Chú ý các biến đổi khác thường khi đi tiểu
Đặc điểm của bệnh ung thư bàng quang là huyết niệu không đau đớn, có khi trong nước tiểu có thể lẫn cục máu, huyết niệu có thể lúc có lúc không. Khi ung thư lan đến cổ bàng quang hoặc cục máu chặn kín đường ra sẽ xuất hiện hiện tượng khó tiểu tiện, sỏi trong bàng quang bít kín cổ của bàng quang ...
Đặc điểm của bệnh ung thư bàng quang là huyết niệu không đau đớn, có khi trong nước tiểu có thể lẫn cục máu, huyết niệu có thể lúc có lúc không. Khi ung thư lan đến cổ bàng quang hoặc cục máu chặn kín đường ra sẽ xuất hiện hiện tượng khó tiểu tiện, sỏi trong bàng quang bít kín cổ của bàng quang cũng gây ra việc không tiểu tiện được.
a) Đi tiểu khó khăn và bí đái
Nước tiểu không được thải ra một cách thoải mái gọi là đi tiểu khó khăn. Biểu hiện của nó là: tiểu tiện chậm, dòng nước tiểu nhỏ, cần phải dùng hơi rặn cho bật ra hoặc lúc đầu khó ra, phải đợi một lát sau mới chảy ra được, hoặc tia nước bắn ra không xa, hoặc bàng quang căng đầy nước tiểu nhưng không có cảm giác mót tiểu. Tiểu tiện khó khăn phát, triển thêm một bước nữa sẽ khiến bàng quang tích trữ một lượng lớn nước tiểu mà không tự động thải ra được, gọi là bí đái. Khi bí đái, dung lượng của bàng quang có thể tăng lên 3000 - 4000ml. Do bàng quang quá giãn nởnên người bệnh cảm thấy vùng bụng dưới trướng đầy khó chịu, phiền não, đau đớn.
Tiểu tiện khó khăn thường phát sinh ở người trung, cao tuổi, đa số do tuyến tiền liệt tăng sinh gây ra.
Tuyến tiền liệt nằm ở xung quanh niệu đạo đằng sau cửa ra của bàng quang. Cùng vói sự tăng trưởng của tuổi tác, rất nhiều người già có thể phát sinh chứng tuyến tiền liệt tăng sinh, tức là tuyến tiền liệt sưng to, tuyến tiền liệt tăng sinh dần dần chèn ép niệu đạo làm cho tiểu tiện khó khăn, thời gian tiểu tiện bình thường một lần khoảng 20 giây, nếu kéo dài đến 2-3 phút mà nước tiểu vẫn chưa hết thì phải nghĩ đến trường hợp có thể đã mắc chứng tuyến tiền liệt sưng to.
Nguyên nhân thường gặp của việc tiểu tiện khó khăn ởnhững phụ nữ trung niên, cao tuổi là di chứng sau khi sinh nở bị thương, viêrn âm đạo và cơ thịt trong niệu đạo. Thời kỳ sinh nở do đầu thai nhi thông qua đường sản chèn ép niệu đạo, vách niệu đạo bị tổn thương sẽ dễ bị viêm, mưng mủ, hết sẹo làm cho niệu đạo hẹp lại. Khi sinh nở dùng porcep đỡ đẻcũng dễ tổn thương vách niệu đạo. Phụ nữ có niệu đạo hẹp, khi còn trẻ tuy tiểu tiện có chút không thoải mái nhưng cũng không để ý, khi lớn tuổi sẽ phát hiện thấy các hiện tượng số lần đi tiểu tăng lên, tiểu tiện khó khăn.., sau khi đi tiểu xong vẫn còn nhỏ tí tách vài giọt làm ướt cả quần.
Tắc nghẽn cổ bàng quang cung là nguyên nhân tiểu tiện khó khăn của phụ nữ. Điều mà bệnh này làm cho tiểu tiện khó khăn cũng tương tự như chứng tuyến tiền liệt tăng sinh ở nam giới, cho nên gọi là “bệnh tuyến tiền liệt của phụ nữ” (trên thực tế phụ nữ không có tuyến tiền liệt). Nguyên nhân làm cho cổ bàng quang tắc nghẽn có thểlà do các tổ chức gần cổ bàng quang bị viêm, cũng có thể là cơ thịt gần cổbàng quang tăng sinh hoặc hậu quả của việc thần kinh điều tiết không nhạy bén. Phụ nữ bị tắc nghẽn cổ bàng quang cũng có triệu chứng đái dắt, mót đái, đái bị đau vầ gặp khó khăn, có khi thậm chí còn xảy ra huyết niệu nhưng các hóa nghiệm nước tiểu khác đều bình thường
Ngoài ra, khi bệnh ung thư bàng quang hoặc ung thư tử cung, ung thư âm đạo ở phụ nữ trung niên, cao tuổi lan đến bàng quang hoặc niệu đạo cũng sẽ làm cho tiểu tiện khó khăn.
Các nguyên nhân khác gây ra tiểu tiện khó khăn và bí đái là do khối u hoặc cục máu làm tắc niệu đạo sau khi phẫu thuật và các bệnh về hệ thống trung khu thần kinh.
Ngoài ra có một số ít bệnh nhân qua kiểm tra loạitrừ nhân tố bệnh lý ra, có thể xét đến nhân tố tâm lý gây ra việc tiểu tiện khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu của nó là khi tinh thần căng thẳng cao độ (chẳng hạn như đi tiểu ở nhà vệ sinh công cộng, nghi ngờ có người khác đang nhìn mình...) sẽ ảnh hưởng chi phổi sự điều tiết của hệ thống thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) đối với chức năng của bàng quang, kết quả là làm cho sức dãn của bàng quang hạ xuống, làm cho tiểu tiện khó khăn. Chứng này chủ yếu điều trị bằng tâm lý, nói chung không cần dùng thuốc cũng khỏi.
b) Đái bị đau
Bệnh thường gặp nhất là viêm nhiễm, kết sỏi, khối u đường tiểu. Nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang gây viêm, niêm mạc niệu đạo có thể nhồi máu sưng tấy, khi tiểu tiện vô cùng đau đớn. Tiểu tiện đau đớn do bàng quang, niệu đạo kết sỏi gây ra đa số phát tác ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương cụt.
Ởđây xin nhấn mạnh giới thiệu bệnh viêm nhiễm đường tiểu. Viêm nhiễm đường tiểu rất thường gặp, trong các bệnh viêm nhiễm: tỉ lệ phát bệnh của nó chỉ đứng sau viêm nhiễm đường hô hấp, chiếm vị trí thứ hai. Phụ nữ do các nguyên nhân về giải phẫu và sinh lý, càng dễ mắc bệnh viêm đường tiểu hơn (nếu vợ chồng mới cưới sinh hoạt tình dục không sạch sẽ thường sẽ gây ra bệnh nhiễm trùng viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang ở phụ nữ). Đặc trưng của bệnh này là đái dắt, mót đái, đái bị đau. Viêm nhiễmđường tiếu cấp tính có thể kèm theo sốt, rùng mình, đau eolưng, triệu chứng của viêm nhiễm đường tiểu mãn tính là sốt nhẹ, đau eo lưng, phù thùng nhẹ. Vùng thận người bệnh đau gập nơi ống dẫn tiểu trên có hiện tượng ấn vào đau, nước tiểu đục, mùi khai của nước tiểu rất nồng nặc. Có các triệu chứng nói trên, trên cơ bản có thể xác định là viêm nhiễm đường tiểu. Nhưng nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường tiểu có rất nhiều, bác sỹ còn phải căn cứ vào bệnh tình làm một loạt hóa nghiệm và kiểm tra[1] mới cóthể chẩn đoán chính xác được, vì vậy người bệnh nên tích cực phối hợp.
c) Đái cấp
Là chỉ cảm giác muốn tiểu tiện không kìm được, hơi có ý mót đái là đã chảy nước tiểu ra, lại đồng thời phát sinh với đái dắt, đái bị đau, Đây đa số do chứng viêm cấp tính tuyền liệt, bàng quang, niệu đạo hoặc dung lượng của bàng quang thu nhỏ rõ rệt gây ra. Có khi còn có liên quan đến yếu tố tinh thần.
d) Đái dầm
Chỉ nước tiểu không bị khống chế, tự động chảy ra qua niệu đạo.
Nguyên nhân gây ra đái dầm thường gặp là:
- Do bàng quang căng đầy quá độ gây ra đái dầm, chẳng hạn như việc bí đái do các bệnh như tuyến tiền liệt tăng sinh gây ra cùng với nước tiểu tích tụ trong bàng quang làm cho áp lực bên trong bàng quang không ngừng tăng lên và khi vượt qua sức cản của niệu đạo, nước tiểu có thể từ niệu đạo chảy ra, trong lâm sàng gọi là đái dầm do căng đầy.
- Do cơ vòng ở niệu đạo lỏng gây ra đái dầm. Sản phụ và phụ nữ lớn tuổi có bệnh biến dạng suy thoái ở cơ vòng niệu đạo, cơ bất lực nghiêm trọng và phẫu thuật âm hộ, sinh nở... làm cho cơ vòng tổn thương đều gây ra đái dầm. Đái dầm thường phát sinh tronglúc gánh nặng, đi bộ, ho, cười to, hắt hơi.. Trong lâm sàng gọi là dái dầm do áp lực.
- Do thần kinh trung khu tổn thương hoặc có bệnh gây ra đái dầm, chẳng hạn sau khi bị ngoại thương tủy sống khiến cho trung khusơ cấp của tiểu tiện mất liên hệ với vỏ đại não hoặc thần kinh chi phối bàng quang tổn thương và chức năng dẫn truyền gặp chướng ngại... đều dẫn đến đái dầm.
- Do bẩm sinh một ống dẫn nước tiểu ở sai vị trí gây ra đái dầm
[1]Khi nghi bị viêm nhiễm đường tiểu, ngoài việc kiểm tra thể trạng ra còn phải kiểm tra huyết niệu thường xuyên, Nói , chung bạch cầu trong máu tăng cao rõ rệt, tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng cao. Lấy phần giữa nước tiểu làm xét nghiệm, kiểm tra ra có thể thấy số lượng lớn bạch cầu và tế bào mủ, hồng cầu và một ít hạt hình ống. Sự xuất hiện bạch cầu hình ống cho thấy thận đã có chứng viêm hoặc mưng mủ.Lúc này nên làm xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ tìm ra loại thuốc chữa trị.
Ngoài việc kiểm tra như nói trện, người bị viêm nhiễm đường tiểu có một trong bốn triệu chứng dưới đây thì còn phải kiểm tra hệ thống tiết niệu bằng tia X-quang
- Trẻ em dưới 5 tuổi trong nước tiểu có vi khuẩn. Trẻ em có ống dẫn tiểu ở bàng quang chảy ngược, vi khuẩn trong nước tiểu dễ gây ra tổn hại cho thận.
- Sau khi triệu chứng viêm nhiễm đường tiểu bị khống chế trong nước tiểu vẫn có bạch cầu.
- Bệnh viêm nhiễm đường tiểu phát tác nhiều lần, rất lâu không khỏi.
Bởi vì ba tình trạng sau rất có thể là trong hệ thống tiết niệu có sỏi, khối u vàmột số dị dạng bẩm sinh, cần phải chữa trị bằng phẫu thuật hoặc phương pháp khác.