25/05/2018, 09:11

Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ sở

Sự nghiệp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong khám chữa bệnh và thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, cho nên phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước. Nguồn ...

Sự nghiệp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong khám chữa bệnh và thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, cho nên phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước. Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp cho các đơn vị hoạt động sự nghiệp y tế bao gồm:

1) Được quy định theo Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ tài chính
1)

Đối với cả hai loại đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí, thì nguồn Ngân sách Nhà nước cấp ( cả Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương) là các khoản sau:

+ Chi phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị sự nghiệp theo chế độ đặt hàng

để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định ( điều tra, quy hoạch, khảo sát ...).

+ Kinh phí cấp để thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra.

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, nguồn Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức Ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.

Ngoài nguồn từ Ngân sách Nhà nước, chi cho các hoạt động sự nghiệp y tế còn bao gồm các khoản khác như: nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị ( đã nêu ở phần 1.2.1.) và các nguồn khác theo quy định ( các dự án viện trợ, quà biếu tặng...).

  • Nội dung các hoạt động trong sự nghiệp y tế tuyến cơ sở

Sự nghiệp y tế tuyến cơ sở ( gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã ) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, các hoạt động y tế cơ sở phải là toàn diện và nằm trong các hoạt động chủ yếu sau:

+ Các hoạt động khám chữa bệnh thông thường, sơ cứu bệnh nhân nặng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu trên địa bàn quận, huyện, xã, phường là chủ yếu ( những trường hợp bệnh nhân nặng phải chuyển lớn tuyến trên).

+ Hoạt động trong khuôn khổ các chương trình quốc gia về y tế: các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở là các đơn vị trực tiếp triển khai các chương trình dưới sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của các sở y tế, bao gồm các mục tiêu sau:

+ Mục tiêu phòng chống bệnh sốt rét.

+ Mục tiêu phòng chống bệnh bướu cổ.

+ Mục tiêu tiêm chủng mở rộng.

+ Mục tiêu phòng chống lao.

+ Mục tiêu phòng chống bệnh phong.

+ Mục tiêu phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

+ Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

+ Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS.

+ Mục tiêu nâng cấp thiết bị y tế.

Ngoài ra, tuyến y tế cơ sở còn đóng góp hoạt động của mình trong các nghiệp vụ sau:

+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm họa, thiên tai, phòng chống tai nạn và thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hay xử lý các tác động gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ như chất thải bệnh viện, hoá chất bảo vệ thực vật...

+ Trực tiếp tiếp tham gia các đợt phòng dịch và ngăn chặn các bệnh dịch lây lan kịp thời như: dịch bệnh tiêu chảy, uốn ván, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim, giun sán... Tham gia triển khai chương trình sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình như truyền thông, tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc sản khoa...

+ Tổ chức cai nghiện ma tuý và tuyên truyền tác hại của ma tuý sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.

+ Các hoạt động y tế khác.

Các hoạt động sự nghiệp y tế ở tuyến cơ sở trực tiếp tác động đến đời

sống nhân dân trên các địa bàn dân cư nên việc thực hiện quản lý các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng bậc nhất và tạo cơ sở vững chắc của cả thực hiện các chủ trương chính sách về y tế của Nhà nước cũng như giảm bớt gánh nặng cho các tuyến y tế cấp trên.

  • Công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ sở

Sự nghiệp y tế có tính chất quan trọng trong các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta đề ra, đặt dưới sự lãnh đạo của các cơ quan Hành chính sự ngiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước nên các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế được xác định lấy nguồn từ Ngân sách Nhà nước đảm bảo cho hầu hết các hoạt động của mình. Do vậy, việc quản lý Ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp y tế là yêu cầu không thể thiếu trong điều kiện cần phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả của y tế trong đời sống kinh tế – xã hội.

Để quản lý các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế cũng nảy sinh nhiều cách thức phân chia khác nhau nhưng một cách tổng quát có thể chia làm các nhóm chi chủ yếu sau:

- Nhóm một: Các khoản chi thường xuyên. Chi thường xuyên là những khoản chi có tính định kỳ và thường xuyên trong toàn bộ hoạt động sự nghiệp. Trong nhóm chi thường xuyên lại bao gồm một số khoản cụ thể sau:

+ Chi cho con người: đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như quản lý về y tế như: chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản đóng góp, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cán bộ công nhân viên.

+ Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đặc thù cho lĩnh vực y tế như: mua sắm thuốc chữa bệnh, bơm kim tiêm, bông, băng, gạc, cồn, phim chụp X quang...; vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải là tài sản cố định và các khoản chi khác.

+ Chi cho quản lý hành chính: bao gồm các khoản chi phục vụ cho việc quản lý mọi hoạt động sự nghiệp y tế như: chi mua vật tư văn phòng, điện, nước, thuê bao điện thoại, chi hội nghị, tiếp khách, chi thuê mướn và các khoản chi khác có liên quan.

- Nhóm hai: Chi mua sắm, sửa chữa. Nhóm chi này bao gồm các khoản chi chủ yếu cho tài sản cố định: các chi phí sửa chữa tài sản cố định; mua sắm tài sản cố định; vận chuyển, lắp đặt tài sản cố định; chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định... Do tài sản cố định sử dụng trong lĩnh vực y tế có đặc thù riêng và thuộc về sự nghiệp của Nhà nước nên không được khấu hao để bù đắp tài sản cố định, không tránh khỏi việc sử dụng kém hiệu quả, lãng phí.

- Nhóm ba: Chi khác. Đây là các khoản chi phát sinh không thường xuyên, đột xuất và không thuộc các khoản chi trên.

Các khoản chi Ngân sách Nhà nước hiện nay được cấp phát theo một số hình thức sau:

+ Phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí: định kỳ cơ quan tài chính cấp phát hạn mức cho các đơn vị sự nghiệp, căn cứ vào hạn mức mà các đơn vị rút tiền từ Kho bạc để chi tiêu, hết hạn thời hạn của hạn mức mà hạn mức chi không hết sẽ bị xoá bỏ. Phương thức này chủ yếu được sử dụng trong cấp phát kinh phí chi thường xuyên.

+ Phương thức cấp phát theo lệnh chi: kinh phí sau khi cấp phát theo lệnh chi qua Kho bạc nhà nước quận, huyện tài khoản tiền gửi của các đơn vị sẽ được tăng thêm đúng bằng số ghi trong lệnh chi, sau khi hết niên độ kế toán mà đơn vị không chi hết số kinh phí đó thì số còn lại nằm trong số dư của tài khoản tiền gửi sẽ được chuyển sang năm sau. Phương thức này dùng cho các cơ quan, đơn vị không có quan hệ thường xuyên với Ngân sách Nhà nước hay các khoản chi đầu tư, mua sắm tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp.

+ Phương thức cấp phát ủy quyền: phương thức này chủ yếu áp dụng cho quan hệ giữa Ngân sách Nhà nước Trung ương và Ngân sách Nhà nước địa phương, áp dụng phương thức này khi các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địa bàn do Ngân sách Nhà nước Trung ương đảm nhận; khi quyết toán thuộc về Ngân sách Nhà nước trung ương.

+ Phương thức ghi thu- ghi chi: cho phép các đơn vị sự nghiệp sử dụng các khoản thu sự nghiệp để chi tiêu trực tiếp.

+ Phương thức cấp phát theo số lượng công trình hoàn thành: Phương thức này được áp dụng trong cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thường thì cơ quan tài chính tạm ứng theo công trình, sau khi công trình hoàn thành thì quyết toán số còn lại.

Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán Ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp y tế thì các đơn vị sự nghiệp y tế phải quản lý danh mục các khoản chi theo chi tiết hệ thống

0