24/05/2018, 15:06

Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Để làm định hướng và đường chỉ dẫn vào nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của cơ sở lý luận thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may cũng như các vấn đề khác có liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đó là trước tiên chúng ...

Để làm định hướng và đường chỉ dẫn vào nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của cơ sở lý luận thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may cũng như các vấn đề khác có liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đó là trước tiên chúng ta phải hiểu được thúc đẩy xuất khẩu dệt may là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này là tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới và của khoa học công nghệ, cũng như các giai đoạn khác nhau của sản phẩm được xuất khẩu mà việc thúc đẩy xuất khẩu được sử dụng bằng các cách khác nhau. Nó không có một phương thức, hay một biện pháp cố định nào được sử dụng liên tục để thúc đẩy xuất khẩu cho một sản phẩm. Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may nó cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Vì vậy mà với mỗi thời kỳ nó được sử dụng bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát lại như sau:

  • Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng dệt may mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Như vậy, qua việc khái quát về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may như trên cho thấy thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may có những nội dung chủ yếu sau:

  • Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đây là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nói chung. Và với bất kỳ doanh nghiệp dệt may nào nói riêng. Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu rằng thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
  • Các biện pháp chính sách, cách thức . . . Nó có thể là những biện pháp cho thời kỳ sản phẩm mới thâm nhập thị trường hoặc những biện pháp cho một sản phẩm đã được cải tiến, hay là cho một sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường đó và đang tìm cách cạnh tranh để giành giật thị phần.
  • Kết quả của những biện pháp những chính sách đó là các cơ hội, các cơ hội có thể được mang đến dưới nhiều dạng khác nhau. Cuối cùng là thực hiện được mục tiêu bán nhiều hàng dệt may hơn ra thị trường nước ngoài. Chủ thể của thúc đẩy xuất khẩu là các doanh nghiệp dệt may và Nhà nước, tức là vừa có cả chủ thể đại diện ở tầm vi mô và chủ thể đại diện ở tầm vĩ mô, vừa có cả chủ thể tác động trực tiếp và chủ thể tác động gián tiếp đến đối tượng được thúc đẩy xuất khẩu. Mà cụ thể ở đây là hàng dệt may.
0