25/05/2018, 16:55

Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

1. Khái niệm Tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định đến thu nhập, đời sống vật chất, khả năng chi tiêu của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy khi chi trả tiền lương cho người lao động, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu về Chế độ quản lý tiền lương , quản lý lao động của nhà nước ...

1. Khái niệm

Tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định đến thu nhập,  đời sống vật chất, khả năng chi tiêu của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy khi chi trả tiền lương cho người lao động, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu về Chế độ quản lý tiền lương , quản lý lao động của nhà nước để đưa ra mức lương công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên thì mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, ý thức kỷ luật cùng thi đua lao động sản xuất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn….

Để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động, kế toán của doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm.

khai-niem-tien-luong-va-cac-khoan-trich-theo-luong

2. Quỹ lương, Quỹ bảo hiểm

* Quỹ tiền lương: của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính cho người lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.

Quỹ tiền lương bao gồm :

– Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán;

– Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại…;

– Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ  phép năm…;

– Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…..

* Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,…) của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Tỷ lệ trích hiện hành tổng là 26%

+ Trong đó:  18%  được tính vào chi phí của doanh nghiệp

                     8% được tính trừ vào lương của nhân viên.

– Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động  ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

– Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

* Quỹ bảo hiểm y tế:

– Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,… cho người lao động  trong thời gian ốm đau, sinh đẻ,….

– Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.

* Bảo hiểm thất nghiệp:  Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Đây là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động bằng một khoản tài chính nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động trong thời gian mất việc.

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào lương của người lao động.

* Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

– Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp. 

– Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên liên đoàn lao động cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

– Tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia quỹ kinh phí công đoàn này hiện nay rất thấp.

Xem thêm:

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 theo Nghị định 153

Mức lương cơ bản và mức lương tối thiếu vùng giống và khác nhau thế nào?

Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước

0