Kiến thức về bệnh loãng xương
Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh. LX được ...
Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh. LX được xếp tương đương với tay biến mạch vành ( nhồi máu cơ tim ) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não ( đột qụy ) trong bệnh cao huyết áp. Hiện nay, LX đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm “ (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease ) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. “ Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do LX, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á” nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu calci, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh LX còn gặp rất nhiều khó khăn. Loãng xương là bệnh xương yếu, nhẹ do mất xương làm cấu trúc xương thay đổi, gây ra bởi thiếu calcium, vitamin D, magnesium cùng những khoáng chất khác, và vitamin khác. Nếu bị loãng xương đã lâu mà không điều trị thì người bệnh sẽ thấp dần, dáng người gập xuống, lưng còng và đau nhức. Đo mật độ chất khoáng xương (bone mineral density = BMD) là cách đo mực calcium trong xương, và từ đó có thể ước lượng được tỉ số nguy cơ gẫy xương. Thử BMD là một phương pháp không xâm nhập, thường đo xương vùng xương chậu, cột sống, cổ tay, ngón tay, xương ống quyền, hay xương gót chân. Phương pháp hữu hiệu nhất là dùng Đo độ hấp thụ năng lượng đôi quang tuyến X ( Dual Energy X-ray Absorptionmetry hay DEXA). DEXA dùng để đo mật độ xương háng,cột sống hay toàn cơ thể. Kết quả thử nghiệm BMD được biểu hiệu qua chỉ số T (T-scores). Theo quy ước quốc tế, chỉ số T được coi như là mức độ khác biệt giữa mật độ xương trung bình cao nhất của một người ở tuổi 20 đến 30, và mật độ xương hiện tại, của người cùng phái tính và chủng tộc. Sự khác biệt giữa chỉ số "trẻ bình thường" và chỉ số của người được đo được gọi là độ lệch chuẩn (standard deviation/SD) Thí dụ: Nếu một người có mật độ xương cao nhất ở tuổi 20-30 là 1.00 g/cm2, với SD (độ lệch chuẩn) là 0.12 g/cm2 thì khi mật độ xương hiện tại là 0.60 g/cm2 thì chỉ số T của người này là : (0.60- 1.00)/0.12 = -3.33.
- BN có chỉ số T từ 2.5 đến -1 SD được coi như bình thường
- BN có chỉ số T từ -1 đến - 2.4 coi như bị mỏng xương (osteopenia)
- BN có chỉ số T dưới - 2.5 coi như bị loãng xương (osteoporosis)
Thử BMD cũng cho chỉ số Z. Chỉ số này so sánh BMD của người được đo với BMD trung bình của người cùng tuổi và cùng chủng tộc. Chỉ số Z không quan trọng, do đó chỉ có chỉ số T là chỉ số được coi là quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương. 3.1. Triệu chứng lâm sàng. Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp X quang mà thấy. - Biểu hiện lâm sàng là một hội chứng cột sống: Đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai. Đau làm cho cột sống cứng đờ, co thắt các cơ cạnh sống, gõ ấn vào các gai sau đốt sống đau tăng và lan tỏa. Đau tăng khi vận động, đứng, ngồi lâu, đau giảm khi nghỉ ngơi. - Tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết. Đôi khi có hội chứng rễ thần kinh biểu hiện bằng đau thần kinh hông to, đau thần kinh liên sườn vùng ngực bụng. - Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi. Xương dễ gẫy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gẫy cổ xương đùi, gẫy đầu dưới xương quay, gẫy lún đốt sống. Trên lâm sàng người ta chia loãng xương thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: chỉ có biểu hiện đau âm ỉ, đau tăng khi đứng lâu, ngồi lâu. + Giai đoạn 2: có biểu hiện giảm chiều cao cơ thể, gù lưng. + Giai đoạn 3: xương dễ gẫy, chạm nhẹ cũng bị gẫy. 3.2. Cận lâm sàng. 3.2.1. X quang. - Xương giảm tỷ trọng tăng sáng hơn bình thường, mức độ nhẹ có thể nhìn thấy cấu trúc các bè xương là những đường vân dọc hoặc chéo, mức độ nặng thì xương trong như thủy tinh, phần vỏ ngoài của xương đốt sống đạm hơn gọi là hiện tượng đốt sống bị đóng khung. - Hình ảnh lún đốt sống: xuất hiện hàng loạt trên nhiều đốt, đĩa đệm ít thay đổi, thân đốt sống giảm chiều cao và biến dạng, tạo nên hình ảnh thấu kính phân kỳ, hình chêm, hình đốt sống cá (phim nghiêng). Rénier dựa vào hình dạng đốt sống thắt lưng chụp nghiêng để đánh giá mức độ loãng xương bằng cách cho điểm như sau:
- 0: Thân đốt sống bình thường.
- 1: Mặt trên thân đốt sống hơi lõm.
- 2: Mặt trên lõm rõ.
- 3: Lõm cả 2 mặt trên dưới (thấu kính phân kỳ).
- 4: Đốt sống hình chêm.
- 5: Đốt sống hình lưỡi.
- Chụp xương đốt bàn tay hai ngón trỏ để đo chỉ số Barnett & Nordin, bằng cánh đo đường kính thân xương D, đường kính phần tủy xương d:
Chỉ số dưới 45 được coi là loãng xương. - Chụp đầu trên xương đùi ở tư thế thẳng để đánh giá chỉ số Singh: bình thường thấy 4 hệ thống các dải xương hiện rõ, khi các dải xương bị đứt gẫy, mất đi ít hay nhiều người ta cho điểm từ 1 đến 7 (7 là bình thường, 1 là rất nặng). 3.2.2. Các xét nghiệm. 3.2.2.1. Các xét nghiệm sinh hóa. - Định lượng calci, phospho, men phosphatase kiềm trong máu và nước tiểu đều bình thường. - Nghiệm pháp tăng calci máu: tiêm tĩnh mạch 20ml gluconat Ca 10%, lấy toàn bộ nước tiểu trong 9 giờ sau khi tiêm, định lượng số calci thải ra rồi so sánh với số calci thải ra trong 9 giờ ngày hôm trước khi chưa tiêm. Bệnh nhân loãng xương thì lượng calci thải ra cao hơn bình thường 30% (vì người loãng xương khả năng hấp thụ và giữ calci kém hơn người bình thường). - Nghiệm pháp vitamin D2: uống vitamin D2 mỗi ngày 15mg trong hai ngày liền, sau đó định lượng calci niệu sau 24 giờ, sau 48 giờ và sau 5 ngày. Bình thường calci niệu tăng 50-100mg trong 24 giờ đầu, sau đó trở về bình thường. Bệnh nhân loãng xương thì calci niệu tăng nhiều và kéo dài sau nhiều ngày. - Nghiệm pháp corticoid: trong 5 ngày mỗi ngày uống 25mg prednisolon, định lượng calci niệu từng ngày. Bình thường calci niệu không đổi, bệnh nhân loãng xương thì calci niệu tăng nhiều và kéo dài. 3.2.2.2. Các xét nghiệm đánh giá mức độ loãng xương khác. - Sử dụng đồng vị phóng xạ: uống Ca47 hoặc tiêm Ca45 sau đó theo dõi trong máu, nước tiểu và ghi xạ đồ. Bệnh nhân loãng xương thì khả năng cố định calci ở xương ít so với bình thường. - Phương pháp hấp thụ proton: dùng tia gama đơn dòng của I125 hay dùng 2 nguồn tia gama có năng lượng khác nhau của Gd153 chiếu vào vùng xương cẳng tay hay cột sống, trong bệnh loãng xương khả năng hấp thụ tia gama ít hơn so với bình thường. - Chụp CT scanner xương rồi so sánh với một bộ gam màu làm sẵn để xác định tỷ trọng và đánh giá chính xác mức độ loãng xương. - Sinh thiết xương cánh chậu: dựa vào sự thay đổi cấu trúc bè xương, các tế bào (tạo cốt báo và hủy cốt bào), tổ chức tạo xương để chẩn đoán tình trạng loãng xương. - Phương pháp đo mật độ khoáng trong xương (bone mineral density - BMD) bằng chỉ số T score:
Để xác định chỉ số T-score, người ta hay dùng các phương pháp sau: + Dual-energy X-ray absorptiometry (DEXA): sử dụng hai tia X với mức năng lượng khác nhau được định hướng vào xương của bệnh nhân. Khi sự hấp thu của mô mềm được loại trừ, BMD có thể được xác định nhờ vào độ hấp thu của mỗi tia bởi xương. Phương pháp DEXA này có thể đo ở mức mất xương cỡ 2% mỗi năm. + Ngoài phương pháp DEXA đo xương háng và xương cột sống, phương pháp đo DEXA ngoại biên (Peripheral dual-energy X-ray absorptiometry/P- DEXA) là một phương pháp biến chế của DEXA, dùng để đo mật độ xương chân tay, như xương cổ tay. Máy đo P-DEXA là máy nhỏ có thể di chuyển dễ dàng. P-DEXA dùng số lượng chất phóng xạ rất nhỏ, và đo rất nhanh chóng. Tuy nhiên máy này không hữu hiệu như DEXA khi dùng để theo dõi hiệu nghiệm của thuốc điều trị bệnh loãng xương. + Siêu âm là phương pháp thường dùng đầu tiên để dò lược tìm chứng loãng xương ở gót chân. Khi kết quả siêu âm cho thấy mật độ xương thấp, thì sau đó bệnh nhân được đề nghị cho làm DEXA. Phương pháp siêu âm cho kết quả nhanh và không độc hại. Tuy nhiên điểm bất lợi của siêu âm là không thể đo được mật độ của xương háng hay cột sống, và cũng không hữu hiệu như DEXA khi dùng để theo dõi hiệu nghiệm của thuốc điều trị bệnh loãng xương.
Kiến thức về lý ảnh Xử lý phân tích ảnh là quá trình thay đổi nhằm nâng cao chất lượng ảnh , tách lọc những đặc điểm cần quan tâm tùy vào mục đích riêng của người thiết kế.
Thiết kế chức năng 5.1. Các chức năng 5.1.1. Yêu cầu chức năng a. Cải thiện được chất lượng ảnh: Lọc nhiễu, thay đổi độ tương phản… b. Tách biên c. Phân vùng ảnh quan tâm d. Đo đặc tính vùng quan tâm e. Chẩn đoán bệnh 5.1.2. Yêu cầu phi chức năng a. Giao diện dễ nhìn b. Giúp chẩn đoán chính xác c. Hạ chi phí chẩn đoán 5.2 Thiết kế giao diện (file kèm theo )