24/05/2018, 17:34

Không quân Xô Viết

VVS được thành lập với tên gọi lúc đầu là "Phi đội không quân Công-Nông" vào năm 1918, kế thừa những gì còn lại từ Không quân Đế quốc nga. Sau khi trở thành một phần dưới sự điều khiển của Hồng quân, với tên gọi chính thức là VVS vào năm 1930, ...

VVS được thành lập với tên gọi lúc đầu là "Phi đội không quân Công-Nông" vào năm 1918, kế thừa những gì còn lại từ Không quân Đế quốc nga. Sau khi trở thành một phần dưới sự điều khiển của Hồng quân, với tên gọi chính thức là VVS vào năm 1930, ảnh hưởng của VVS đến các thiết kế máy bay đã trở nên hết sức to lớn.

Sau khi Liên bang Xô viết được thành lập, những nhà lãnh đạo đất nước đã thực hiện nhiều biện pháp nỗ lực để hiện đại hóa và mở rộng sản xuất máy bay. Việc sản xuất máy bay trong nước đã tăng lên nhanh chóng vào những năm đầu của thập niên 1930 và Không quân Xô viết đã nhanh chóng có khả năng đưa vào sử dụng loại máy bay tiêm kích Polikarpov I-15 và I-16; máy bay ném bom SB-2, SB-2 BIS và DB-3.

Một trong số những sự thử thách lớn của VVS đã đến vào năm 1936 trong Cuộc nội chiến Tây Ban Nha, đây là nơi những thiết kế máy bay mới nhất được đưa vào thử nghiệm cùng với những máy bay của Đức quốc xã. Những chiến thắng ban đầu của máy bay tiêm kích I-16 đã trở nên lãng phí do hạn chế trong sử dụng của những máy bay chiến đấu lúc đó, ngay sau đó, người Đức đã đưa vào sử dụng loại máy bay mới Bf-109, loại máy bay này đã chiếm được ưu thế trên không đối với các loại máy bay của Liên Xô; và đảm bảo an toàn trên không cho phái Dân tộc chủ nghĩa và phái Bảo hoàng Tây Ban Nha.

Thế chiến thứ hai

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, VVS lúc này còn chưa có một lực lượng các đơn vị được trang bị đủ, sẵn sàng thích ứng để chiến đấu trong điều kiện chiến tranh: Stalin đã nói vào năm 1931 rằng công nghiệp Nga đã "tụt hậu 50 đến 100 năm" so với các cường quốc ở phương Tây. Và người Xô viết đã vừa chiến đấu vừa sản xuất để cung cấp máy bay cho các đơn vị. Vào khoảng thời gian cuối của cuộc chiến tranh, người Xô viết đã sản xuất một số lượng lớn máy bay bỏ xa sản lượng của người Đức, vào lúc này sản lượng máy bay của Liên Xô đã tăng hơn 4.700 chiếc so với thời kỳ đầu chiến tranh.

Vào năm 1939, VVS đã sử dụng máy bay ném bom để tấn công Phần Lan trong Chiến tranh Mùa đông, nhưng họ đã phải hứng chịu những thất bại do Quân đội Phần Lan gây ra, người Phần Lan chỉ với một lực lượng nhỏ nhưng đã phát hiện ra điểm yếu của máy bay Liên Xô và từ đó đã gây ra những tổn thất cho VVS. Sau cuộc chiến này, VVS đã rút ra được nhiều bài học về công tác huấn luyện, tác chiến, trang bị và lực lượng. Nhưng vào thập niên 1930, VVS đã phải chịu những tổn thất lớn về nhân sự cấp cao, khi các tướng lĩnh cao cấp và các nhà thiết kế nổi tiếng đã phải chịu những bản án oan trong Cuộc thanh trừng vĩ đại, khiến cho VVS suy giảm sức mạnh vốn có của lực lượng này.

Biểu tượng trên các máy bay của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai

Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, VVS đã mất một số lượng lớn máy bay. Lý do chính của việc này là do VVS đã thiếu những chiến thuật tác chiến trong chiến tranh hiện đại, thêm vào nữa là thời gian mở mang kiến thức và thực tế cho sỹ quan chỉ huy ngắn, và ngay khi quân Đức tấn công Liên Xô vào năm 1941 bằng Chiến dịch Barbarossa, ngay lập tức không quân Xô viết đã phải chiến đấu phòng thủ trước những máy bay hiện đại hơn nhiều của Đức quốc xã[cần dẫn nguồn]. Trong ngày đầu của Chiến dịch Barbarossa, Không quân Đức đã phá hủy khoảng 2000 máy bay của Liên Xô, và chỉ mất có 35 chiếc (trong đó có 15 chiếc bị tai nạn khi không thực hiện nhiệm vụ chiến đấu).

Tuy bị mất mát to lớn ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh, nhưng Liên Xô đã kịp thời sơ tán các cơ sở sản xuất máy bay, phòng thiết kế về sâu trong hậu phương, và tiếp tục thiết kế chế tạo các mẫu máy bay mới để đáp ứng nhu cầu của chiến trường. Chỉ tính riêng trong 4 năm từ năm 1941-1945, Liên Xô đã chế tạo ra hơn 20 loại máy bay chiến đấu mới, hiện đại như Il-2, MiG-1, MiG-3, Yak-3...với sản lượng ước tính đạt trung bình trên dưới 9.000 chiếc một năm. Điều này đã đáp ứng được đòi hỏi về lực lượng của VVS trong chiến đấu, đồng thời cũng viện trợ cho các nước đồng minh trong chiến tranh.

Theo hiệp ước với một số quốc gia đồng minh khác, trong Thế chiến thứ hai Liên Xô cũng nhận được các máy bay viện trợ của phương Tây theo hình thức mượn-thuê. Một vài trong số đó được các phi công Xô-Viết sử dụng khá hiệu quả và được ưa thích như P-39 Aircobra .

Ngoài ra còn có một Nhóm tình nguyện Xô viết hoạt động ở Trung Quốc trước năm 1941.

Chiến tranh Lạnh

Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Không quân Xô viết đã được hiện đại hóa, củng cố tăng cường lực lượng và đưa vào sử dụng những máy bay hiện đại. Vào thời điểm đỉnh cao trong thập niên 1980, VVS có thể triển khai xấp xỉ 10.000 máy bay, và bắt đầu vào thập niên 1990, Liên Xô đã có một quân chủng không quân với chất lượng và số lượng thuộc hàng siêu cường trên thế giới.

Trong thời kỳ này, VVS đã tách ra thành 3 bộ phận khác nhau gồm: Hàng không tầm xa (Dal'naya Aviatsiya hoặc DA), bao gồm những máy bay ném bom tầm xa; Hàng không tiền tuyến (Frontovaya Aviatsiya hoặc FA), bao gồm những máy bay chiến trường, hỗ trợ tầm ngắn, và đánh chặn; và Hàng không vận tải quân sự (Voenno-Transportnaya Aviatsiya hoặc VTA), bao gồm mọi máy bay vận tải. Quân chủng Phòng không (Voyska protivovozdushnoy oborony hoặc Voyska PVO), bao gồm những phương tiện phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn, hai quân chủng này hoàn toàn riêng biệt khác nhau trong cơ cấu của Quân đội Liên bang Xô viết. Xem thêm Danh sách các căn cứ Không quân Xô viết để biết thêm thông tin.

Vào 1 tháng 9 năm 1983, Không quân Xô viết đã bắn hạ chiếc máy bay dân dụng mang số hiệu 007 của hãng hàng không Korean Air (xem thêm Korean Air Flight 007), khi nó đang xâm phạm vào không phận của Liên Xô nhằm mục đích gián điệp[cần dẫn nguồn]. Trước đó đã xảy ra sự kiện Korean Air Flight 902, khi một chiếc máy bay dân dụng khác đã bay ngang qua không phận Murmansk[cần dẫn nguồn], và buộc phải hạ cánh khẩn cấp khi bị một chiếc Su-15 của VVS tấn công. Chính phủ Xô viết cuối cùng đã buộc phải thừa nhận sai lầm của họ sau những tuyên bố đầy giận dữ từ phía chính phủ Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Hải quân Nga cũng có một bộ phận không quân độc lập, có tên gọi là Hàng không Hải quân (Aviatsiya Voenno Morskogo Flota hoặc AV-MF).

Các đơn vị không quân Xô viết trước khi Liên Xô tan rã bao gồm:

* Tập đoàn Không quân 1 (Hàng không Tiền tuyến) Quân khu Viễn Đông

* Tập đoàn Không quân 2 Quân chủng Phòng không

* Tập đoàn Không quân 4 (Hàng không Tiền tuyến)

* Tập đoàn Không quân 5 (Hàng không Tiền tuyến) (Quân khu Odessa)

* Tập đoàn Không quân 6 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 8 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 10 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 11 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 12 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 14 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 15 (Quân khu Baltic)

* Tập đoàn Không quân 16 (Tập đoàn quân Xô viết ở Đức)

* Tập đoàn Không quân 17 (Quân khu Kiev)

* Tập đoàn Không quân 19 (Lực phòng không Xô viết)

* Tập đoàn Không quân 23 (Quân khu Transbaikal)

* Tập đoàn Không quân 24 (Phương diện quân Chiến lược Tây Nam)

* Tập đoàn Không quân 26 (Quân khu Belorussia)

* Tập đoàn Không quân 30 (Irkutsk, Hàng không tầm xa)

* Tập đoàn Không quân 37 (Moskva, Hàng không tầm xa)

* Tập đoàn Không quân 46 (Smolensk, Hàng không tầm xa)

[sửa] Chương trình máy bay chiến đấu thập niên 1980

MiG-29

Vào thập niên 1980, Liên Xô đã có các thông tin tình báo về sự phát triển của Máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến của Hoa Kỳ và bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu tương đương để duy trì thế cân bằn chiến lược và vị trí siêu cường.

Hai chương trình phát triển đã được tiến hành cùng một lúc, một chương trình là để đối đầu trực tiếp với dự án Máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến của Mỹ khi đó (dẫn tới sự phát triển của F-22 Raptor/YF-23). Máy bay chiến đấu tương lại này được gọi tên trong chương trình phát triển là Mnogofounksionalni Frontovoi Istrebitel (MFI - Máy bay chiến đấu tiền tuyến đa chức năng) và nó được thiết kế như một máy bay đa chức năng hạng nặng, với khả năng chiếm ưu thế trên không xuất sắc trong ý kiến của nhà thiết kế.

Để đáp trả lại sự án X-32/F-35 của người Mỹ, người Xô viết đã bắt đầu dự án LFI, nó có thiết kế 1 động cơ, và vẫn còn đang trong giai đoạn thiết kế thử nghiệm.

Sau đó, người Nga đã thay đổi tên gọi LFI thành LFS, để làm cho thiết kế trở thành một máy bay đa chức năng với hiệu suất vượt trội, chủ yếu nhấn mạnh vào khả năng tấn công mặt đất. Trong thời gian thập noên 1990, quân đội Nga đã chấm dứt dự án LFS và bắt đầu tiếp tục với dự án MFI, với ngân quỹ hạn chế, và người ta tin tưởng rằng đây là một thiết kế quan trọng hơn một sự sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Dự án mới đây nhất là PAK FA. Sukhoi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành hợp đồng PAK FA vào năm 2002.

Liên Xô tan rã

Theo sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào tháng 12 năm 1991, nhân sự và trang bị của VVS Xô viết đã được chia cho các quốc gia độc lập tách ra từ Liên bang. Nga đã được hưởng phần lớn trong sự phân chia này, với hơn 40% máy bay và 65% nhân lực, những trang bị này đã tạo cơ sở để hình thành nên Không quân Nga ngày nay.

Ngôi sao biểu tượng của Không quân Xô viết sau Thế chiến thứ hai

* 165 máy bay ném bom chiến lược:

- 150 Tu-95 Bear

- 15 M-4 Bison

* 550 máy bay ném bom tầm trung:

- 155 Tu-22M Backfire

- 260 Tu-16 Badger

- 135 Tu-22 Blinder

* 2780 máy bay tiêm kích:

- 490 MiG-21 Fishbed

- 1570 MiG-23 Flogger

- 105 MiG-25 Foxbat

- 260 Su-15 Flagon

- 20 Tu-128 Fiddler

- 20 Yak-28 Firebar

- 275 MiG-29 Fulcrum

- 30 MiG-31 Foxhound

- 10 Su-27 Flanker

MiG-27

* 2835 máy bay cường kích:

- 130 MiG-21 Fishbed

- 830 MiG-27 Flogger

- 895 Su-7/Su-17 Fitter

- 770 Su-24 Fencer

- 210 Su-25 Frogfoot

* 50 máy bay tiếp dầu trên không:

- 30 M-4 Bison

- 20 Tu-16 Badger

* 658 máy bay trinh sát và EMC chiến thuật:

- 65 MiG-21 Fishbed

- 195 MiG-25 Foxbat

- 165 Su-17 Fitter

- 65 Su-24 Fencer

- 195 Yak-28 Brewer

* 260 máy bay trinh sát và EMC chiến lược:

- 115 Tu-16 Badger

- 15 Tu-22 Blinder

- 4 Tu-95 Bear

- 102 Yak-28 Brewer

- 24 MiG-25 Foxbat

* 3050 trực thăng

* 1500 máy bay và trực thăng huấn luyện

* 576 máy bay vận tải:

- 55 An-22 Cock

- 210 An-12 Cub

- 310 Il-76 Candid

* 2935 máy bay vận tải và dân dụng

0