Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Khái niệm. * Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên ...
Khái niệm.
* Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.
Tài khoản kế toán sử dụng.
* TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu” TK này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá trị vốn thực tế. TK 152 có thể mở chi tiết thành các TK cấp 2, cấp 3...theo từng loại, nhóm, thứ, vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như:
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính.
- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ.
- TK 1523: Nhiên liệu.
- TK 1524: Phụ tùng thay thế.
- TK 1525: Vật liệu và thiết bị XDCB.
- TK 1528: Vật liệu khác.
* Kết cấu TK 152:
- Bên nợ phản ánh.
+ Trị giá vốn thực tế của NVL nhập trong kỳ.
+ Số tiền điều chỉnh tăng NVL khi đánh giá lại.
+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm tra.
- Bên có phản ánh.
+ Trị giá vốn thực tế của NVL giảm trong kỳ do xuất dùng.
+ Số tiền giảm giá, trả lại NVL khi mua.
+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại.
+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê.
- Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ.
* TK 151: Hàng mua đi đường: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vật tư, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và hàng đang đi đường cuối tháng trước, tháng này đã nhập kho.
- Bên nợ phản ánh: Giá trị hàng đi đường tăng.
- Bên có phản ánh: Giá trị vật tư hàng hoá đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay.
- Dư nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường cuối kỳ.
* TK: 159: “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” TK được dùng để phản ánh bộ phận giá trị bị giảm sút so với giá gốc của hàng tồn kho nhằm ghi nhận các khoản lỗ hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn. TK này là TK điều chỉnh cho các TK hàng tồn kho. Ngoài ra còn có các TK liên quan khác như:
- TK 111: Tiền mặt.
- TK 112: TGNH.
- TK 141: Tạm ứng.
- TK 128: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
- TK 133: “ Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ”.
- TK 133: Có 2 TK cấp 2.
+ TK 1331: Thuế GTGT của hàng hoá vật tư.
+ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
* TK 331 “ phải trả cho người bán” TK này phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã ký hết, TK 331 được mở chi tiết cho từng người bán, người nhận thầu.
Đối với các cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán sử dụng tài khoản 133, thuế GTGT được khấu trừ, TK không áp dụng đối với cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở SXKD không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Các doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT và các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua vật tư thì giá vật tư mua vào là tổng giá thanh toán:
Nợ TK 152 ( tổng giá thanh toán).
Có TK 111, 112...( tổng giá thanh toán).
- Có doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị vật tư mua vào là giá chưa có thuế.
Nợ TK 152 ( giá mua chưa có thuế).
Nợ TK 133 ( thuế GTGT đầu vào)
Có TK 331... (tổng giá thanh toán)
- Khi mua vật tư không có hoá đơn GTGT thì giá vật tư mua vào là tổng giá thanh toán.
Nợ TK 152 ( tổng giá thanh toán).
Có TK 111, 112, 331....( tổng giá thanh toán).
- Đối với trường hợp nhập khẩu thì phải phản ánh giá vật tư là tổng giá thanh toán gồm cả thuế NK.
Nợ TK 152.
Có TK 333 (3)
Có TK 331.
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK 133.
Có TK 3331( 2).
+ Nếu doanh nghiệp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tính cả thuế GTGT vào giá vật tư, kế toán ghi.
Nợ TK 152.
Có TK 3331.
- Trường hợp vật liệu tăng do mua ngoài có thể xảy ra các trường hợp.
+ Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn, nếu trong tháng vật liệu đã nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hoá đơn, kế toán sẽ ghi giá trị vật liệu theo giá tạm tính.
Nợ TK 152 ( giá tạm tính).
Có TK 331 ( giá tạm tính).
Khi nhận được hoá đơn thì ghi số âm theo giá tạm tính.
Nợ TK 152
Có TK 331.
Điều chỉnh giá tạm tính thành giá hoá đơn phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 152.
Nợ TK 133.
Có TK 331.
+ Trường hợp hàng đang đi đường.
Nếu trong tháng nhận được hoá đơn nhưng cuối tháng hàng vẫn chưa về kế toán ghi:
Nợ TK 151.
Nợ TK 133.
Có TK 331, 111, 112.
Khi vật liệu về nhập kho hoặc chuyển thẳng cho các bộ phận sản xuất, gửi cho khách hàng kế toán ghi.
Nợ TK 152, 621, 627, 641, 642.
Nợ TK 157, 632.
Có TK 151.
c. Kế toán tổng hợp tăng ( nhập) vật liệu.
Vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất tăng do nhiều nguồnn khác nhau, tăng do mua ngoài, tăng do tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến, tăng do nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác, cá nhân khác...
- Trong mọi trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm nhận nhập kho, lập các chứng từ theo đúng quy định. Trên cơ sở các chứng từ nhập, hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan khác, kế toán phải phản ánh kịp thời các nội dung cấu thành nên giá trị thực tế của vật liệu nhập kho vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, đồng thời phản ánh tình hình thanh toán với người bán và các đối tượng khác 1 cách kịp thời, cuối tháng nên tiến hành tổng hợp số liệu đối chiếu với sổ kế toán.
Kế toán tổng hợp giảm ( xuất) vật liệu
Vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu do xuất dùng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm, phục vụ và quản lý quá trình sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ máy sản xuất, phục vụ cho nhu cầu bán hàng...và các nhu cầu khác như: góp vốn liên doanh, nhượng bán cho thuê...kế toán phải phản ánh một cách kịp thời tình hình xuất dùng NVL, tính toán chính xác giá trị thực tế xuất dùng theo phương pháp đã đăng ký và phân bổ đúng đắn vào các đối tượng sử dụng.
Trình tự hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên tính (thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
* Kế toán tăng vật liệu
- Tăng vật liệu do mua ngoài
Nợ TK152
Nợ TK1331
Có TK 331, 111, 112…
- Nhập vật liệu do tự gia công chế biến:
Nợ TK152
Có TK154
- Nhận vốn góp liên doanh
Nợ TK152
Có TK411
…
* Giảm vật liệu
- Xuất vật liệu dùng cho sản xuất, quản lý, bán hàng…
Nợ TK621, 627, 641, 642
Có TK 152
- Xuất vật liệu đem góp vốn liên doanh
Nợ TK 128, 222
Có TK 152
…
* Các trường hợp khác được phản ánh trên sơ đồ sau:
Sơ đồ : Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX (Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Trình tự hạch toán NVL theo phương pháp KKTX ( tính thuế GTGT phương pháp trực tiếp) khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX ( tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).