21/02/2018, 08:33

[Văn học 12]Bình luận về những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:

Bình luận về những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người ...

Bình luận về những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư. Bài thơ Đất Nước là một đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng” – tác phẩm được ra đời vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt.

Bình luận về những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:Bình luận về những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:
  1. Không cố gắng cảm nhận Đất Nước ở trạng thái tĩnh bất biến như bao nhà thơ khác, Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá Đất Nước trong trạng thái động như một sinh thể sống, có thể sinh ra, lớn lên và tồn tại. Và có thể nói, ông là nhà thơ đầu tiên và cũng là nhà thơ duy nhất trong văn học Việt Nam trầm tư, suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước.
  2. Đi sâu khám phá lịch sử hình thành và phát triển của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm không đưa ra con số, niên đại cụ thể hay các mốc son chói lọi như ta thường thấy trong “Bình ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” (Chế Lan Viên).. Nhà thơ chỉ lặng lẻ khẳng định: Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể – Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn – Đất Nước lớn lên không dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Xóa mờ lịch sử thời gian cụ thể, đầy ắp hời gian cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, phong tục tập quá mơ hồ, ảo diệu, Đất Nước hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa thăm thẳm một chiều sâu của thời gain nguồn cội thiêng liêng.
  3. Về sự hiện diện, tồn tại của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm cũng có những phát hiện mới lạ, độc đáo. Đã có một truyền thống trong thơ ca khám phá sự hiện diện của Đất Nước trong vẻ đẹp trang trọng thiêng liêng. Đất Nước là nơi đế cư, được ghi tại thiên thư, Đất Nước bao gồm quốc hiệu, văn hiến, phong tục, lịch sử,… Tìm lối đi riêng minhg, Nguyễn Khoa Điềm lặng lẽ quan sát Đất Nước ở muôn mặt đời thường. Đất Nước tồn tại ngay trong những gì nhỏ bé, thân thuộc, bình dị của đời sống hàng ngày. Đó là câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, là dãy tre làng, là búi tóc mẹ bới, cái cột, là bông lúa củ khoai. Nhắc đến Đất Nước, là ta nhớ ngay đến gia đình, đến ông bà, cha mẹ. Như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã có công đưa Đất Nước từ trời cao thường đế, từ ngai vàng vua chúa, từng thể giới thiên thần đời thường, bình dị, gắn bó, thân thuộc với cuộc sống mọi người.
  4. Thêm một nét mới nữa trong khám phá Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đó là bằng việc sử dụng sáng tạo văn hóa dân gian, kết hợp suy tưởng và cảm xúc, nhà thơ không dừng ca ngợi ỏ dáng hình bền ngoài như bao nhà thơ khác với “Đất Nước hình tia chớp”, “Đất Nước ta như một con tàu…”. Nguyễn Khoa Điềm đi sâu ca ngợi, vẻ đẹp của văn hóa cốt cách tâm hồn, của con người Việt Nam giàu yêu thương, nhân ái, bao dung, thủy chung, son sắt, anh hùng bất khuất, cần cù, chịu khó.
  5. Vậy là ngay trong 9 câu đầu Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn đa chiền về Đất Nước. Đất Nước được cảm nhận ở chiều dài lịch sử, không gian địa lí và chiều sâu văn hóa. Với những khám phá mới mẻ, Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần làm phong phú, giàu có hơn truyền thống thơ ca Đất Nước trong văn học Việt Nam.

Nguồn: 

0