Ám ảnh cưỡng bức là gì?
Ám ảnh cưỡng bức Ám ảnh cưỡng bức tiếng Anh là Obs- sesi-on Compulsive Disorder - OCD. Bệnh nhân biếu hiện ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng bức hoặc cá hai. Ý nghĩ ám ánh là ý nghĩa lặp đi lặp lại chúng có tính chất xâm phạm và không thích hợp gây nên lo âu hoặc đau khố, bệnh ...
Ám ảnh cưỡng bức
Ám ảnh cưỡng bức tiếng Anh là Obs- sesi-on Compulsive Disorder - OCD.
Bệnh nhân biếu hiện ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng bức hoặc cá hai. Ý nghĩ ám ánh là ý nghĩa lặp đi lặp lại chúng có tính chất xâm phạm và không thích hợp gây nên lo âu hoặc đau khố, bệnh nhân có thê thâv không đúng nhưng không gạt bổ đi được.
Các hành động cưỡng bức là hành vi lăp đi lặp lại (thí dụ rửa tay, chổt cửa, sắp sếp hoặc kiêm tra vì sợ trộm) hoặc các hành động tâm thần (đếm cây, đếm bước chân, lặp đi lặp lại từ nào đó) mà bệnh nhân cảm thây bắt buộc phải làm để đáp ứng ám ảnh hoặc thực hiện theo quy chế cứng nhắc. Những hành vi cưỡng bức này không liên hệ một cách thực sự với hoàn cảnh mà họ mô tả hay quá mức cần thiết rõ rệt.
Mặc dù các hành vi cưỡng bức làm giảm lo âu, nhưng giảm không được lâu vì vậy bệnh nhân lại lặp lại. Bệnh nhân ngày càng phát triển những nghi thức phức tạp đế giảm lo âu hoặc mất nhiều thời gian để thực hiện chúng. Ám ảnh cưỡng bức cũng kết hợp các hành vi né tránh, bệnh nhân né tránh các tình huống, hoàn cảnh gây lo sợ. Cả các ám ảnh và hành vi cưỡng bức đều gây đau khổ và tổn hại bởi chúng chiếm nhiều thời gian và gây phiền toái.
Các ám ảnh phố biến là sợ bẩn, nghi ngờ quá mức, tấn công và xung động tình dục, triệu chứng cơ thế và sự cần thiết yêu cầu chính xác. Hành vi cưỡng bức chú yêu là kiểm tra, làm sạch và đếm. Rối loạn này khá phố biến, chiếm 2-3% quần thế, đôi khi cả cuộc đời họ, nam nữ bằng nhau. Bệnh nhân và gia đình thường thích nghi với ám ảnh cưỡng bức và ít khi tìm đến bác sĩ điều trị.
Người có ám ảnh cưỡng bức thường được coi là “kỳ quặc” đôi khi có người bị coi là “điên”. Người ám ảnh cưỡng bức thường bao trùm lên cá gia đình vợ, chồng, con cái vì vậy biến chứng của nó thường là ly hôn, không chịu đựng nổi nhau nữa. Trầm cảm và nghiện chất cũng là biến chứng phô biến.
Ám ảnh cưỡng bức thường bắt đầu từ 10 tới 20 tuổi, có 1/3 số trường hợp có triệu chứng từ thời thơ ấu. Tiến triển thay đối, có tính dao động, có khi thuyên giảm nhưng lại tái phát.
Ví dụ 1:
Anh Đ. 40 tuổi có nỗi ám ảnh sợ, sợ vi phạm tội ác. Cứ nhìn thấy cái gì nhọn nhọn (con dao, cái kéo...) là anh ta sợ mình sẽ dùng nó để qây hại cho người khác. Anh ta sắp xếp rriọi thứ trong nhà sao cho ít phải nhìn thấy vật nhọn. Không mua và sử dụng các vật nhọn. Mỗi khi phải đụng tới vật nhọn anh ta nổi da gà, run rẩy sợ hãi.
Ví dụ 2:
Cháu H. 13 tuổi lúc nào củng sợ bị lây bệnh. Đi đâu về, chạm vào ai là H. cởi bỏ quần áo từ ngoài nhà, thậm chí không mặc lại quần áo đó nữa. Đi ra miền Bắc ăn Tết, trời rét mà H. cởi bỏ hết quần áo ngoài cửa vứt đi, ngồi chịu rét chờ người nhà mua quần áo mới mang đến mới mặc. Không cho ông nội sống cùng nhà vì ông hay chảy rãi nhớt.