Khi lặn xuống biển sâu, thân thể người ta có bị nước ép bẹp không?
(Hình minh họa) Các vật thể chìm xuống nước đều chịu áp suất của nước. áp suất này tỷ lệ thuận với độ sâu: cứ mỗi khi độ sâu tăng 10 mét, áp suất nước sẽ tăng thêm 1013 bar (tức tăng 1 atm). Nh thế cũng có nghĩa là mỗi diện tích 1 cm2 sẽ tăng thêm áp lực là 1 kgl. Ước tính bề ...
(Hình minh họa)
Các vật thể chìm xuống nước đều chịu áp suất của nước. áp suất này tỷ lệ thuận với độ sâu: cứ mỗi khi độ sâu tăng 10 mét, áp suất nước sẽ tăng thêm 1013 bar (tức tăng 1 atm). Nh thế cũng có nghĩa là mỗi diện tích 1 cm2 sẽ tăng thêm áp lực là 1 kgl. Ước tính bề mặt của thân người đã trởng thành vào khoảng 15000 cm2; nếu thợ lặn lặn xuống nước có độ sâu 30 mét thì trên thân người đó sẽ chịu một áp lực tới 45000 kgl. Dưới áp lực lơn nh vậy thân thể người thợ lặn có bị ép bẹp không?
Không. Bởi vì trong các cơ quan của thân thể người đã trởng thành có tới trên 60 % là nước. Nước không thể ép lại được; đồng thời, sau khi người thợ lặn đã lặn xuống nước sâu, không khí nén mà người đó hít vào lại có áp suất bằng áp suất mà nước tác dụng vào người đó.
áp lực của nước tuy không ép nổi thợ lặn, nhng độ lặn sâu của con người có giới hạn. Đó là vì làm việc trong môi trường cao áp, hít thở đều là không khí cao áp. Khí oxi trong không khí cao áp bị quá trình tuần hoàn trong cơ thể con người tiêu hao hết, còn khí nitơ thì lại dễ tan vào trong màu, mô, chất béo mà lượng hòa tan sẽ tăng lên tuỳ theo sự gia tăng của áp suất khí và thời gian ở dưới nước kéo dài. Nếu người thợ lặn nổi lên thật nhanh, do áp suất nước giảm, nitơ trong máu bị dãn nở nhanh tạo nên những bọt khí làm tắc mạch máu. Hiện tượng dãn nở nhanh trên giống nh khi ta vừa mở nắp bình nước giải khát (loại có ga). Do các bọt khí làm tắc mạch máu hoặc ép vào các cơ quan trong cơ thể nên có thể sinh ra "bệnh do giảm ap". Vì vậy những thợ lặn làm việc ở dưới biển sâu phải lựa chọn phương án chính xác đồng thời phải căn cứ vào các nhân tố nh sức khoẻ bản thân, nhiệt độ nước v.v... để điều chỉnh thời gian giảm áp, theo một tốc độ nhất định từ từ nổi lên để cho các bọt khí trong người có thể thuận lợi thoát ra ngoài, nh vậy mới không mắc "bệnh do giảm áp". Hiện nay áp dụng phương pháp cho người thợ lặn hít thở bằng loại khí hỗn hợp và theo độ sâu mà tăng áp suất, các thợ lặn đã có thể hoạt động sâu dưới biển tới 300 mét.