24/05/2018, 22:02

Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước và của Việt Nam

Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Trong các điều kiện đặc trưng đối với sự phát triển du lịch, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch đều khẳng ...

Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Trong các điều kiện đặc trưng đối với sự phát triển du lịch, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch đều khẳng định rằng tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Nhận thức rõ điều này nhiều nước đã đưa ra những chính sách nhằm bảo vệ các tài nguyên du lịch, trong đó bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng.

Trung Quốc là một trong những nước đã đạt được thành tựu lớn trong việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch. Từ năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã 7 năm liền tổ chức toạ đàm trong thời gian họp quốc hội để nghe báo cáo về môi trường. Qua đó chính phủ Trung Quốc có những biện pháp cụ thể để cải tạo và bảo vệ môi trường. Các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường được thiết lập, tăng vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người dân bảo vệ môi trường. Với sự cố gắng của chính phủ, của toàn dân Trung Quốc nạn ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát toạ thuận lợi cho du lịch phát triển một cách bền vững. Chính phủ Trung Quốc không ngừng tăng vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường, từ năm 1996 đến năm 2000, Trung Quốc đã chi 360 tỉ nhân dân tệ. Nhờ đó Trung Quốc đã xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khu bảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với nhiều chủng loại động thực vật phong phú rất phù hợ cho phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch có xu thế tăng trong thời gian gần đây. Để bảo vệ sự phong phú của sinh vật, Trung Quốc là một trong những nước tham gia ký kết rất sớm “công ước tính đa dạng sinh vật”. Đồng thời chính phủ Trung Quốc tập trung sửa đổi và đưa ra luật mở để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Tính đến nay, đã có 6 bộ luật, hơn 30 đạo luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành, do đó môi trường Trung Quốc đã được kiểm soát và cải tạo đáng kể.

Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, do đó việc bảo vệ môi trường được nhiều nước quan tâm như Singapo, Nhật Bản… Nhờ đó, du lịch ở những nước này đã phát triển mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế nói chung.

Bởi vị trí, vai trò của du lịch đem lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội, văn hoá, môi trường…là rất lớn nên trong những năm qua du lịch đã được Đảng và nhà nước quan tâm phát triển. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, sự hưởng ứng của nhân dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ quốc tế và nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịch các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan, nên phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.

Hơn 40 năm phát triển và đổi mới ngành du lịch đã cho những kinh nghiệm quý báu:

  • Một là: từ định hướng đúng đắn của Đảng việc quán triệt đầy đủ vai trò và tác dụng nhiều mặt của du lịch, cũng như những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh và đi liền với hoạt động du lịch ở mọi cấp, mọi ngành hiện nay là rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong tình hình thế giới hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và xã hội hoá du lịch, quan hệ về mọi mặt giữa các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh trì phát triển du lịch là hướng chiến lược, yếu tố góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Hai là: du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lược quốc gia về phát triển du lịch và được cụ thể hoá bằng chương trình hành động quốc gia. Cần có một sự chỉ đạo tập trung thống nhất, đúng hướng và nhanh chóng từ cấp cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến các cấp thừa hành ở các bộ, ngành trung ương và địa phương, tạo môi trường cho du lịch phát triển đúng hướng và hiệu quả.
  • Ba là: quản lý nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện đất nước và hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới; phải đâu tư ban đầu bằng ngân sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; có bộ máy tổ chức tương ứng nhiệm vụ chính trị, đảm bảo ổn định, quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân; phối hợp đồng bộ, thường xuyên liên ngành, địa phương ở tất cả hoạt động liên quan đến du lịch trong va ngoài nước.
  • Bốn là: ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch và thể chế hoá thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể. Thường xuyên nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới, tổng kết thực tiễn kịp thời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của các ngành, các địa phương.
0