Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ
Khái niệm Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lương của sản phẩm được sản xuất. ...
Khái niệm
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lương của sản phẩm được sản xuất.
Vật liệu là đối tượng lao động nên có các đặc đIểm: tham gia vào một chu kỳ sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra.
Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn, nên việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Công cụ dụng cụ là các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tàI sản cố định.
Đặc điểm
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động chủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm. Nguyên vật liệu có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường không giữ lại hình thái vật chất ban đầu.
- Giá trị nguyên vật liệu sản xuất cũng được chuyển toàn bộ vào giá tri sản phẩm do nó chế tạo ra sản phẩm
- Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loạivà thường chiểm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất.
- Để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua, dự trữ và quản lý chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị.
- Giá trị nguyên vật liệu dự trữ thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tàI sản lưu động của doanh nghiệp.
Công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp sản xuất là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. Công cụ dụng cụ có các đặc điểm sau:
- Về đặc điểm vận động thì công cụ dụng cụ cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tương sử dụng.
- Về giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhât định.
Phân loại
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại nhiều thứ khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có sự phân chia thành các loại khác nhau:
- Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu thì vật liệu được chia thành các loại:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
Vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho sản xuất, cho việc bảo quản, bao gồm như: dầu, mỡ bôi trơn máy móc trong sản xuất, thuốc nhuộm, dầu sơn…
Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, hơi đốt, than củi…
Phụ tùng thay thế sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận hoặc chi tiết máy móc thiết bị: vòng bi, săm lốp, đèn pha…
Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các thiết bị, phương tiện lắp ráp vào các công trình xây dựng cơ bản cuả doanh nghiệp bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản.
Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như: sắt thép đầu mẩu, vỏ bao xi măng, và những phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định TSCD.
- Nếu căn căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được chia thành:
+Vật liệu mua ngoài
+Vật liệu tự sản xuất
+Vật liệu có từ nguồn gốc khác (được cấp, nhận vốn góp…)
Tuy nhiên việc phân loạivật liệu như trên vẫn man tính tổng quát mà chưa đi vào từng loại, từng thứ vật liệu cụ thể để phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ và thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chặt chẽ và thống nhất các loại vật liệu ở các bộ phận khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính thì việc lập bảng (sổ) danh điểm vật liệu là hết sức cần thiết. Trên cơ sở phân loại vật liệu theo công dụng như trên, tiến hành xác lập danh đIểm theo loại, nhóm, thứ vật liệu. Cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng thứ vật liệu.
Ví dụ: TK 1521 dùng để chỉ vật liệu chính
TK152101 dùng để chỉ vật liệu chính thuộc nhóm A
TK 1520101 dùng để chỉ vật liệu chính A1 thuộc nhóm A
Công cụ dụng cụ: có nhiều loại khác nhau, để quản lý được công cụ dụng cụ ta phân loại chúng thành 3 loại :
- Công cụ dụng cụ lớn bao gồm toàn bộ các tư liệu là công cụ sản xuất hoặc những dụng cụ cho quản lý và sinh hoạt.
- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê