Chính sách kinh tế mới (nga)
Chính sách kinh tế mới (tiếng Nga: Новая экономическая политика - Novaya Ekonomicheskaya Politika hay НЭП) là chương trình cải cách kinh tế diễn ra tại Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1929. Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua ...
Chính sách kinh tế mới (tiếng Nga: Новая экономическая политика - Novaya Ekonomicheskaya Politika hay НЭП) là chương trình cải cách kinh tế diễn ra tại Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1929.
Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và sự cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp. Cuộc nổi loạn Kronstadt là dấu hiệu cho Cuộc chiến tranh chủ nghĩa cộng sản không được dân chúng ủng hộ ở vùng nông thôn: tháng Ba 1921, vào thời điểm cuối của cuộc nội chiến, các thuỷ thủ bị vỡ mộng, các nông dân ban đầu từng là những người ủng hộ tích cực của Bolshevik thời chính phủ lâm thời, nổi loạn chống chính quyền mới. Mặc dù Hồng quân, dưới sự chỉ huy của Leon Trotsky, vượt qua biển Baltic băng giá và nhanh chóng tiêu diệt cuộc nổi loạn nhưng dấu hiệu về sự bất mãn ngày càng lớn đã buộc chính quyền dưới sự lãnh đạo của Lenin phải tạo điều kiện thuận lợi cho một liên minh rộng lớn của tầng lớp lao động và nông dân (tám mươi phần trăm dân số), mặc dù các bè phái cánh tả trong đảng thích một chính quyền được đại diện và có lợi ích dành riêng cho giai cấp vô sản hơn.
Tháng Ba, Đảng cộng sản Nga tiến hành Đại hội X. Lenin tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thành lập Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường giới hạn được tồn tại. Công việc kinh doanh tư nhân nhỏ được cho phép và các hạn chế về hoạt động chính trị được nới lỏng một chút.
Tuy nhiên, sự thay đổi to lớn nhất liên quan tới vấn đề thặng dư nông nghiệp. Thay vì trưng thu thặng dư nông nghiệp để nuôi dân thành phố (phần cốt yếu của Chiến tranh chủ nghĩa cộng sản), NEP cho phép nông dân bán sản lượng thặng dư của họ ra thị trường tự do. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu của cái mà Lenin cho là “chỉ đạo tối cao” nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế. Sự “chỉ đạo tối cao” đã sử dụng phần lớn công nhân trong các vùng đô thị. Theo chính sách NEP, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình.
NEP của Xô viết (1921-29) hầu như là một giai đoạn “thị trường xã hội chủ nghĩa” tương tự như các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình và Armand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang sô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt.
Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang sô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nông nghiệp phục hồi sau cuộc nội chiến nhanh hơn so với công nghiệp nặng. Các nhà máy bị hư hại nặng trong cuộc chiến và sự sụt giá tư bản có sản lượng kém hơn rất nhiều. Hơn nữa việc tổ chức các nhà máy vào các tờ rớt (trust) hay liên đoàn thuộc một lĩnh vực của nền kinh tế đóng góp nhiều vào việc làm mất cân bằng giữa cầu và cung đi liền với độc quyền. Vì thiếu sự thúc đẩy từ cạnh tranh thị trường, và với rất ít hoặc không có kiểm soát nhà nước về các chính sách bên trong của họ, các tờ rớt sẽ bán hàng với giá cao hơn. Việc công nghiệp phục hồi chậm càng đặt thêm các vấn đề cho giới nông dân, những người chiếm tám mươi phần trăm dân số. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có năng suất cao hơn, vì vậy giá của hàng hoá công nghiệp cao hơn giá hàng hoá nông nghiệp. Hậu quả của nó là thứ mà Trotsky gọi là “khủng hoảng kéo” bởi vì hình dáng giống như cái kéo của biểu đồ biểu thị sự đi lên trong bảng chỉ số giá liên quan. Đơn giản là nông dân phải sản xuất thêm nhiều lúa gạo nữa để mua các hàng hoá tiêu thụ từ các vùng thành thị. Hậu quả, một số nông dân giấu thặng dư nông nghiệp vì đoán trước chúng sẽ tăng giá, điều đó góp phần làm dịu sự khan hiếm trong các thành phố. Tất nhiên điều đó là sự tích trữ đối với thái độ của thị trường, nó đã gây khó chịu cho nhiều cán bộ đảng cộng sản, nhưng người coi đó là việc bóc lột những người tiêu thụ tại các thành phố. Trong lúc ấy đảng tiến hành các bước suy diễn để bù đắp sự khủng hoảng, cố gắng hạ giá các mặt hàng sản xuất và ổn định lạm phát, bằng việc áp đặt giá được kiểm soát trên các mặt hàng công nghiệp chính và phá bỏ các tờ rớt nhằm tăng hiệu năng nền kinh tế.
Chủ nghĩa bè phái trong đảng
Bởi vì nhiều bộ máy kế tiếp nhau không được thành lập trong thủ tục của đảng, cái chết của Lenin vào năm 1924 làm tăng sự lo sợ về cuộc đấu tranh bè phái về việc từ bỏ NEP. Đối lập cánh tả trong đảng, dẫn đầu là Trotsky từ lâu đã phản đối NEP vì nhiều lý do ý thức hệ và thực tiến (hệ thống thị trường đã bắt đầu tạo ra những kết quả xấu theo kiểu chủ nghĩa tư bản: lạm phát, thất nghiệp, và sự nổi lên của tầng lớp giàu có). Họ thường sử dụng “Cuộc khủng hoảng kéo” để chiếm đoạt vốn ý thức hệ của cánh ôn hoà trong đảng (những người ủng hộ NEP), do Nikolai Ivanovich Bukharin lãnh đạo. Ban đầu, Stalin thống nhất với phe cánh của Bukharinite để đấu tranh với Trotsky. Nhưng cuối cùng ông chuyển sang chống những người ôn hoà, những người ủng hộ NEP sau khi Trotsky phải lưu vong, để củng cố sự kiểm soát của ông ta đối với đảng và nhà nước.
Sự củng cố quyền lực của Stalin
Nhằm đưa ra một hoàn cảnh để từ bỏ NEP, Stalin gắn các vấn đề bóc lột cùng “Khủng hoảng kéo”. Hơn nữa, ông ta chĩa mũi nhọn vào việc nổi lên của Nepmen (những người buôn bán nhỏ kiếm lời từ sự tăng thương mại giữa thành phố và nông thôn) và Kulack (tầng lớp trung lưu bên trên đang nổi lên của những nông dân giàu có) dưới chế độ NEP như những tầng lớp tư bản mới. Ông cũng nâng những sự tranh cãi được những kẻ thù của mình trong Đối lập cánh tả sử dụng, như lạm phát và thất nghiệp như những con quỷ của thị trường.
Stalin đã thay đổi và tống khứ khỏi đảng những bè phái bằng cách đặt ra một con đường phát triển tổng hợp các ý kiến của cả hai phe. Ông chấp nhận lập trường “phe tả” phản đối thị trường nông nghiệp bởi vì họ muốn sản xuất ra vật tư căn bản cho chủ nghĩa cộng sản một cách nhanh chóng, thông qua một nền kinh tế kế hoạch hoá, mặc dù đang ở các điều kiện bất lợi. Nhưng ông ta cũng tán thành ý kiến của “phe hữu” về “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia” muốn tập trung vào phát triển bên trong hơn là xuất khẩu cách mạng. Trong bối cảnh đó, ông cũng thích tăng xuất khẩu lúa gạo và vật liệu thô; tiền từ buôn bán với nước ngoài cho phép Liên bang sô viết nhập khẩu kỹ thuật cần thiết cho phát triển công nghiệp.
Đầu tiên Stalin thành lập troika với Zinoviev và Kamenev chống lại Trotsky. Sau đó cùng với việc Trotsky bị cách ly và hất khỏi vị trí Uỷ viên nhân dân chiến tranh và thành viên Bộ chính trị, Stalin nhập với Bukharin chống lại đồng minh cũ. Sau đó, cuối cùng ông quay lại chống NEP, bắt buộc Bukharin, người đề xuất chính của nó vào vị trí đối lập và để lại Stalin là khuôn mặt thống trị trong đảng và trong nước.
Vào thời điểm đó, Stalin đã có danh tiếng là một nhà cách mạng, “một người Bolshevik tận tuỵ” và là “cánh tay mặt” của Lenin. Tuy nhiên, trên thực tế Lenin đã không còn tin cậy Stalin, và trước khi chết ông đã viết một bức thư, thường được cho là Di chúc của Lenin, cảnh báo việc trao quyền lực cho Stalin, gọi ông ta là “thô lỗ”, “cố chấp” và “thất thường”. Stalin và những người ủng hộ mình đã che giấu bức thư này. Các phần của nó đã bị rò rỉ ra tới các thành viên của đảng nhưng nội dung đầy đủ không được công bố tới tận khi Stalin chết vào năm 1953.