Chiếc máy phôtôcopy tĩnh điện đầu tiên trên thế giới ra đời từ bao giờ?
(Hình minh họa) Trình độ văn hoá của xã hội loài người ngày một nâng cao, các loại sách báo, văn kiện, tư liệu biểu đồ cũng ngày một phong phú thêm; Công tác sao chép, in lại, đánh máy, vẽ bản đồ, hiệu đính v.v… không những tốn nhiều sức người mà những công việc lọn xộn rối ...
(Hình minh họa)
Trình độ văn hoá của xã hội loài người ngày một nâng cao, các loại sách báo, văn kiện, tư liệu biểu đồ cũng ngày một phong phú thêm; Công tác sao chép, in lại, đánh máy, vẽ bản đồ, hiệu đính v.v… không những tốn nhiều sức người mà những công việc lọn xộn rối rắm ấy cũng còn thường làm cho người ta nhầm lẫn. Không ít người tưởng tượng ra một chiếc máy như sau: chỉ cần ấn nút điện là lập tức có ngay bản phục chế văn kiện, tư liệu. Nếu có được chiếc máy như vậy thì không những có thể giải phóng con người khỏi công tác văn thư phiền nhọc mà còn có thể nâng cao hiệu suất, tăng nhanh sự lưu thông tin tức.
Có thể chế tạo được chiếc máy như vậy không? Ngay từ năm 1935, chàng thanh niên người Mỹ mới 29 tuổi Ch. Carlson đã có cách nghĩ mới lạ như vậy. Ông nghĩ rằng tĩnh điện có thể hút được các vật thể nhỏ nhẹ thì đương nhiên cũng có thể hút được bột vụn, liệu có thể lợi dụng lực hút của tĩnh điện để phôtôcopy văn kiện không?
Trên một tấm thuỷ tinh, ông đã viết mấy chữ ²10 - 22 - 38, ASTORIA², rồi lợi dụng ma sát, ông lại làm cho một tấm kẽm có phun lưu huỳnh mang điện, sau đó đưa tấm mang điện này ép vào trên tấm thuỷ tinh đã viết chữ, đặt chúng dưới ánh sáng đèn mạnh, sau khi chiếu sáng, những nơi không có chữ, điện tích biến mất, còn những nơi có chữ do ánh sáng bị chữ che chặn, điện tích vẫn còn, trên màng lưu huỳnh lưu lại dấu chữ do điện tích gây nên, nhưng chưa thể trực tiếp dùng mắt thường nhìn thấy chúng nên được gọi là tiềm ảnh. Sau khi dùng đèn chiếu 3 giây Carlson lấy tấm thuỷ tinh lên rắc vào trên màng lưu huỳnh một ít bột thạch tùng; ở những nơi tiềm ảnh dấu chữ, do có điện nên hút chặt bột thạch tùng vào, ông cẩn then phủ một tờ giấy nến lên trên, rồi gia nhiệt, bột thạch tùng trên dấu chữ sẽ khảm vào giấy nến và thế là giấy nến hiện ra dấu chữ. Đó chính là chiếc máy phôtôcopy tĩnh điện đầu tiên trên thế giới.