Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất
– Bài số 1 Trong tất cả những giáo viên dạy văn, tôi yêu thích nhất là cô Phượng bởi cô giảng bài nghe rất hay và tuyệt vời. Năm lớp 9 của tôi, không ngờ tôi lại được học với cô Phượng. Tôi nhớ nhất là lần cô giảng bài "Bài thơ về Tiểu ...
– Bài số 1
Trong tất cả những giáo viên dạy văn, tôi yêu thích nhất là cô Phượng bởi cô giảng bài nghe rất hay và tuyệt vời. Năm lớp 9 của tôi, không ngờ tôi lại được học với cô Phượng. Tôi nhớ nhất là lần cô giảng bài "Bài thơ về Tiểu đội xe không kích" – một bài học rất thú vị và bổ ích.
Thứ năm chúng tôi học hai tiết văn liên tục. Cả lớp tôi đã ổn định chỗ ngồi nhưng không khỏi bàn tán sôi nổi vì thứ ba cô đã dặn lớp soạn bài "bài thơ về Tiểu đội xe không kính", học bài cũ thật kĩ. Hôm ấy, cô vẫn mặc bộ áo dài trắng điểm hoa tím, nhanh nhẹn, vui vẻ bước vào lớp. Tôi nhận ra hôm nay cô xách theo chiếc cặp lớp chứ không phải chiếc cặp hàng ngày. Cô mở cặp và lấy ra chiếc máy tính xách tay. Cả lớp "ồ" một tiếng vì lâu lắm rồi lớp tôi mới được học như thế này. Cô gọi tôi và lớp trưởng giúp cô nối máy tính vào chiếc tivi của lớp. Trong khi đó, cô nắn nót từng chữ to, viết phấn đỏ giữa bảng – BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘ XE KHÔNG KÍNH – Phạm Tiến Duật. Cô bắt đầu trả bài cũ. Hôm ấy bài nào cũng học bài rất tốt nên cô rất vui. Trả bài xong, cô nhẹ nhàng nói:
– Hôm nay chúng ta sẽ học "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Các em mở sách ra, chúng ta cùng bắt đầu.
Rôi cô bật máy, tivi của lớp tôi không lớn lắm nhưng cô đã dùng cỡ chữ lớn để các bạn cuối lớp có thể thấy rõ. Cô yêu cầu chúng tôi quan sát màn hình. Rồi cô đọc:
Không có kính không phải vì xe không có kính….
Mỗi câu thơ cô đều cho chúng tôi xem hình ảnh minh họa. Nào là chiếc xe quân sự ngụy trang bằng lá cây, nào là những chiếc xe móp méo, lại còn những anh chiếc sĩ lái xe hiên ngang, yêu đời, lạc quan đang tươi đưa tay qua cửa xe không kính bắt tay nhau…Đọc hết bài, cô mới bắt đầu giảng. Cô phân tích từng đoạn, từng câu thơ, từng từ ngữ hay hoặc từ khó hiểu. Cô phân tích từng đặc điểm của đoàn xe, từ lý do xe không có kính đến cả những chiếc xe không kính mang đến cho những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đôi khi cô ngừng lại bảo chúng tôi nhìn màn hình để chép bài vào vở. Mỗi lần cô đặt câu hỏi, cả lớp hăng hái dơ tay phát biểu. Nhìn thấy học sinh thích thú như vậy, cô có vẻ hăng hái hơn. Cô vừa giảng, vừa diễn tả, vừa chiếu hình ảnh cho chúng tôi xem rồi cô giảng đến đặc điểm của những người lính lái xe, cô hứng khởi kể về những trận chiến thời kháng chiếc chống mỹ cứu nước, những chiếc công vang dội, vĩ đại của quân dân ta. Cô kể hăng say như chính cô đã chứng kiến các trận đấu vĩ đại đó vậy. Cả lớp thích thú lắng nghe. Cô cứ như vừa dạy văn vừa dạy sử vậy. Lúc giảng tới đoạn "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", cô bảo các bạn ngồi ngoài đầu bàn dơ bàn tay ra ngoài. Tôi và các bạn khác chưa rõ cô sẽ làm gì nhưng vẫn hưởng ứng nhiệt tình. Rồi trước sự thích thú của chúng tôi, cô đi xuống từng bàn bắt tay với tôi cùng các bạn ngồi ngoài kia. Trong bài có đoạn nói về bếp Hoàng Cầm. Dù trong sách có giải thích nhưng chúng tôi không hình dung ra được. Như hiểu ý, cô chiếu cho chúng tôi xem hình ảnh chiếc bếp Hoàng Cầm mà cô đã chụp lúc đi địa đạo Củ Chi. Rồi cô lại kể chuyện tiếp. Cứ như thế đến khi hết tiết.
Chúng tôi rất thích cách dạy của cô. Cô đã cho chúng tôi một tiết học lý thú và bổ ích. Cô giúp chúng tôi có được ấn tượng sâu sắc từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, từ đó giúp chúng tôi tự hào về dân tộc mình. Tôi nhớ mãi tiết học đó, thật thú vị làm sao! Mong sao, khi chúng tôi đã tốt nghiệp, ra trường, các em lớp 8 sang năm sẽ được học những tiết học tuyệt vời như thế!
– Bài số 2
Tiếng trống vang lên rộn rã báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Huy nhanh tay cất sách vở vào hộc bàn rồi hăm hở tham gia vào câu chuyện của các bạn. Nhỏ Lan hào hứng: “Ở nhà mình tên là Misa. Mấy bạn biết tại sao không, lúc nhỏ mình cứ mó máy con gấu Misa của chị mình hòa à, nên mẹ mới đặt tên cho mình như vậy đó”. Rồi lần lượt từng đứa nói cái tên ở nhà ra, mặt đứa nào cũng tự hào về “lịch sử cái tên” của mình. Đến lượt mình, Huy chợt lúng túng: “tên mình là … là Lật Đật”. Mặt Huy đỏ bừng trước tiếng cười khúc khích của các bạn: “Tên Huy ngộ ghe hé!”, “Tên Huy ngộ ghê hé!”. Huy cũng chẳng biết nữa, tứ lúc sinh ra mọi người trong nhà đã gọi như vậy rồi. Lúc đầu thấy kì kì sao ấy, nhưng sau rồi quen. Mỗi lần mẹ gọi: “Lật Đật ơi, ra mẹ nhờ một tí” là Huy dạ một tiếng thật to. Nhưng hôm nay Huy bỗng ghét cái tên đó ghê, nó làm Huy quê ơi là quê.
Tan học, bố đón Huy ở cổng trường. Nhìn vẻ mặt bí xị của Huy, bố ngạc nhiên: “Sao thế hả con? Lật Đật của bố hôm nay bị điểm kém à?” Huy lắc đầu phụng phịu kể cho bố nghe câu chuyện ở lớp. Cậu ấm ức: “tên mấy bạn ai cung đẹp, chỉ mình con là có cái tên xấu ìn”. Bố cười, ghé vào tai Huy thì thầm: “về nhà, bố sẽ cho con xem một bí mật”.
Về đến nhà, trước vẻ mặt chờ đợi của Huy, bố đặt lên bàn một con lật đật bằng gỗ có nước sơn đã củ. Bố búng nhẹ một cái, con lật đật ngã xuống rồi lại tự đứng dậy, miệng vẫn cười thật tươi, tiếng chuông trong bụng lật dật reo lên “bính boong, bính boong”. Bố dịu dàng xoa đầu Huy: “con biết vì sao bố mẹ gọi con là Lật Đật không? Bởi vì bố mẹ muốn mỗi khi con vấp ngã, con sẽ tự đứng lên đi tiếp như con lật đật này vậy”. Huy ngẫm nghĩ lời bố, nhất định ngày mai, cậu sẽ kể cho các bạn nghe về cái tên Lật Đật ngộ nghĩnh của mình.
– Bài số 3
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó:
Điều ước của vua Mi – đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi – đát.
Một ngày nọ, khi Mi – đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi – ô – ni – dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi – đát ước ngay:
– Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi – đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi – đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi – đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước…
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp: mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi – đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi – ô – ni – dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
– Nhà người hãy tới sông Pác – tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi – đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc
– Bài số 4
Trong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
– Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
– Cứ đưa đây!
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
– Bài số 5
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. It lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Vũ Hường tổng hợp