập trung (cô đọng). Bạn không muốn mã tương thích của sản phẩm của mình tập chung hoàn toàn nhưng lại không cô đọng.
Việc chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng thực sự là thứ cung cấp sức mạnh cho phần mềm. Một chương trình thứ cung cấp sức mạnh cho phần mềm. Một chương trình được viết tốt mà hỗ trợ và gắn với các tiêu chuẩn cho trước đồng thời cho phép người sử dụng dễ dàng chuyển dữ liệu đến và đi từ phần mềm khác là sản phẩm có khả năng tương thích lớn.
Các phương tiện chuyển tải dữ liệu từ chương trình này tới chương trình khác quen thuộc nhất thì lưu và tải các file đĩa (disk files). Như đã được bàn luận trong các phần trước, việc gắn với các tiêu chuẩn cấp thấp đối với các định dạng file và đĩa là thứ làm cho việc chia sẻ này trở nên khả thi. Dù đôi khi các phương tiện khác được cho là đương nhiên, vẫn cần được kiểm thử khả năng tương thích. Sau đây là một số ví dụ:
- Lưu file (file save) và tải file (file load) là các phương pháp chia sẻ dữ liệu mà mọi người đều quan tâm. Bạn lưu dữ liệu của mình vào một đĩa mềm (hoặc các phương tiện lưu trữ từ và quang khác) và sau đó di chuyển nó bằng tay tới máy tính khác đang chạy phần mềm khác và tải nó. Định dạng dữ liệu của các file cần đáp ứng các yêu cầu để nó tương thích trên cả 2 máy.
- Nhập file (file import) và xuất file (file export) là các phương tiện mà nhiều chương trình sử dụng để tương thích với các phiên bản cũ hơn của chính chúng và với cả các chương trình khác. Hình 5.14 chỉ ra rằng hộp thoại Microsoft word file open và một số trong 23 định dạng file khác nhau có thể nhập vào bộ xử lý từ
Microsoft Word có thể nhập tới 23 định dạng file khác nhau
- Để kiểm thử đặc tính nhập file, bạn cần tạo ra các tài liệu kiểm thử trong mỗi định dạng file tương thích – có lẽ bằng cách xử dụng phần mềm gốc mà đã viết nên định dạng đó. Những tài liệu đó có thể cần có các mẫu text khả thi được phân tách tương đương và định dạng nhằm kiểm tra, rằng mã nhập đã chuyển đổi nó hoàn toàn sang một định dạng mới.
- Cut, coppy, paste, là các phương pháp chia sẻ dữ liệu giữa các chương trình mà không phải chuyển dữ liệu qua một đĩa. Trong trường hợp này việc chuyển diễn ra một bộ nhớ qua một chương trình sơ cấp gọi là Clipboard. Hình 5.15 chỉ ra cách việc chuyển này diễn ra.
Hệ thống Clipboard tạm thời lưu giữ một loại dữ liệu khác được copy từ ứng dụng này sang ứng dụng khác
-
- Clipboard được thiết kế để tổ chức nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Những kiểu thông thường trên Window là text, hình ảnh và âm thanh. Những kiểu dữ liệu này cũng có thể là các định dạng khác nhau. Ví dụ, text có thể là text cũ thuần túy, HTML hay Rich text. Hình ảnh có thể là bitmap, hay metafile hoặc tift. Bất cứ khi nào một người sử dụng thực hiện thành công cut hay coppy, dữ liệu được chọn sẽ được đặt ở Clipboard. Khi anh ta paste nó được coppy từ clipboard sang phần mềm đích. Một số ứng dụng có thể chỉ chấp nhận những kiểu dữ liệu hoặc định dạng đang được paste trong chúng. Ví dụ một chương trình painting có thể chấp nhận các hình ảnh nhưng không chấp nhận các text.
- Hình 5.15 clipboard hệ thống là nơi lưu trữ tạm thời cho các kiểu dữ liệu khác mà đang được coppy từ một ứng dụng sang ứng dụng khác.
- Nếu bạn đang kiểm thử khả năng tương thích của một chương trình, bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu của nó có thể được coppy hoàn toàn vào hoặc ra từ clipboard đến các chương trình khác. Đặc tính này được sử dụng thông qua việc sử dụng thể nhầm lẫm và quá thường xuyên, người ta quên có nhiều mã phía sau việc đảm bảo rằng nó làm việc và tương thích qua rất nhiều phần mềm khác nhau.
- DDE (phát âm là D-D-E), COM (mô hình đối tượng chung), OLE (phát âm là oh-lay) là các phương pháp trong window để chuyển dữ liệu qua hai ứng dụng. DDE là viết tắt của dynamic data exchange (trao đổi dữ liệu động) và OLE là viết tắt của object Linking and Embedding (liên kết và nhúng đối tượng). Các platform khác hỗ trợ các phương pháp tương tự.
- Không cầm phải xem xét quá chi tiết các công nghệ trong cuốn sách này, nhưng sự khác biệt đầu tiên giữa hai phương pháp lay và clipboard là với DDE và OLE, dữ liệu có thể đi từ ứng dụng này sang ứng dụng khác trong khoảng thời gian thực. Cut và coppy là hoạt động bằng tay đơn giản thủ công. Với DDE và OLE việc chuyển có thể xảy ra một cách tự động. Một ví dụ về cách những phương pháp trên được sử dụng có thể là một báo cáo thành văn được thực hiện trong bộ xử lí từ mà có một biểu đồ hình bánh (pie-chart) được tạo ra bởi một chương trình bảng tính. Nếu tác giả của bài báo cáo coppy và paste biểu đồ vào báo cáo đó có thể là một snap-shot về phương diện thời gian của dữ liệu. Tuy nhiên nếu tác giả nối biểu đồ đó vào báo cáo như một đối tượng, khi các số ở dưới cho sự thay đổi của biểu đồ, đồ họa mới sẽ tự động xuất hiện trong bản báo cáo.
- Đây là tất cả những điều khá thú vị, nhưng đó cũng có thể là một thử thách khi kiểm thử để chắc chắn rằng tất cả các đối tượng đang liên kết, nhúng và việc kiểm tra dữ liệu diễn ra chính xác.
- Bài này đã giới thiệu cho bạn những điều cơ bản về kiểm thử khả năng tương thích. Trong thực tế, một cuốn sách hoàn chỉnh có thể được viết về vấn đề này, và chỉ một chương thì không thể nói hết được về chủ đề. Mỗi platform và mỗi ứng dụng đều là duy nhất và các vấn đề tương thích có thể hoàn toàn khác trên một hệ thống khác.
- Khi là một kiểm thử viên mới, bạn có thể được phân công nhiệm vụ kiểm thử phần mềm tương thích của mình. Điều đó có thể hơi là vì nó là một nhiệm vụ quá lớn và phức tạp, nhưng bạn sẽ được giao cho chỉ một phần của toàn bộ công việc. Nếu dự án của bạn là một hệ điều hành mới bạn có thể được yêu cầu chỉ kiểm thử tương thích bộ xử lí từ hoặc các chương trình đồ họa. Nếu dự án của bạn là chương trình về các ứng dụng, bạn có thể được yêu cầu kiểm thử tương thích nó trên nhiều platform khác nhau.
- Mỗi kiểu đều là nhiệm vụ có thể quản lí được mà bạn có thể được xoay sở dễ dàng nếu bạn tiếp cận kiểm thử với ba điều đầu tiên trong đầu.
- Tách phần tương đương tất cả các lựa chọn có thể đối với phần mềm tương thích thành các tập hợp có thể quản lí được. Dĩ nhiên người quản lí của bạn nên đồng ý với danh sách của bạn và hiểu được rủi ro khi không kiểm thử tất cả.
- Nghiên cứu các chuẩn và hướng dẫn cấp độ cao và thấp mà có thể áp dụng vào phần mềm của bạn. Hãy sử dụng phần mềm này như sự mở rộng bản đặc tả về sản phẩm của bạn.
- Hãy kiểm thử tất cả các cách mà dữ liệu có thể đi giữa các chương trình bạn đang kiểm thử. Việc trao đổi dữ liệu này là thử nghiệm để đảm bảo một chương trình tương thích với một chương trình khác.