FDI đối với vấn đề tạo việc làm cho lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay
Hơn 10 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một hoạt động kinh tế không thể thiếu được, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đóng góp ...
Hơn 10 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một hoạt động kinh tế không thể thiếu được, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là một nhân tố góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả hai bên là bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển khi tiếp nhận đầu tư sẽ giải quyết được các vấn đề:
- FDI tăng cường vốn đầu tư bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ góp phần tăng khả năng cạnh tranh và tăng xuất khẩu, bù đắp cán cân thanh toán
- FDI góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện tích luỹ trong nước.
- FDI sẽ chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận đầu tư. Xét về lâu dài điều này sẽ góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thúc đẩy các ngành nghề mới đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện tử tin học... Chính vì vậy nó có tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng trưởng nhanh của nước nhận đầu tư.
- Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế háo nên sản xuất lưu thông. Các quốc gia trên thế giới dù có thể chế chính trị khác nhau đều cần đến vốn đầu tư nước ngoài và coi đó là một nguồn lực cần khai thác.
Bên cạnh đó đối với chính sách nước đang phát triển là chủ nhà còn có những hạn chế như: vấn đề quản lý vốn, do chủ đầu tư có nhiều kinh nghiệm nểntánh được sự quản lý của nước sở tại, tình trạng gian lận thuế, buôn lậu thuế, ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên với vai trò to lớn của FDI để phát huy những tích cực và khắc phục hạn chế các nước đang phát triển cần đưa ra chính sách phù hợp đồng thời thu hút nhiều FDI vào hơn.
Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài
Hợp tác đầu tư nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợi ích của cả hai bên. Sử dụng sản phẩm cận biên của vốn đầu tư nước ngoài làm công cụ chính, ngay từ năm 1960 Mác Dougall đã chỉ ra rằng sự tăng vốn đầu tư FDI vừa làm tăng sản phẩm đầu ra vừa phân phối lại thu nhập giữa nhà đầu tư trong nước và người lao động.
Hình 1: Mô hình Mác Dougall về FDI.
Trong hình 3 vốn cổ phần đầu tư là AC, trong đó AB là vốn cổ phần của nhà đầu tư trong nước và BC là của nhà đầu tư nước ngoài. Gía trị đầu ra là GDCA; thu nhập của chủ đầu tư trong nước là FEBA, của chủ đầu tư nước ngoài là EDCB, của người lao động là GDF. Khi vốn FDI tăng từ BC đến BL sẽ có những tác dụng sau đây: Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài bây giờ là IKLB (phần đầu tư mới nhận JKLC và đầu tư cũ giảm đi EDJI do tỷ xuất lợi nhuận giảm dần được biểu hiện qua sản phẩm cận biên của vốn Ay). Nhà đầu tư trong nước giảm thu nhập FEHI và người lao động hưởng phần FDKH. Như vậy, tổng cộng nước chủ nhà thu nhập EDKI. Phần thu nhập của người lao động tăng thêm nhiều hơn ngoài DKJ là do phân phối lại từ nguồn vốn đầu tư cũ. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vừa tạo ra thu nhập cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vừa tạo ra công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
Tác động của FDI trong vấn đề tạo việc làm
Trong thời gian gần đây, vai trò của FDI trong tạo việc làm và thu nhập của người lao động được nhiều người quan tâm và nghiên cứu.
Từ xưa các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay Ricardo, Keynes... cũng đã đề cập đến vấn đề này. Đối với Smith thì ông cho rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa đầu tư và việc làm. Trong “ những nguyên lý” của mình thì Ricardo đã có những ý kiến về vấn đề này và ông chỉ ra rằng “ Sự phát hiện và sử dụng máy móc có thể đi kèm với sự gia tăng của tổng sản phẩm sản xuất ra và bất kỳ trong trường hợp nào việc này cũng ảnh hưởng đến lực lượng lao động bởi vì một số người trong số họ sẽ mất việc làm”. Điều này được phản ánh rất rõ nét trong thời đại hiện nay, vì với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật thì máy móc đã được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Nó đã thay thế dần hình thức lao động thủ công, đây là sự khác biệt chủ yếu của thời kỳ công nghệ máy móc so với thời kỳ trước nó. Khi đã có sự áp dụng máy móc vào sản xuất thì số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên do một số công việc đã được máy móc đảm nhiệm và thay thế với sự chính xác cao và rút ngắn thời gian hao phí sức lao động tính trên một đơn vị sản phẩm đi rất nhiều khi chưa có sự áp dụng máy móc.
Đối với Keynes ông đã phát triển học thuyết của Adam Smith và trong “lý thuyết chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm”. Ông đã nhận thức rõ mối quan hệ trực tiếp giữa đầu tư và việc làm và ông đã đưa ra kết luận “ Việc làm chỉ có thể tăng tương ứng với sự tăng lên của đầu tư nếu không có sự thay đổi trong khuynh hướng tiêu dùng”. Nghĩa là việc làm là biến phụ thuộc, đầu tư và tiêu dùng là 2 biến giải thích. Việc làm chỉ tăng lên khi đầu tư tăng lên hoặc khi người dân có sự thay đổi trong tiêu dùng.
Những kết luận như “mũi kim chỉ nam” đã giúp cho các thế hệ sau này có những đường đi đúng hướng khi nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư ( nhất là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) trong vấn đề tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay FDI đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, chiếm 3% tổng lực lượng lao động trên toàn thế giới. Người ta cũng xác định rằng đối với mỗi việc làm do FDI trực tiếp tạo ra thì lại gián tiếp tạo ra một đến hai việc làm gián tiếp khác. Trên cơ sở này tổng số việc làm do FDI tạo ra ít nhất vào khoảng 150 triệu. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển FDI tạo ra 12 triệu việc làm chiếm 2% lực lượng lao động cộng thêm với 12 triệu lao động gián tiếp nữa làm cho tỷ lệ này tăng lên 4%. Rõ ràng sự đóng góp của FDI hiện nay trong tạo việc làm về mặt số lượng hầu như không lớn. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế lạc quan về triển vọng của FDI trong tạo việc làm.( theo TS. Bùi Anh Tuấn).
Tóm lại, qua những nghiên cứu của các nhà học thuyết kinh tế học từ trước tới nay ta thấy được tầm quan trọng của FDI đối với vấn đề tạo việc làm, nhất là đối với các nước đang phát triển. Mặc dù FDI không trực tiếp tạo ra nhiều việc làm nhưng ta cũng có thể khai thác nó để phục vụ cho quá trình giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhất là trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Qua nghiên cứu cũng có thể thấy được rằng: chỉ cần tăng lượng vốn đầu tư và mức vốn đầu tư /việc làm thì có thể tăng được cơ số việc làm. Do đó vấn đề đặt ra là phải thu hút được nhiều vốn FDI thì mới tạo ra được nhiều việc làm, để làm được điều này thì không phải là vai trò của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể từ Trung Ương tới địa phương mà cả bản thân những người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ thì mới đáp ứng được yêu cầu của các chủ đầu tư nước ngoài.