21/02/2018, 09:18

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về tình bạn

– Bài số 1 Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khanh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xòa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh ...

– Bài số 1

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khanh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xòa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khanh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xòa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết qua ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên: "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

– Bài số 2

Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…

Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!

Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!

Đến lớp, tôi tiến về An liền.

– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!

An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:

– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!

An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.

– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!

– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.

Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An " sẽ không chở Chi đi học nữa "… Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.

Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một khinh nghiệm sống trong đời tôi: "Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục". Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi…

– Bài số 3

Tôi vừa vọt vào nhà, thì từ sau cửa bếp, một cái đầu ló ra ngó tôi, rồi thụt vô nhanh chóng, một nhỏ con gái trạc tuổi tôi, gầy quắt. Mẹ đẩy vai tôi: “Chào Đẹt đi con. Đẹt sẽ phụ mẹ việc nhà”. Rồi mẹ quay sang Đẹt, nhẹ nhàng: “Cháu đi tắm, rồi ra ăn cơm!”.

Mẹ đi làm, dặn nó nấu cơm trước. Chiều, từ sau bếp khói đùn lên nhà trước mù mịt. Mây cành bông giấy ngoài vườn xơ xác. Không biết dùng nồi cơm điện, Đẹt ra vườn “hái củi” rồi lôi cái bếp lò cũ rích trong góc ra chụm lửa. Cả ngày chủ nhật, mẹ chỉ bảo Đẹt cách dùng bếp gas, nồi cơm điện, máy giặt… Nó lắng nghe, rồi làm theo. Chẳng giỏi giang gì, nhưng cũng xuôi lọt.

Một buổi tối, tôi bắt gặp cảnh tượng kì lạ: Một cái bóng còm nhom đang nhảy chồm chồm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn ở sân sau. Nước và bọt xà bông văng tung tóe. Tôi cười sằng sặc. Cái bóng quay phắt lại, luống cuống. Tôi trỏ tay về cái máy giặt: “Đồ khờ! sao không bỏ vô máy?”. Nhỏ Đẹt cặp thau quần áo vào hông, lệch người đi tới máy giặt. Ngang qua tôi, mắt nó liếc gườm gườm. Ánh nhìn đượm cáu kỉnh, giận dỗi và có cả lạc lõng.

Tôi có một cái túi hình con mèo, bằng len đan rất xinh. Bên trong tôi cất kẹp tóc, dây nơ, một thỏi son trẻ con và cả ít tiền dành dụm. Nhưng một hôm, con mèo bằng len biến mất. Sau khi xáo tung cả căn phòng, tôi ngồi thừ đoán: “Chắc nhỏ Đẹt chôm rồi!”. Tôi lao xuống méc mẹ. “Bình tĩnh nào con!” — Mẹ nhắc nhở, dắt tôi xuống bếp, nơi có cái giường của Đẹt. Trước câu hỏi nhẹ nhàng của mẹ lẫn cái nhìn cáu kỉnh của tôi, Đẹt im sững. Rồi nó lắc đầu. “Nói dối!” – Tôi gào lên, chạy tới bới tung đốngđồ cũ kĩ nhàu nát của Đẹt. Chẳng có gì cả. “Con thấy chưa! Đẹt không lấy! Xin lỗi Đẹt mau!” – Mẹ nghiêm giọng trước khi rời bếp. Tôi vùng tay chạy về phòng. Lúc ngang qua cửa, nơi Đẹt đứng, tôi ngã văng ra đất. Nhỏ Đẹt đã đưa chân ngáng đường.

Đẹt nhào tới ngồi lên cắng chân tôi, quai tay thụi vào bụng. Tôi nhỏm dậy túm tay nó, cắn một phát vào tai, rồi hét lanh lảnh. Mẹ chạy xuống gổ hai đứa ra. “Nó đánh con trước!” – Tôi òa khóc. Ánh nhìn trong mắt nhỏ Đẹt tối sẫm lại.

Kể từ đó cứ vài bữa tôi và Đẹt lại lao vào đánh nhau. Mặt hai đứa liên tiếp xuất hiện các vết bầm tím. Tôi coi nó như kẻ thù.

Mẹ nói chuyện riêng với tôi, rồi với Đẹt, nhưng chẳng ăn thua. Cuối cùng, mẹ đành gửi Đẹt về nhà. Nó lên thành phố sao, nó về quê vậy. Nhất định không mặc bộ đồ mẹ mới may cho. Khi cánh cổng sắt đóng lại, tôi thở phào nhẹ nhõm.

Ít lâu sau, khi lấy gạo nấu cơm, tôi phát hiện dưới đáy thùng gạo có vật cồm cộm. Cái túi len con mèo. Bên trong, tất cả còn nguyên. Nhưng ngăn đựng tiền thì thêm một tờ lịch, phía sau viết nguệch ngoạc: “Bữa đó lau phòng mày, tao lượm được cái túi. Thấy dơ quá, tao mang xuống tính cho vô máy giặt. Nhưng mày đã nghĩ xấu về tao. Tao buồn quá. Tao không thèm đánh lộn với mày. Nhưng tao thấy đánh lộn cũng vui, vì có ai đó nghĩ tới mình. Dù nghĩ tới để ghét. Tờ lịch đúng ngày nhỏ Đẹt về quê. Tôi ngồi im, muốn khóc. Nhiều khi ta cứ mải mê với nỗi khổ sở nhỏ nhoi của mình nên chẳng nhìn thấy ngay gần bên, có người bạn thật buồn khổ, cô độc.

– Bài số 4

Hồi tớ chừng 8, 9 tuổi trong xóm bỗng rộ lên phong trào nuôi thú cưng. Mở màn là nhỏ Đậu Nành với mội con chó trắng nhỏ xíu, lông xù. Nhỏ Đậu Nành bếcon vật tí xíu trước ngực đi chơi. Chú chó nằm im như cục bông gòn, chốc chốc thè lưỡi liếm đánh choách vào mũi cô chủ. Bọn trẻ nhìn mà phát ghen. Vài bữa sau, thằng Tèo “trình diện” một con chó chừng hai tháng tuổi, bốn cẳng chân cao lêu khêu như một con nai. Giấc mơ có một con vật nhỏ càng cháy bỏng trong lòng bọn trẻ. Bữa sau, nhỏ Ngọc ôm ra đường một con mèo tam thể xinh tuyệt. Thằng Tí nghèo hơn, mua mấy con gà vàng bông. Máu ganh đua nổi lên, tớ đốc hết tiền để dành, lao ra chợ. Loay hoay tới lui, tớ lựa được một chú heo mọi dài chừng hai gang tay, cái bụng ỏng gần chạm sát đất, được bán lại giá rẻ bèo.

Tớ cũng tìm ra được cái tên thật oách đặt cho chú ỉn: Bánh Bao. Dù Bánh Bao có phần thô kệch, nhưng về góc độ độc đáo thì chẳng ai bằng. Cứ nhìn cái đuôi vặn ốc, ngắn tít ve vẩy của Bánh Bao và tiếng kêu ré lên eng éc của nó khi bị các “chiến hữu” chó mèo gà vịt rượt chạy lòng vòng thì rõ. Mỗi lần mang thú cưng ra so đọ, tớ và đám bạn đều khăng khăng con vật cưng của mình là sốmột. Sau đó, đứa nào đứa nấy ra sức vuốt ve chăm chút, hệt như trên đời này không có gì đáng yêu hơn.

Duy nhất có Đậu Ván, thằng em sinh đôi của Đậu Nành đứng ngoài cuộc ganh đua. Đọc nhiều sách nên nó bị cận thị, suốt ngày quan sát đám bạn và lũ thú nhỏ qua đôi mắt kính lấp lóa. Một hôm, con Lucky của nhỏ Đậu Nành bỗng nằm lăn ra, hai chân trước dụi lấy dụi để lên mắt, kêu ăng ẳng rất tuyệt vọng. Hoảng hốt, nhỏ Đậu Nành khóc nức nở. Bỗng dưng, thằng Đậu Ván vẹt đám đông, cúi xuống con Lucky. Rồi nó vào nhà, mang ra một chén nước, lau mắt cho con cún. 'Chú chó nhỏ bị ghen đóng cục, đau mắt. Lấy nước muối ấm mà rửa thì đỡ liền!”. Cả bọn nín re, đầy thán phục.

Tài nghệ của Đậu Ván càng lẫy lừng khi lần lượt, nó ra tay cứu mèo Mimi của nhỏ Ngọc thoát khỏi một trận ngộ độc thức ăn, cứu con Tom bị xe Honda dụng. Một hôm, khi Bánh Bao sốt nóng, nằm thẳng cẳng, thở khò khè, tớ cũng chỉ biết cầu cứu Đậu Ván. Cậu ta cho tớ mấy viên thuốc, dặn bẻ mỗi viên một nửa, pha nước đổ cho Bánh Bao uống. Quả nhiên chú ỉn cưng khỏi bệnh. Đậu Ván tiết lộ: “Dùng thuốc cảm bình thường. Nhưng chỉ một nửa liều thôi vì con vật còn nhỏ xíu mà.Thếnhưng, dù Đậu Ván tài năng tới đâu, những bệnh tật, tai nạn bất ngờ vẫn lần lượt bắt đi từng con thú cưng của dám trẻ nhỏ. Cuối cùng, chỉ còn mình tớ với Bánh Bao. Không còn ai để so đọ, bỗng dưng tớ chán. Khi tớ nói điều ấy, Đậu Ván hơi nhíu mắt, rồi bảo để nó nuôi Bánh Bao cho.

Bây giờ, tụi nhỏ ngày đó đều đã lớn cả, thay đổi nhiều. Chỉ Đậu Ván không khác xưa mấy. Vẫn ít nói, vẫn đeo lánh, và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tình thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.

– Bài số 5

Trong cuộc đời học sinh ai mà chẳng có những người bạn thân thiết, cùng mình chia sẻ vui buồn. Tôi cũng vậy. Người bạn thân của tuổi ấu thơ luôn là người cùng tôi đi học, đi chơi, cùng tôi tâm sự những suy nghĩ của tuổi học trò hồn nhiên mà cũng rất phức tạp. Nhưng không phải ngay từ đầu chúng tôi đã thân nhau. Phải qua một sự việc tôi mới nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn người bạn có vẻ bề ngoài hết sức bình thường ấy.

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
 
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng – tên người bạn ấy – là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.

Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.

Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần…

Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:

– Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?

Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa…

Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.

Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.

Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.

Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.

Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

Vũ Hường tổng hợp

0