khái niệm và cách tính tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi? Ý nghĩa thực tiễn?

Khái niệm: Biểu thị mối quan hệ giữa số trẻ em sinh ra (còn sống) của phụ nữ trong độ tuổi X hoặc nhóm tuổi A trong một năm nào đó với số phụ nữ độ tuổi X hoặc nhóm độ tuổi A trong một năm. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: ASFRx=Bx / Wx x 1000 Trong đó ASFRx (Age Specific Fertility Rate) tỷ ...

Khái niệm: Biểu thị mối quan hệ giữa số trẻ em sinh ra (còn sống) của phụ nữ trong độ tuổi X hoặc nhóm tuổi A trong một năm nào đó với số phụ nữ độ tuổi X hoặc nhóm độ tuổi A trong một năm.

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: ASFRx=Bx / Wx x 1000
Trong đó ASFRx (Age Specific Fertility Rate) tỷ suất sinh đặc trưng ở độ tuổi x; Bx số trẻ em sinh ra trong năm của những người phụ nữủơ độ tuổi x; Wx phụ nữ ở độ tuổi x
Ý nghĩa thực tiễn: Phản ánh mức độ sinh đẻ của từng độ tuổi phụ nữ, thông thường tính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi phụ nữ, tòan bộ số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh đẻ được chia thành 7 nhóm tuổi, mức độ sinh đẻ ở từng nhóm tuổi rất khác nhau. (15-19; 20-24; 25-29; 30-34; 40-44; 45-49)
Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và ảnh hưởng rieêg biệt của từng yếu tố cũng thể hiện ở các mức độ khác nhau giữa các quốc gia và giữa các thời kỳ của một quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh bao gồm:
Các yếu tố tự nhiên sinh vật: Mọi sinh vật, trong đó có con người, theo quy luật tự nhiên đều trải qua các giai đoạn sinh ra, trưởng thành, phát triển và diệt vong. Khả năng sinh sản chỉ có ở 1 nhóm tuổi nhất định. Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của phụ nữ được xác đinh từ 15 đến 49 tuổi. Nơi nào số người trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ con, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại. các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn, đó là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh cao.
Tập quán và tâm lý xã hội: Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có các tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tâm lý này xuất hiện và tồn tại trên cơ sở thực tế khách quan nhất định. Khi những cơ sở này thay đổi thì tập quán và tâm lý xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo. Tâm lý muốn có nhyiêù con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm… đó là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ đặc biệt ở vùng nông thôn truyền thốn đã làm tăng mức sinh. Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội là tiêu biểu của tập quán và tâm lý xã hội mới. Những yếu tố này đã tạo điều kiện cho quá trình sinh giảm mạnh.
Những yếu tố kinh tế: Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của nó đối với mức sinh. Trên bình diện chung đã chứng minh rằng, đời sống thấp thì mức sinh cao và ngược lại. tuy nhiên, ở cấp độ hộ gia đình, đời sống vật chất đâyd đủ có tác động trực tiếp làm mức sinh cao hơn và tác động gián tiếp làm mức sinh giảm đi. khi phân tích ảnh ưởng của các yếu tố kinh tế đến mức sinh phải thấy mối quan hệ phức tạp, tác động lẫn nhau giữa yếu tố này với yếu tố khác, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuận và nghịch.
Chính sách dân số: là những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số. Đây là công cụ quan trọng và thực tế đã phát huy tác dụng rất to lớn trong việc điều tiết quá trình biến động dân số theo hướng cần thiết. Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh, tuỳ theo điều kiện của từng nước trong từng thời kỳ. Một số quốc gia Châu âu có chính sách hoặc chủ trương khuyến khích sinh đẻ, trong khi đó đa số các nước đang phát triển có chính sách điều tiết và giảm sinh như Trung quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nó vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định, có tính quy luật. Trong cùng một thời kỳ, đối với các nước, các vùng khác nhau, sự biến động mức sinh cũng khác nhau. Các chỉ số về tỷ suất sinh thô và tổng tỷ suất sinh của các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước đều có xu hướng giảm mạnh nhưng khoảng cách giữa 2 nhóm nước trên vẫn chưa thu hẹp nhiều.
Ở VN sau ngày hoà bình lập lại, trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp, những tập quán và tâm lý lạc hậu về số lượng con và con trai đã có tác động đến mức sinh cao. đánh giá mức sinh không chỉ căn cứ vào tỷ suất sinh thô, mà còn phải dựa vào tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi; năm 1999 so với năm 1989, mức sinh ở tất cả các độ tuổi đều giảm, đặc biệt từ sau tuổi 30 mức sinh giảm khá nhanh, do vậy tỷ suất sinh cũng giảm khá mạnh.

0