Khu công nghiệp và vấn đề đầu tư phát triển khu công nghiệp
Khái niệm khu công nghiệp(KCN) Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư ...
Khái niệm khu công nghiệp(KCN)
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
Đặc điểm của khu công nghiệp
Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về khu công nghiệp và khu chế xuất...
- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bê cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Các lĩnh vực đượcphép đầu tư trong công nghiệp
Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ.
- Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.
Các ngành công nghiệp dưới nhà nước khuyến khích đầu tư là cơ khí, luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, hóa dầu, công nghiệp hàng dùng và một số ngành khác.
Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển
Đầu tư theo nghĩa chung nhất được hiểu đó là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại như tiền của, sức lao động, trí tuệ... nhằm đạt được một kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai.
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người đầu tư có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội.
Vai trò của đầu tư phát triển
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với những ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai, các khả năng sinh học do vậy muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao rất khó khăn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải tăng cường đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Do tập trung phát triển công nghiệp, nên đã làm thay đổi công nghệ, Có hai con đường cơ bản để có được công nghệ đó là tự nghiên cứu phát minh công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhật từ nước ngoài cần phải có tiền, phải có vốn đầu tư. Do đó mọi phản ánh đổi mới công nghệ phải gắn liền với nguồn đầu tư.
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở, để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tư.
Vốn đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là vốn huy động từ trong nước và vốn huy động từ nước ngoài
Vốn đầu tư trong nước: được hình thành từ các nguồn vốn sau đây
- Vốn tích luỹ từ ngân sách.
- Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp.
- Vốn tiết kiệm của dân cư.
Vốn đầu tư từ nước ngoài
Bao gồm vốn đầu từ trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
- Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn.
- Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA).
Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở.