25/05/2018, 09:11

Khái niệm và vai trò thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế

Để thực hiện quá trình sản xuất, chúng ta cần phải có các yếu tố: lao động, vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật. Trong đó vốn ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng để có một lượng vốn lớn thì không một cá nhân nào có thể đảm nhiệm được. ...

Để thực hiện quá trình sản xuất, chúng ta cần phải có các yếu tố: lao động, vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật. Trong đó vốn ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng để có một lượng vốn lớn thì không một cá nhân nào có thể đảm nhiệm được. Trong khi đó những người có cơ hội đầu tư sinh lãi thì thiếu vốn còn những người có vốn thì lại ít có cơ hội đầu tư. Thực tế đó đòi hỏi cần phải có những tổ chức trung gian nối liền giữa người thừa vốn và những người thiếu vốn. Hệ thống ngân hàng ra đời đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đó. Tuy nhiên,để thu hút được các nguồn tiền tệ nhàn rỗi của xã hội và một số nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào sản xuất để kiếm lời tận gốc thì thị trường chứng khoán ra đời. Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch các loại chứng khoán theo các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán.

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của khối thị trường chung đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao.Thùc tÕ ph¸t triÓn kinh tÕ ë c¸c quèc gia trªn thÕ giíi ®· kh¼ng ®Þnh vai trß cña thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế.

1. thứ nhất, thị trường chứng khoán với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

Ở Hàn Quốc, thị trường chứng khoán đã đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế trong hơn ba mươi năm, cho tới thập kỷ 90 thị trường chứng khoán nước này đã lớn mạnh và đứng hàng thứ 13 trên thế giới góp phần tạo mức tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9% năm, thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 1995 là trên 10.000USD.

Yếu tố thông tin là yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. ThÞ tr­êng tµi chÝnh lµ n¬i tiªn phong ¸p dông c«ng nghÖ míi vµ nh¹y c¶m víi m«i tr­êng th­êng xuyªn thay ®æi. Trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển t¶i tới tất cả các nhà đầu tư để họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán.

Thị trường chứng khoán đã tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trưòng tài chính, do đó các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động tài chính của họ và làm giảm chi phí tài chính.

Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. Thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường.Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyÕt ®Þnh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.

2. Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, huy động tầng lớp trung lưu trong xã héi, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn qua ®ã thúc đẩy phát triển kinh tế, t¹o ra hiÖu qu¶, tiÕn tíi x©y dùng mét x· héi c«ng b»ng vµ d©n chñ.

3. Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên thì nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho tiết kiệm vốn và chất xám thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nưíc, giảm tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công.

4. Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ bên ngoài, ®ång thêi tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia là những minh chứng ®iÓn h×nh vÒ viÖc tËn dông c¸c c¬ héi do thÞ tr­êng chøng kho¸n mang l¹i. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn.

5. Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính tiền tệ của chính phủ. Đồng thời, thị trường chứng khoán cũng cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai giúp Chính phủ và các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.

Ngoài những tác động tích cực trên, thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực, bong bóng giá,…làm giảm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.

Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Song để vai trò đó thật sự phát huy được hiệu quả thì phụ thuộc ®¸ng kÓ vào các chủ thể tham gia vào thị trường và sự quản lý của nhà nước.

0