Vì sao khi tàu ngầm đã lặn xuống nước thì không sợ sóng gió?
(Hình minh họa) Biển khơi thường nổi sóng, ít có lúc yên lặng. "Không có gió thì không có sóng", sóng hình thành chủ yếu là do tác dụng của gió. Gió thổi vào mặt nước làm cho những hạt nước lên lên xuống xuống tạo ra những vòng tròn, tức là gây ra những chuyển động có tính chu kỳ ...
(Hình minh họa)
Biển khơi thường nổi sóng, ít có lúc yên lặng.
"Không có gió thì không có sóng", sóng hình thành chủ yếu là do tác dụng của gió. Gió thổi vào mặt nước làm cho những hạt nước lên lên xuống xuống tạo ra những vòng tròn, tức là gây ra những chuyển động có tính chu kỳ tạo nên những con sóng nhấp nhô. Có khi không có gió vẫn có sóng, đó là sóng gió từ nơi khác truyền đến, song suy cho cùng thì động lực vẫn là gió.
Sóng nhấp nhô lên xuống, ở chỗ cao giống nh đỉnh núi gọi là đỉnh sóng, còn ở giữa chỗ lõm xuống gọi là đáy sóng. Khoảng cách thẳng đứng giữa đỉnh sóng và đáy sóng kề nhau gọi là chiều cao sóng, chiều cao này càng lớn thì năng lượng mà sóng có cũng càng lớn. Khi gió lớn, sóng to đầu sóng đổ xuống có thể làm cho mỗi diện tích 1 mét vuông phải chịu một xung lực từ mấy tấn đến mời mấy tấn. Vì vậy khi ma bão sắp tới các tàu thuyền đang đi trên biển phải nhanh chóng tìm đến các cảng, vịnh để tránh sóng gió.
Thế nhưng tàu ngầm ở dưới biển thì chẳng phải lo ngại gì. Khi bão lớn chỉ cần lặn sâu thêm một chút là bình yên vô sự.
Theo tính toán, những tàu chở dầu có công suất máy là 140000 mã lực thì tốc độ đi trên mặt biển có thể đạt 23 haỉ lý /giờ. Nếu cũng vẫn dùng động cơ có công suất máy nh vậy cho tàu ngầm thì có thể đạt 27 hải lý/giờ. Đó là vì khi trên mặt biển sóng lớn cuồn cuộn thì ở một độ sâu nhất định dưới nước vẫn là một thế giới phẳng lặng. ở đó sức cản của sóng giảm đi rất nhiều, đồng thời lại không bị ảnh hưởng của ma to gió lớn.
Chúng ta biết sóng truyền đi theo hướng nằm ngang, cái sau đuổi cái trước, có thể truyền rất xa, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kề nhau (tức bớc sóng) cũng có thể rất dài. Trên đại dương mênh mông, bớc sóng lớn nhất có thể quá 400 mét, ở Thái Bình Dương đã từng đo được con sóng có bớc sóng tới 600 mét. Còn khi sóng truyền xuống dưới thì càng xuống sâu sóng sẽ yếu đi càng nhanh. Theo tính toán, cứ mỗi khi độ sâu tăng lên một đoạn bằng 1/9 bớc sóng thì độ cao sóng sẽ giảm đi một nửa, ở nơi có độ sâu bằng một nửa bớc sóng thì chỉ còn cha tới 5% độ cao cũ, còn ở nơi độ sâu bằng bớc sóng thì chỉ còn bằng 0,2 % độ cao cũ. Vì thế ở những nơi cách mặt biển 200 mét trở xuống, nước biển luôn phẳng lặng, nói chung rất ít chịu ảnh hưởng của sóng.
Vì vậy bất kể là mặt biển bão lớn sóng to mạnh mẽ ghê gớm nhng tàu ngầm vẫn có thể đi lại tự do dưới biển sâu không chịu ảnh hưởng chút nào của sóng gió.