Không phải do hormon giới tính
Những khác biệt về sự nhận biết và hành vi thường có mối liên hệ với giới tính và được cho là do ảnh hưởng của các hormon sinh dục. Các hormon sinh dục như estrogen (hormon nữ) hay testosterone (hormon nam), thông qua các thụ quan để tác động đến các gene ...
Những khác biệt về sự nhận biết và hành vi thường có mối liên hệ với giới tính và được cho là do ảnh hưởng của các hormon sinh dục. Các hormon sinh dục như estrogen (hormon nữ) hay testosterone (hormon nam), thông qua các thụ quan để tác động đến các gene từ đó "mô hình hóa" hoạt động của não một cách tức thì hay vĩnh viễn dẫn đến các các biểu hiện "nam tính" hay "nữ tính". Cũng chính vì vậy nên khi nói đến tính hung hăng thường ta nghĩ đến đàn ông và những con đực.
Một nghiên cứu gần đây trên chuột nhắt cho thấy một số gene liên quan đến hành vi mang đặc điểm giới tính không cần đến tác động của hormon.
Vào những năm 90, các nhà khoa học đã tạo những con chuột mang những gene có khả năng hoạt động không cần tác động của hormon. Bình thường, những con cái có hai buồng trứng, hai nhiễm sắc thể (NST)giới tính X trong khi con đực có hai dịch hoàn, một NST X và một NST Y. Khi gene xác định dịch hoàn (Sry gene) nằm trên NST Y bị bất hoạt (knockout) những con đực sẽ sản xuất hormon sinh dục cái (estrogens) và ngược lại, khi thêm Sry vào NST X của con cái, chúng sẽ sản suất hormon sinh dục đực (testosterone).
Trước đây nhóm nghiên cứu của nhà di truyển học Emilie Rissman (ĐH Virginia, Charlottesville) đã sử dụng mẫu chuột này trong các thí nghiệm và cho thấy một số biểu hiện như tính hung hăng và hành vi chăm sóc con không phải lúc nào cũng liên quan đến sự sản sinh hormon.
Một nhóm khác của nhà thần kinh hoc Jane Taylor (ĐH Yale) tập trung nghiên cứu những hành vi hình thành từ thói quen: Các chuột bình thường và chuột biến đổi gene theo phương pháp trên được tập chui mũi qua các lỗ nhỏ để lấy các viên thức ăn. Sau khi ăn, một số chuột được tiêm hóa chất làm chúng mệt mỏi (phương pháp gây mất cảm giác thèm ăn có điều kiện). Thông thường những con chuột "bị gây chán ăn bắt buộc" này sẽ học cách tránh thức ăn mặc dù vẫn ăn (khi chúng đã hình thành được thói quen "cứ thấy thức ăn là nhấm"). Các chuột cái (mang NST XX) có biểu hiện này nhiều hơn các chuột đực (mang NST XY) bất kể chúng sản xuất hormon sinh dục cái hay hormon sinh dục đực (những chuột có NST X đã được chuyển gene Sry sẽ sản xuất hormon sinh dục đực). Nhóm nghiên cứu cho rằng sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng nhất định đến các gene không liên quan đến sự sản sinh hormon sinh dục.
Nhà thần kinh học Lawrence Cahill thuộc ĐH California, Irvine cho rằng kết quả này có tác dụng trong quan sát và nghiên cứu những hành vi có yếu tố giới tính như sử dụng chất kích thích. Một ví dụ được đưa ra là phụ nữ chuyển từ dùng chất kích thích không thường xuyên sang dùng theo thói quen nhanh hơn nam giới. Đặc điểm này được cho là có liên quan đến tác dụng của hormon. Phụ nữ cũng có thể là những người giao nhiệm vụ giỏi do khả năng định hình công việc nhanh chóng trong trung ương thần kinh một khi họ không để ý đến công việc nội trợ.Những khác biệt về sự nhận biết và hành vi thường có mối liên hệ với giới tính và được cho là do ảnh hưởng của các hormon sinh dục. Các hormon sinh dục như estrogen (hormon nữ) hay testosterone (hormon nam), thông qua các thụ quan để tác động đến các gene từ đó "mô hình hóa" hoạt động của não một cách tức thì hay vĩnh viễn dẫn đến các các biểu hiện "nam tính" hay "nữ tính". Cũng chính vì vậy nên khi nói đến tính hung hăng thường ta nghĩ đến đàn ông và những con đực.
Một nghiên cứu gần đây trên chuột nhắt cho thấy một số gene liên quan đến hành vi mang đặc điểm giới tính không cần đến tác động của hormon.
Vào những năm 90, các nhà khoa học đã tạo những con chuột mang những gene có khả năng hoạt động không cần tác động của hormon. Bình thường, những con cái có hai buồng trứng, hai nhiễm sắc thể (NST)giới tính X trong khi con đực có hai dịch hoàn, một NST X và một NST Y. Khi gene xác định dịch hoàn (Sry gene) nằm trên NST Y bị bất hoạt (knockout) những con đực sẽ sản xuất hormon sinh dục cái (estrogens) và ngược lại, khi thêm Sry vào NST X của con cái, chúng sẽ sản suất hormon sinh dục đực (testosterone).
Trước đây nhóm nghiên cứu của nhà di truyển học Emilie Rissman (ĐH Virginia, Charlottesville) đã sử dụng mẫu chuột này trong các thí nghiệm và cho thấy một số biểu hiện như tính hung hăng và hành vi chăm sóc con không phải lúc nào cũng liên quan đến sự sản sinh hormon.
Một nhóm khác của nhà thần kinh hoc Jane Taylor (ĐH Yale) tập trung nghiên cứu những hành vi hình thành từ thói quen: Các chuột bình thường và chuột biến đổi gene theo phương pháp trên được tập chui mũi qua các lỗ nhỏ để lấy các viên thức ăn. Sau khi ăn, một số chuột được tiêm hóa chất làm chúng mệt mỏi (phương pháp gây mất cảm giác thèm ăn có điều kiện). Thông thường những con chuột "bị gây chán ăn bắt buộc" này sẽ học cách tránh thức ăn mặc dù vẫn ăn (khi chúng đã hình thành được thói quen "cứ thấy thức ăn là nhấm"). Các chuột cái (mang NST XX) có biểu hiện này nhiều hơn các chuột đực (mang NST XY) bất kể chúng sản xuất hormon sinh dục cái hay hormon sinh dục đực (những chuột có NST X đã được chuyển gene Sry sẽ sản xuất hormon sinh dục đực). Nhóm nghiên cứu cho rằng sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng nhất định đến các gene không liên quan đến sự sản sinh hormon sinh dục.
Nhà thần kinh học Lawrence Cahill thuộc ĐH California, Irvine cho rằng kết quả này có tác dụng trong quan sát và nghiên cứu những hành vi có yếu tố giới tính như sử dụng chất kích thích. Một ví dụ được đưa ra là phụ nữ chuyển từ dùng chất kích thích không thường xuyên sang dùng theo thói quen nhanh hơn nam giới. Đặc điểm này được cho là có liên quan đến tác dụng của hormon. Phụ nữ cũng có thể là những người giao nhiệm vụ giỏi do khả năng định hình công việc nhanh chóng trong trung ương thần kinh một khi họ không để ý đến công việc nội trợ.