Giới thiệu về Khổng Tử và Nho giáo
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:08
Không thiếu những tác phẩm nói đến Đạo Khổng.
Khổng Khâu sinh năm 551 trước Tây lịch và mất năm 479 trước Tây lịch, nghĩa là ngay chính giữa một thời đại dài 500 năm (722-221 trước Tây lịch) mà lịch sử gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lúc đó Trung Quốc đã có gần bốn ngàn năm lịch sử rồi. Theo sử Trung Quốc thì vị vua đầu tiên là Phục Hi (4480-43 65 trước Tây lịch) đã đặt ra tám quẻ bói toán để dò ý trời đất, quỉ thần. Niên đại có thể không được chính xác, nhưng sự kiện này chứng tỏ rằng ngay từ một thời đại rất xa xưa, khi hầu như cả nhân loại còn rất bán khai thì xã hội Trung Quốc đã tiến hoá đến mức những băn khoăn siêu hình đã xuất hiện. Từ quá trình lịch sử rất dài đó đã hình thành một sinh hoạt văn hoá và chính trị có nền nếp: Nho Giáo.
Thời đại của Khổng Tử là thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng là thời nhà Chu, một triều đại kéo dài hơn 900 năm, từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 3 trước Tây lịch. Nửa đầu nhà Chu rất ổn định, nhưng từ nửa sau thế lực của chính quyền trung ương suy yếu đi, đến độ phải dời đô về phương Đông để tránh giặc. Các nước chư hầu không còn thần phục trung ương nữa, mặc sức tranh giành và thôn tính lẫn nhau. Khổng Tử sinh sống trong nửa sau này. Lúc đó Nho Giáo đã thành hình từ rất lâu rồi.
Nho Giáo là một hệ thống giáo dục và đào tạo những người phục vụ cho các vua chúa, vua nhà Chu cũng như các vua chư hầu. Chữ Nho trong tiếng Trung Quốc gồm một chữ Nhân, có nghĩa là người, bên cạnh một chữ Nhu có nghĩa là cần thiết. Như vậy nho có nghĩa là người cần thiết để giúp các vua chúa trị nước. Cần hiểu rõ như vậy để đừng ngộ nhận coi Nho Giáo là một triết lý. Nho Giáo chỉ là sự giảng dạy những đức tính và kiến thức phải có để được chọn ra làm quan; nói theo ngôn ngữ ngày nay, đó là một chương trình đào tạo công chức. Không phải ai theo học đạo Nho cũng đều được làm quan.
Vào thời nhà Chu và trước đó, những người được chọn để ra làm quan được gọi là sĩ và được đặt dưới quyền quản lý của một quan tư đồ; họ được huấn luỵện sáu nghề: lễ (các nghi thức), nhạc, xạ (võ và ban cung), ngự (điều khiền xe, ngựa), thư (ghi chép tài liệu) và sổ (bói toán). Nếu lấy hình ảnh thời nay thì sĩ là những học viên của một trường quốc gia hành chính.
Xã hội Trung Quốc từ ngày lập quốc đến rất lâu sau khi Khổng Tử ra đời và mất đi, cần nhấn mạnh là rất lâu sau khi Khổng Tử mất, được chia làm ba giai cấp vương hầu, quân tử và tiểu nhân. Sự phân chia này thuần tuý dựa vào chỗ đứng trong xã hội chứ không mang một nội dung đạo đức nào. Vương hầu là những quí tộc giàu có, có đất đai và nông nô. Tiều nhân, còn gọi là dân, là nhưng nông nô bần cùng sống dưới sự thống trị của giai cấp quí tộc, dĩ nhiên giai cấp tiểu nhân chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội. Quân tử là giai cấp trung gian giúp giai cấp quí tộc thống trị giai cấp tiểu nhân.
Phần lớn nhân sinh quan của Khổng Khâu được ghi chép lại trong sách Luận Ngữ. Khổng Khâu làm công việc đào tạo ra các quân tử, ông vạch ra một người quân tử kiểu mẫu. Thường thường những lời giáo huấn của Khổng Khâu có hai vế: Người quân tử thì... còn kẻ tiểu nhân thì.... Khổng Tử không tiết kiệm lời đề cao người quân tử và cũng không tiếc lời mạt sát đám tiểu nhân. Ông đứng hẳn về phía các vua chúa. Trong lịch sử Trung Hoa và thế giới chưa có ai có thái độ khinh bỉ đối với quần chúng bằng ông. Điều rất đáng ngạc nhiên là tuyệt đại đa số những người bàn luận về Khổng Giáo không hiểu ý nghĩa của những từ ngữ quân tử và tiểu nhân ở vào thời đại của Khổng Khâu (và rất lâu sau khi ông đã qua đời) nên họ thường hay coi sĩ và quân tử là những giá trị tinh thần, biểu tượng của một nhân cách, một đạo đức và họ hay đồng hoá sĩ và quân tử với sự cao thượng. Thực ra nho chỉ là những người học để ra làm quan, sĩ là những nho được tuyền chọn để được huấn luỵện thành quan, quân tử là một giai cấp, giai cấp của kẻ sĩ, nhưng kẻ làm tay sai cho các vua chúa để thống trị quần chúng. Còn tiểu nhân chỉ có nghĩa là quần chúng mà thôi. Có thể với thời gian ý nghĩa của những danh từ tiểu nhân, quân tử đã biến đổi, nhưng ở vào thời đại của Khổng Khâu và rất lâu sau khi ông đã qua đời đó chỉ là những thành phần xã hội.
Giai cấp quân tử, hay sĩ, do đâu mà có? Đó có thể là những người trong giai cấp tiểu nhân may mắn được các vua chúa tin dùng, nâng đỡ rồi nhờ chức vụ mà đạt tới sự hiểu biết hơn quần chúng. Đó cũng có thể là những quí tộc sa sút, hay những người thua trận được kẻ chiến thắng dùng làm tay chân.
Khổng Tử là một sĩ. Ông là con của một vị quan nhỏ nước Lỗ tên là Thúc Lương Ngột. Năm 19 tuổi ông được bổ nhiệm vào chức vụ một quan thu thuế, rồi sau đó được cử trông coi đàn súc vật dùng vào việc cúng tế. Vào thời đại đó, cúng tế trời đất quỉ thần là một việc quan trọng hàng đầu. Theo sử sách thì Khổng Tử say mê việc cúng tế ngay từ hồi còn thơ ấu cho nên thạo việc cúng tế rất sớm; ngay khi ông còn trẻ đã có những gia đình gởi con theo ông học nghề cúng. Như vậy nghề chính của Khổng Tử là nghè thầy cúng. Hai nghề thu thuế và thày cúng đã có ảnh hưởng quyết định lên cá tính của ông. Trong suốt cuộc đời, Khổng Khâu rất trọng sự chính xác và các nghi thức, ông tin vào những sự huyền bí mà không bao giờ thắc mắc. Rất xuất sắc trong cúng tế, Khổng Khâu được vua nước Lỗ gởi về kinh đô nhà Chu để học hỏi thêm về lễ nghi. Nhờ cuộc du học đó mà ông rất được kính trọng khi trở về nước Lỗ. Cần nhấn mạnh là vào thời đó cúng là việc quan trọng nhất. Các triều đình có hai loại quan, loại quan Chúc lo việc cúng tế và loại quan Sử lo việc lo việc thường ngày; nhưng quan Chúc cao hơn quan Sử vì cúng tế được coi là cao nhất. Tuy vậy, vua nước Lỗ vẫn không tin dùng ông. Mãi tới năm 51 tuổi, một tuổi rất cao vào thời đó, Khổng Tử mới được bổ nhiệm vào chức Trung Đô Tể và sau đó thăng dần tới chức tướng quốc, chức vụ đứng đầu các quan. Theo sách sử thì ông trị nước rất nghiêm minh và đã đem lại ổn định và phồn thịnh cho nước Lỗ. Nhưng chỉ một năm sau khi nhận chức tướng quốc, ông từ chức vì một lý do rất nhỏ mọn: vua nước Lỗ đã không chia phần thịt cho ông trong buổi tế Giao. Từ đó ông bắt đầu một cuộc hành trình vất vả dài 11 năm qua nhiều nước để xin làm quan, nhưng ông không được vua nào dùng cả. Khi ông chán nản trở về nước Lỗ thì đã 68 tuổi, ông bỏ mộng làm quan và tập trung cố gắng để viết sách.
Trong việc biên soạn sách, Khổng Khâu hoàn toàn không sáng tác gì cả mà chỉ ghi chép những gì đã có sẵn. Ông nói: Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác, ta tin và thích những gì của đời xưa (thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ). Đó không phải là một câu nói khiêm tốn như ta có thể nghĩ mà là cả một tín chỉ của Khổng Khâu. Ông coi những triết lý và hiểu biết của người xưa là đầy đủ và hoàn chỉnh, đời sau cứ thế mà theo không được sửa đổi, thêm bớt gì cả.
Khổng Khâu chép lại năm cuốn sách được gọi là Ngũ Kinh, Kinh Dịch (bói toán), Kinh Thư (văn từ của các vua quan), Kinh Thi (các bài thơ và các bài hát), Kinh Lễ (các nghi thức về cúng tế và hội họp trong triều đình) và Kinh Nhạc. Ngoài ra Khổng Khâu còn soạn ra bộ sách Xuân Thu, cũng được gọi là kinh, chủ yếu kể chuyện về các vua chúa nước Lỗ. Các cuốn kinh này đều đã bị thất lạc. Đến khi nhà Hán trọng nho học mới cho tìm lại nhưng không được bao nhiêu. Các đệ tử hậu bối của Khổng Tử thêm bớt vào rất nhiều, tạo thành năm cuốn sách gọi là Ngũ Kinh: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Thi và Kinh Xuân Thu. Riêng Kinh Nhạc chỉ còn lại một chương được cho vào Kinh Lễ.
Các nho sĩ đời sau còn viết ra bốn cuốn sách khác là Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Bốn cuốn sách này, được gọi chung là Tứ Thư Đại Học (do người học trò của Khổng Tử là Tăng Tử viết) và Trung Dung (do người học trò của Tăng Tử là Khổng Cấp viết) thật ra chỉ là một số chương đã có trong Kinh, Luận Ngữ (do Tăng Tử và các môn đệ soạn) ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử; Mạnh Tử là cuốn sách do Mạnh Tử, tên thật là Mạnh Kha, sinh ra hơn một trăm năm sau ngày Khổng Tử mất, và các môn đệ của ông, chép lại những lời nói của Mạnh Tử.
Tứ Thư và Ngũ Kinh được coi như những cuốn sách căn bản của Nho Giáo, trong đó Luận Ngữ quan trọng hơn cả. Khổng Giáo, hay đúng hơn là Nho Giáo, đã được nhiều đóng góp của nhiều nho sĩ qua nhiều thời đại. Trong nhưng nho sĩ này, người nổi tiếng nhất là Mạnh Tử; tên Mạnh Tử được ghép liền với Khổng Tử, Khổng Giáo vì thế còn được gọi là đạo Khổng Mạnh. Sau Mạnh Tử khoảng nửa thế kỷ còn một nho sĩ rất xuất sắc khác là Tuân Tử. Tuân Tử vừa có khả năng lý luận xuất chúng lại vừa có óc phê phán, ông bài bác tinh thần thủ cựu của những người đi trước đả phá sự mê tín vào thần linh, đề cao vai trò của giáo dục. Tuân Tử rất phóng khoáng, đi rất sâu vào tâm lý con người và phân tích khá cặn kẽ về sự hiểu biết. Ông là một triết gia thực sự và lẽ ra đã phải mở đường cho Nho Giáo đổi mới và tiến lên. Tiếc rằng ông bị cả một khối nho sĩ đông đảo chê bai, các vua chúa dĩ nhiên cũng không chấp nhận sự phóng khoáng của ông nên Tuân Tử không được coi là thánh hiền và tư tưởng của ông không được đề cao.
Sau thời Đông Chu Liệt Quốc, những đóng góp quan trọng nhất cho Nho Giáo là của Đồng Trọng Thư và Dương Hùng dưới thời nhà Hán (202-220 trước Tây lịch); Vương Thông vào thời nhà Tuỳ (581-618), Hàn Dũ vào thời nhà Đường (618-906); Vương An Thạch, Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình Hạo, Chu Di vào thời nhà Tống (960- 1280); Vương Dương Minh đời nhà Minh (1368- 1648). Những đóng góp đó đã khiến các học giả bối rối khi bàn về Nho Giáo và thường đặt câu hỏi Nho Giáo nào? Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho hay Minh Nho?. Tuy nhiên, các thay đổi này chỉ là những thay đổi về cách diễn đạt và áp dụng mà không thay đổi bản chất và tinh thần của Nho Giáo. Nho Giáo vẫn là một hệ thống ý thức tôn trọng chế độ quân chủ cực quyền, bảo thủ và bất dung. Đối với Nho Giáo, Khổng Tử không sáng tác gì cả. Đóng góp của ông không đáng kể so với Mạnh Tử và cũng kém hẳn các danh nho sau này. Ông đã chỉ chép lại các sách cũ và hơn nữa các sách của ông đều đã thất lạc. Như vậy khi phê phán tư tưởng Khổng Giáo, dù để bênh vực hay lên án, dù để khen hay chê, cần phải tách rời nó khỏi nhân vật Khổng Khâu. Về mặt tư tưởng, nên nhấn mạnh là về mặt tư tưởng, ông là một người vô can.
Giới thiệu về Khổng Tử và Nho giáo
Nho Giáo thường được gọi là Khổng Giáo. Mặc dầu cách gọi này không đúng nhưng với thời gian nó đã thành chính thức. Từ khi có trao đổi giữa phương Đông và phương Tây thì danh xưng Khổng Giáo đã thay thế hẳn danh xưng Nho Giáo, vì người phương Tây chỉ biết đến danh xưng Khổng Giáo (Confucianism) mà thôi. Trước khi bàn về Khổng Giáo cần đặt ra ngoài vòng trách nhiệm một nhân vật: ông Khổng Khâu. Ông này thường được gọi một cách tôn kính là Không Phu Tử hay Khổng Tử. Người á Đông, nhất là người Trung Quốc và người Việt nam, gọi ông là Đức Khổng, coi ông như một vị thánh, thánh tổ của một tôn giáo.
Không thiếu những tác phẩm nói đến Đạo Khổng.
Khổng Khâu sinh năm 551 trước Tây lịch và mất năm 479 trước Tây lịch, nghĩa là ngay chính giữa một thời đại dài 500 năm (722-221 trước Tây lịch) mà lịch sử gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lúc đó Trung Quốc đã có gần bốn ngàn năm lịch sử rồi. Theo sử Trung Quốc thì vị vua đầu tiên là Phục Hi (4480-43 65 trước Tây lịch) đã đặt ra tám quẻ bói toán để dò ý trời đất, quỉ thần. Niên đại có thể không được chính xác, nhưng sự kiện này chứng tỏ rằng ngay từ một thời đại rất xa xưa, khi hầu như cả nhân loại còn rất bán khai thì xã hội Trung Quốc đã tiến hoá đến mức những băn khoăn siêu hình đã xuất hiện. Từ quá trình lịch sử rất dài đó đã hình thành một sinh hoạt văn hoá và chính trị có nền nếp: Nho Giáo.
Thời đại của Khổng Tử là thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng là thời nhà Chu, một triều đại kéo dài hơn 900 năm, từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 3 trước Tây lịch. Nửa đầu nhà Chu rất ổn định, nhưng từ nửa sau thế lực của chính quyền trung ương suy yếu đi, đến độ phải dời đô về phương Đông để tránh giặc. Các nước chư hầu không còn thần phục trung ương nữa, mặc sức tranh giành và thôn tính lẫn nhau. Khổng Tử sinh sống trong nửa sau này. Lúc đó Nho Giáo đã thành hình từ rất lâu rồi.
Nho Giáo là một hệ thống giáo dục và đào tạo những người phục vụ cho các vua chúa, vua nhà Chu cũng như các vua chư hầu. Chữ Nho trong tiếng Trung Quốc gồm một chữ Nhân, có nghĩa là người, bên cạnh một chữ Nhu có nghĩa là cần thiết. Như vậy nho có nghĩa là người cần thiết để giúp các vua chúa trị nước. Cần hiểu rõ như vậy để đừng ngộ nhận coi Nho Giáo là một triết lý. Nho Giáo chỉ là sự giảng dạy những đức tính và kiến thức phải có để được chọn ra làm quan; nói theo ngôn ngữ ngày nay, đó là một chương trình đào tạo công chức. Không phải ai theo học đạo Nho cũng đều được làm quan.
Vào thời nhà Chu và trước đó, những người được chọn để ra làm quan được gọi là sĩ và được đặt dưới quyền quản lý của một quan tư đồ; họ được huấn luỵện sáu nghề: lễ (các nghi thức), nhạc, xạ (võ và ban cung), ngự (điều khiền xe, ngựa), thư (ghi chép tài liệu) và sổ (bói toán). Nếu lấy hình ảnh thời nay thì sĩ là những học viên của một trường quốc gia hành chính.
Xã hội Trung Quốc từ ngày lập quốc đến rất lâu sau khi Khổng Tử ra đời và mất đi, cần nhấn mạnh là rất lâu sau khi Khổng Tử mất, được chia làm ba giai cấp vương hầu, quân tử và tiểu nhân. Sự phân chia này thuần tuý dựa vào chỗ đứng trong xã hội chứ không mang một nội dung đạo đức nào. Vương hầu là những quí tộc giàu có, có đất đai và nông nô. Tiều nhân, còn gọi là dân, là nhưng nông nô bần cùng sống dưới sự thống trị của giai cấp quí tộc, dĩ nhiên giai cấp tiểu nhân chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội. Quân tử là giai cấp trung gian giúp giai cấp quí tộc thống trị giai cấp tiểu nhân.
Phần lớn nhân sinh quan của Khổng Khâu được ghi chép lại trong sách Luận Ngữ. Khổng Khâu làm công việc đào tạo ra các quân tử, ông vạch ra một người quân tử kiểu mẫu. Thường thường những lời giáo huấn của Khổng Khâu có hai vế: Người quân tử thì... còn kẻ tiểu nhân thì.... Khổng Tử không tiết kiệm lời đề cao người quân tử và cũng không tiếc lời mạt sát đám tiểu nhân. Ông đứng hẳn về phía các vua chúa. Trong lịch sử Trung Hoa và thế giới chưa có ai có thái độ khinh bỉ đối với quần chúng bằng ông. Điều rất đáng ngạc nhiên là tuyệt đại đa số những người bàn luận về Khổng Giáo không hiểu ý nghĩa của những từ ngữ quân tử và tiểu nhân ở vào thời đại của Khổng Khâu (và rất lâu sau khi ông đã qua đời) nên họ thường hay coi sĩ và quân tử là những giá trị tinh thần, biểu tượng của một nhân cách, một đạo đức và họ hay đồng hoá sĩ và quân tử với sự cao thượng. Thực ra nho chỉ là những người học để ra làm quan, sĩ là những nho được tuyền chọn để được huấn luỵện thành quan, quân tử là một giai cấp, giai cấp của kẻ sĩ, nhưng kẻ làm tay sai cho các vua chúa để thống trị quần chúng. Còn tiểu nhân chỉ có nghĩa là quần chúng mà thôi. Có thể với thời gian ý nghĩa của những danh từ tiểu nhân, quân tử đã biến đổi, nhưng ở vào thời đại của Khổng Khâu và rất lâu sau khi ông đã qua đời đó chỉ là những thành phần xã hội.
Giai cấp quân tử, hay sĩ, do đâu mà có? Đó có thể là những người trong giai cấp tiểu nhân may mắn được các vua chúa tin dùng, nâng đỡ rồi nhờ chức vụ mà đạt tới sự hiểu biết hơn quần chúng. Đó cũng có thể là những quí tộc sa sút, hay những người thua trận được kẻ chiến thắng dùng làm tay chân.
Khổng Tử là một sĩ. Ông là con của một vị quan nhỏ nước Lỗ tên là Thúc Lương Ngột. Năm 19 tuổi ông được bổ nhiệm vào chức vụ một quan thu thuế, rồi sau đó được cử trông coi đàn súc vật dùng vào việc cúng tế. Vào thời đại đó, cúng tế trời đất quỉ thần là một việc quan trọng hàng đầu. Theo sử sách thì Khổng Tử say mê việc cúng tế ngay từ hồi còn thơ ấu cho nên thạo việc cúng tế rất sớm; ngay khi ông còn trẻ đã có những gia đình gởi con theo ông học nghề cúng. Như vậy nghề chính của Khổng Tử là nghè thầy cúng. Hai nghề thu thuế và thày cúng đã có ảnh hưởng quyết định lên cá tính của ông. Trong suốt cuộc đời, Khổng Khâu rất trọng sự chính xác và các nghi thức, ông tin vào những sự huyền bí mà không bao giờ thắc mắc. Rất xuất sắc trong cúng tế, Khổng Khâu được vua nước Lỗ gởi về kinh đô nhà Chu để học hỏi thêm về lễ nghi. Nhờ cuộc du học đó mà ông rất được kính trọng khi trở về nước Lỗ. Cần nhấn mạnh là vào thời đó cúng là việc quan trọng nhất. Các triều đình có hai loại quan, loại quan Chúc lo việc cúng tế và loại quan Sử lo việc lo việc thường ngày; nhưng quan Chúc cao hơn quan Sử vì cúng tế được coi là cao nhất. Tuy vậy, vua nước Lỗ vẫn không tin dùng ông. Mãi tới năm 51 tuổi, một tuổi rất cao vào thời đó, Khổng Tử mới được bổ nhiệm vào chức Trung Đô Tể và sau đó thăng dần tới chức tướng quốc, chức vụ đứng đầu các quan. Theo sách sử thì ông trị nước rất nghiêm minh và đã đem lại ổn định và phồn thịnh cho nước Lỗ. Nhưng chỉ một năm sau khi nhận chức tướng quốc, ông từ chức vì một lý do rất nhỏ mọn: vua nước Lỗ đã không chia phần thịt cho ông trong buổi tế Giao. Từ đó ông bắt đầu một cuộc hành trình vất vả dài 11 năm qua nhiều nước để xin làm quan, nhưng ông không được vua nào dùng cả. Khi ông chán nản trở về nước Lỗ thì đã 68 tuổi, ông bỏ mộng làm quan và tập trung cố gắng để viết sách.
Trong việc biên soạn sách, Khổng Khâu hoàn toàn không sáng tác gì cả mà chỉ ghi chép những gì đã có sẵn. Ông nói: Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác, ta tin và thích những gì của đời xưa (thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ). Đó không phải là một câu nói khiêm tốn như ta có thể nghĩ mà là cả một tín chỉ của Khổng Khâu. Ông coi những triết lý và hiểu biết của người xưa là đầy đủ và hoàn chỉnh, đời sau cứ thế mà theo không được sửa đổi, thêm bớt gì cả.
Khổng Khâu chép lại năm cuốn sách được gọi là Ngũ Kinh, Kinh Dịch (bói toán), Kinh Thư (văn từ của các vua quan), Kinh Thi (các bài thơ và các bài hát), Kinh Lễ (các nghi thức về cúng tế và hội họp trong triều đình) và Kinh Nhạc. Ngoài ra Khổng Khâu còn soạn ra bộ sách Xuân Thu, cũng được gọi là kinh, chủ yếu kể chuyện về các vua chúa nước Lỗ. Các cuốn kinh này đều đã bị thất lạc. Đến khi nhà Hán trọng nho học mới cho tìm lại nhưng không được bao nhiêu. Các đệ tử hậu bối của Khổng Tử thêm bớt vào rất nhiều, tạo thành năm cuốn sách gọi là Ngũ Kinh: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Thi và Kinh Xuân Thu. Riêng Kinh Nhạc chỉ còn lại một chương được cho vào Kinh Lễ.
Các nho sĩ đời sau còn viết ra bốn cuốn sách khác là Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Bốn cuốn sách này, được gọi chung là Tứ Thư Đại Học (do người học trò của Khổng Tử là Tăng Tử viết) và Trung Dung (do người học trò của Tăng Tử là Khổng Cấp viết) thật ra chỉ là một số chương đã có trong Kinh, Luận Ngữ (do Tăng Tử và các môn đệ soạn) ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử; Mạnh Tử là cuốn sách do Mạnh Tử, tên thật là Mạnh Kha, sinh ra hơn một trăm năm sau ngày Khổng Tử mất, và các môn đệ của ông, chép lại những lời nói của Mạnh Tử.
Tứ Thư và Ngũ Kinh được coi như những cuốn sách căn bản của Nho Giáo, trong đó Luận Ngữ quan trọng hơn cả. Khổng Giáo, hay đúng hơn là Nho Giáo, đã được nhiều đóng góp của nhiều nho sĩ qua nhiều thời đại. Trong nhưng nho sĩ này, người nổi tiếng nhất là Mạnh Tử; tên Mạnh Tử được ghép liền với Khổng Tử, Khổng Giáo vì thế còn được gọi là đạo Khổng Mạnh. Sau Mạnh Tử khoảng nửa thế kỷ còn một nho sĩ rất xuất sắc khác là Tuân Tử. Tuân Tử vừa có khả năng lý luận xuất chúng lại vừa có óc phê phán, ông bài bác tinh thần thủ cựu của những người đi trước đả phá sự mê tín vào thần linh, đề cao vai trò của giáo dục. Tuân Tử rất phóng khoáng, đi rất sâu vào tâm lý con người và phân tích khá cặn kẽ về sự hiểu biết. Ông là một triết gia thực sự và lẽ ra đã phải mở đường cho Nho Giáo đổi mới và tiến lên. Tiếc rằng ông bị cả một khối nho sĩ đông đảo chê bai, các vua chúa dĩ nhiên cũng không chấp nhận sự phóng khoáng của ông nên Tuân Tử không được coi là thánh hiền và tư tưởng của ông không được đề cao.
Sau thời Đông Chu Liệt Quốc, những đóng góp quan trọng nhất cho Nho Giáo là của Đồng Trọng Thư và Dương Hùng dưới thời nhà Hán (202-220 trước Tây lịch); Vương Thông vào thời nhà Tuỳ (581-618), Hàn Dũ vào thời nhà Đường (618-906); Vương An Thạch, Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình Hạo, Chu Di vào thời nhà Tống (960- 1280); Vương Dương Minh đời nhà Minh (1368- 1648). Những đóng góp đó đã khiến các học giả bối rối khi bàn về Nho Giáo và thường đặt câu hỏi Nho Giáo nào? Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho hay Minh Nho?. Tuy nhiên, các thay đổi này chỉ là những thay đổi về cách diễn đạt và áp dụng mà không thay đổi bản chất và tinh thần của Nho Giáo. Nho Giáo vẫn là một hệ thống ý thức tôn trọng chế độ quân chủ cực quyền, bảo thủ và bất dung. Đối với Nho Giáo, Khổng Tử không sáng tác gì cả. Đóng góp của ông không đáng kể so với Mạnh Tử và cũng kém hẳn các danh nho sau này. Ông đã chỉ chép lại các sách cũ và hơn nữa các sách của ông đều đã thất lạc. Như vậy khi phê phán tư tưởng Khổng Giáo, dù để bênh vực hay lên án, dù để khen hay chê, cần phải tách rời nó khỏi nhân vật Khổng Khâu. Về mặt tư tưởng, nên nhấn mạnh là về mặt tư tưởng, ông là một người vô can.
Nguyệt thị cố hương minh.