Kể về người bà hàng xóm mà em yêu mến
Ke ve ba hang xom ma em yeu men – Tất cả bọn trẻ phố tôi đều gọi bà là bà. Bà không phải là bà nội hay bà ngoại của đứa nào hết. Bà là bà bán ngô nướng. Bà chỉ ra ngồi dưới gốc cày phượng vì còn sót lại của dãy phố ngắn nhà tôi ở vào lúc chiều tối để quạt ngô. Đồ nghề của bà gồm có bọc túi. ...
Ke ve ba hang xom ma em yeu men – Tất cả bọn trẻ phố tôi đều gọi bà là bà. Bà không phải là bà nội hay bà ngoại của đứa nào hết. Bà là bà bán ngô nướng. Bà chỉ ra ngồi dưới gốc cày phượng vì còn sót lại của dãy phố ngắn nhà tôi ở vào lúc chiều tối để quạt ngô. Đồ nghề của bà gồm có bọc túi. đứa đựng ngô, một túi than củi, cái chậu men nhỏ dùng làm bếp than, cái quạt nan và đôi đũa dài bằng tre. Khi nào đôi đũa bị cháy ngắn lại, bà thay đôi khác. Tóc bà chưa bạc hết, lưng ...
– Tất cả bọn trẻ phố tôi đều gọi bà là bà. Bà không phải là bà nội hay bà ngoại của đứa nào hết. Bà là bà bán ngô nướng. Bà chỉ ra ngồi dưới gốc cày phượng vì còn sót lại của dãy phố ngắn nhà tôi ở vào lúc chiều tối để quạt ngô. Đồ nghề của bà gồm có bọc túi. đứa đựng ngô, một túi than củi, cái chậu men nhỏ dùng làm bếp than, cái quạt nan và đôi đũa dài bằng tre. Khi nào đôi đũa bị cháy ngắn lại, bà thay đôi khác. Tóc bà chưa bạc hết, lưng không còng, khi bà cười đuôi mắt có vết chân chim. Bà cười rất tươi, nom bà trẻ lại, chỉ già hơn mẹ tôi ở nhà. Khách hàng của bà vào lúc chạng vạng, vừa tối hẳn là trẻ con.
– Bà ơi! Cháu một bắp!
– Bà ơi! Đến lượt cháu nhá!
Bà quạt không kịp, mùi ngô nướng thơm thơm. Có cậu mang về nhà, có đứa ăn tại chỗ. Một lần tôi ăn xong, quẳng luôn cái lõi ngô ra lòng đường.
Bà đứng lên nhặt, để ngay bên cạnh cái ghế con bà đang ngồi và bảo:
– Lần sau ăn xong thì cho bà xin cái lõi nhớ!
– Để làm gì ạ? – Tôi hỏi.
Bà vừa quạt vừa trả lòi:
– Để khỏi bẩn đường phố. Hết hàng, bà mang đổ vào xe rác, cháu ạ
Trong lúc chờ ngô, chúng tôi hay hỏi chuyện bà và bạ cũng luôn có chuyện để nói vói từng đứa một, Cậu Phú lém lỉnh, một lần tò mò:
– Bà ơi? Bà có cháu không?
– Có.
– Thế cháu bà đâu mà bà đi bán ngô?
Bà cười:
– Bán cho vui cháu ạ. Có thế mới gặp được các cháu chứ! Cháu bà lớn cả rồi, mỗi đứa đi một nơi.
Cái Hương ngồi gần bà hỏi:
– Thế ai nuôi bà ạ?
– Bà nuôi bà.
Nói xong vẻ mặt bà thoáng buồn nên đứa nào đứa ấy im thin thít. Bà nhìn cái Hương nói:
– Con gái, cháu ạ, khi ra đường đừng đề tóc bù xù như thế cháu nhé!
Nó nũng nịu:
– Cháu không biết chải, chải lâu lắm.
– Thì nói mẹ cháu chải cho.
– Mẹ cháu đi suốt ấy ạ, tay lúc nào cũng đen sì.
– Vậy, mẹ cháu làm gì?
– Mẹ cháu đi bán than tổ ong.
Bà liền bảo:
– Từ ngày mai ra sớm, tay bà còn sạch, bà chải đầu cho,
Có cậu vui chân theo bạn ra chỗ bà, thèm ăn ngô quá, cứ ngồi nhìn. Thế mà bà biết, bà đưa cho cái bắp ngô vừa nướng xong.
– Cháu ăn đi. Lúc nào trả tiền bà cũng được.
Tuy thế, chỉ hôm sau cậu ấy mang tiền trả bà ngay. Không một đứa nào có ý nghĩ ăn không ngô của bà. Những lúc ra hàng bà ăn ngô như thế, thật là vui. Xong là về ngay vì còn phải học bài.
Rồi… bỗng một hôm, dưới gốc cây phượng vĩ không có bà. Bọn chúng tôi ngẩn ngơ nhìn nhau. Bà đi đâu? Bà ở đâu? Không đứa nào biết. Cô bán hàng ốc luộc ở gần đấy nhìn chúng tôi bảo:
– Con cháu bà ra đón bà về quê rồi các cháu ạ!
Chúng tôi thở ra nhẹ nhõm, nhưng mà nhớ bà quá.