31/05/2017, 12:22

Kể chuyện theo sách

Tổng hợp những bài văn kể chuyện theo sách! Chúc các em học giỏi! Hãy kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh Bài làm Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua bèn hạ lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Lệnh ...

Tổng hợp những bài văn kể chuyện theo sách! Chúc các em học giỏi!

Hãy kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh

Bài làm

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua bèn hạ lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

Lệnh vua ban khiến mọi người lo lắng không yên vì xưa nay làm gì có chuyện lạ đời như thế, chỉ có một cậu bé tủm tỉm cười rồi thưa với cha:

-Cha đưa con lên kinh thành gặp vua, con sẽ lo việc này.

Người cha vô cùng ngạc nhiên , khuyên con không nên làm chuyện ngu ngốc sẽ bị rơi đầu; nhưng trước thái độ kiên quyết của con, ông bèn đem chuyện thưa lại với làng. Làng đồng ý cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé ất tiếng khóc la. Vua cho quân dẫn cậu bé vào hỏi lí do vì sao lại khóc ầm ĩ như thế, cậu bé liền thưa:

- Muôn tâu thành thượng, bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa cho em bú. Con không xin được, ông bèn đuổi con đi.

Vua thấy chuyện vô lí, làm sao bố cậu bé lại sinh em bé được. Cho rằng cậu bé nói điêu, vua bèn cho quân đánh đòn và đuổi cậu bé đi.

Lúc bấy giờ cậu bé mới cười và nói:

- Bố con là giống đực, không sinh em bé được, thế tại sao đức vua lại ra lệnh cho làng con nộp một con gà trống biết đẻ trứng; chẳng phải gà trống là giống đực không thể đẻ trứng hay sao?

Trước sự thông minh của cậu bé, nhà vua bật cười thích thú nhưng vua vẫn muốn thử xem tài của cậu như thế nào.

Hôm sau vua cho người mang đến nhà cậu một con chim sẻ nhỏ cùng lời truyền bảo cậu phải làm dâng vua ba mâm cổ. Cậu bé liền lấy trong túi ra một cây kim nhỏ đưa cho sứ giả và bảo:

- Xin ông về tâu với vua rèn chiếc kim này thành một con dao thật sắc để tôi sẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu, vua biết cậu là người thông minh tài giỏi, bèn trọng thưởng hậu hĩnh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

Kể lại câu chuyện Chiếc áo len.

Bài làm

Mùa đông năm ấy đến sớm. Gió lạnh từng cơn thổi về làm buổi sáng đến trường của nhiều em nhỏ thật đáng sợ. Hòa may mắn được mẹ sắm cho chiếc áo len thật đẹp để mặc đi học. phía trước cái áo có cái dây kéo thật xinh xắn, phía trên có chiếc mũ trùm đầu, nó rất tiện khi đi trong làn gió lạnh như thế. Đến lớp, người bạn kế bên là Lan mượn chiếc áo của Hòa mặc thử. Lan rất thích chiếc áo đó.

Tối hôm đó, khi ở bên mẹ, Lan nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo giống bạn Hòa.

Vốn là mẹ Lan đã dành dụm tiền định mua cho cả hai anh em mỗi người một chiếc áo ấm. Giờ thấy con gái đòi mua chiếc áo mà giá của nó có thể bằng cả số tiền dành dụm bấy lâu, mẹ nói với Lan:

- Chiếc áo con đó đắt tiền lắm, nó có thể bằng hai chiếc áo mẹ dự định mua cho hai anh em.

Nghe mẹ nói thế, Lan vẫn không thay đổi:

- Con chỉ muốn chiếc áo như của bạn Hòa thôi.

Nói xong Lan tỏ ý giận mẹ và chui vào chăn giã vờ ngủ.

Từ trong chăn em nghe rõ những lời của mẹ và anh Tuấn:

- Mẹ ơi! Con không cần chiếc áo len đâu, mẹ cứ dành hết tiền mua áo cho em Lan đi.

- Trời rét lắm, không mặc áo ấm con sẽ bị bệnh đấy. Giọng mẹ hết sức lo lắng.

- Con không sao đâu mẹ ạ! Chỉ cần mặc thêm một chiếc áo bên trong là con thấy không sao hết.

- Thôi con ngủ đi. Để mẹ xem lại thế nào đã.

Nghe những lời của mẹ và anh Tuấn mà Lan cảm thấy hối hận. Em muốn thức dậy để xin lối mẹ và anh Tuấn nhưng lúc nãy em đã giã vờ ngủ say. Em úp mặt xuống gối và mong trời sáng thật nhanh để được nói với mẹ rằng em không thích chiếc áo len như của bạn Hòa nữa mà chỉ thích chiếc áo mẹ định mua cho cả hai anh em thôi.

Hãy kể lại câu chuyện Người mẹ.

Bài làm

Có một bà mẹ thức trắng nhiều đêm để trông con bị ốm, đến lúc mệt quá bà thiếp đi thì Thần Chết đã đến bắt mất đứa trẻ. Khi tỉnh giấc, không thấy con, bà hớt hải gọi tìm. Vừa lúc đó, Thần Đên Tối hiện ra và bảo bà:

- Thần Chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những gì mag thần đã cướp đi.

Bà mẹ khẩn cầu Thần Đên Tối chỉ đường để đi tìm con. Đến một ngã ba đường, bà không biết đi hướng nào. Bụi gai bị băng tuyết bám liền nói với bà:

- Bà hãy ủ ấm cho tôi, tôi sẽ chỉ đường cho bà.

Bà liền ôm gì bụi gai vào lòng, gai đâm chảy máu, máu bà nhỏ xuống từng giọt, bụi gai liền đâm chồi nảy lộc, nở hoa giữa mùa đông giá rét. Bụi gai hài lòng vội chỉ đường cho bà.

Bà đi mãi đến một hồ lớn. Hồ thì sâu mà không có thuyền sang sông. Thấy bà, hồ liền nói:

- Tôi sẽ giúp bà qua sông với điều kiện bà cho tôi đôi mắt của bà. Nếu bà đồng ý, bà hãy khóc cho đến khi đôi mắt rơi xuống soogn.

Bà mẹ vì muốn tìm lại con nên đã đồng ý. Bà khóc cho đến khi đôi mắt rơi xuống hồ, biến thành hai hòn ngọc. Bà được đưa đến nơi ngự trị của Thần Chết.

Thấy bà đến, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi:

- Làm sao bà có thể đến được đây?

Bà mẹ trả lời:

- Vì tôi là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con. Hãy trả con cho tôi.

Kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.

Bài làm

Có một cậu bé rất nghịch ngợm. Sự nghịch ngợm đó làm cho mẹ cậu bé không vui nên một hôm người mẹ dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa bé khác ngoan hơn. Cậu bé nghe thế liền nói với mẹ: Mẹ không thể nào đổi con để lấy đứa bé khác đâu! Người mẹ nghe nói thế thì ngạc nhiên hỏi: Tại sao lại như vậy? Đứa bé liền nói: Vì không ai chịu đổi đứa bé ngoan để lấy đứa bé hư đâu mẹ ạ! Suy nghĩ của cậu bé khiến người mẹ bật cười và không còn dọa đổi em nữa. Từ đó, cậu bé dần trở nên ngoan ngoãn hơn.

Kể chuyện sáng tạo: Hóa thân thành nhân vật “cậu bé” trong câu chuyện Dại gì mà đổi để kể về chính mình

Bài làm

Tôi vốn là một cậu bé rất nghịch ngợm. Mẹ tôi hoàn toàn không vui vì sự nghịch ngợm này của tôi. Một hôm mẹ nói với tôi: Nếu con còn nghịch ngợm, mẹ sẽ đổi con để lấy một đứa bé khác ngoan hơn. Tôi nghe thấy thế liền nói với mẹ: Mẹ không thể nào đổi con để lấy đứa bé khác đâu! Mẹ nghe tôi nói rất ngạc nhiên và hỏi lại: Tại sao con lại nghĩ như vậy? Tôi liền nói: Vì không ai chịu đổi đứa bé ngoan để lấy đứa bé hư như con đâu mẹ ạ! Mẹ tôi bật cười và hình như mẹ nghĩ tôi là đứa bé thoomg minh nên không còn tính chuyện dọa đổi tôi nữa. Từ đó tôi cũng dần thay đổi mình và không còn nghịch ngợm khiến mẹ buồn nữa.

Kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm

Bài làm

Mục tiêu của bọn trẻ là chiếc máy bay địch (thực ra là chú chuồn chuồn ngô). Mặc dù đã tốn mấy viên đạn nhưng mục tiêu vẫn chưa bị hạ. Viên chỉ huy ra lệnh cho lính vượt rào bắt sống nó.

Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn viên chỉ huy vẻ ngập ngừng:

- Chui qua à?

Viên chỉ huy tỏ vẻ tức giận vì tên lính hèn nhát của mình:

- Chỉ có những người hèn mới chui thôi.

Tất cả đều leo qua hàng rào, trừ chú lính bé nhất. Chú nhìn cái lỗ dưới chân hàng rào rồi chui qua. Nhưng vừa được nửa thân người thì hàng rào đổ sập. Cả tướng lẫn lính đều ngã lăn kềnh ra đất, đè lên cả luống hoa mười giờ.

Mục tiêu nghe động bỗng cất cánh bay mất. Cả lính lẫn chỉ huy vội vàng lao ra khỏi vườn.

Buổi học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi cả lớp:

- Hôm qua ai làm đổ hàng rào khiến hỏng hết luống hoa mười giờ?

Thầy nhìn quanh lớp hi vọng có một cánh tay can đảm giơ lên. Chú lính nhỏ định đứng lên nhận lỗi nhưng bị một cánh tay kéo lại, thầy giáo buồn bã:

- Thầy mong rằng các em đã dám làm thì dám chịu, hãy ra sửa lại hàng rào và chăm sọc luống hoa.

Khi cả lớp ra về. Chú lính nhỏ đợi viên chỉ huy ở cửa và ra lệnh: “Ra vườn đi”.

Lòng can đảm của chú lính nhận được cái khoát tay của viên chỉ huy. Không cần người khác đi cùng, chú lính nhỏ một mình đi về phía vườn trường. Chợt cả đội cất bước đi theo chú lính như bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Kể lại câu chuyện Trận bóng dươi lòng đường

Bài làm

Trận đấu bóng diển ra sôi nổi giữa hai đội, sân bóng chính là lòng đường trong một khu phố. Có bóng trong chân, Quang chuyền bóng kĩ thuật cho Vũ. Vũ dốc bóng thẳng vào trung lộ. Có đến năm cầu thủ đối phương ập vào Vũ, cánh trái không còn ai. Vũ chuyền bóng về phía đó cho Long. Long dốc bóng đi nhhanh về phía khung thành đối phương. Trước mặt Long giờ này chỉ còn mỗi thủ môn đội bạn, cơ hội ghi bàn rất rõ ràng. Nghĩ đến việc sút tung lưới đội bạn, Long càng chạy nhanh hơn. Bỗng nhiên một tiếng “Két” vang lên khiến Long chững lại. Nếu chiếc xe máy không dừng lại, có lẽ Long đã bị đâm phải. Người đi xe chưa kịp nói gì thì cả bọn kéo nhau biến mất.

Đườn phố yên ình trở lại. Bọn nhóc như quên mất việc lúc nãy liền kéo nhau trở lại lấy lòng đường làm sân bóng. Lần này, quang chơi bóng bổng. Nhận đường chuyền của Long cách khung thành đói phương khoảng năm mét, Quang dùng ngực khống chế bóng rất điệu nghệ. Quả bóng vừa nảy ra, Quang tung cú vô lê sấm sét nhằm hạ thủ môn đội bạn. Quả bóng lao đi như tên, sượt cột dọc và bay thẳng vào đầu một cụ già. Ông cụ lảo đảo rồi ngã xuống. Từ trong nhà, một người lớn tuổi chạy ra đỡ lấy cụ và quát lũ trẻ khiến chúng chạy tán loạn.

Núp sau một thân cây gần đó, Quang nhìn thấy người lớn tuổi hỏi han ông cụ và gọi xích lô đưa ông cụ đến bệnh viện. Quang còn hết sức run sợ thì chợ nhận thấy ông cụ rất giống ông nội của mình. Quang vội chạy ra khỏi gốc cây, chạy theo chiếc xchs lô và mếu máo:

- Ông ơi! Cháu xin lỗi, cháu hứa không bao giờ chơi bóng dưới lòng đường nữa. Ông ơi! Ông có làm sao không?...

Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn

Bài làm

Trên một chuyến xe buýt có rất nhiều hành khách chen chúc, nhiều người không có chỗ ngồi, kể cả người già và phụ nữ. Một anh thanh niên ngồi gần một cụ già, tay luôn ôm mặt mình. Thấy lạ, cụ già liền hỏi:

- Anh đau đầu hay sao mà tay ôm đầu như vậy? Có cần xoa dầu không tôi sẽ giúp cho?

Vừa hỏi xong, bà cụ đưa tay vào túi lấy ra một hộp dầu. Anh thanh niên nghe thế liền tỏ vẻ đau khổ và đáp lại:

- Cháu rất đau khổ khi nhìn thấy các cụ già và phụ nữ không có chỗ ngồi phải đứng vất vả nên cháu không nỡ nhìn.

Nghe nói thế, bà cụ lắc đầu không nói gì. Có lẽ cụ nghĩ anh thanh niên quả thật là người có đạo đức giả.

Hãy kễ lại câu chuyện Tôi có đọc đâu.

Bài làm

Có một thanh niên vào bưu điện mua giấy và bì thư để viết thư gửi cho người thân. Lúc đó, bên cạnh có một người cũng đang viết thư. Viết một lúc, anh ta nhìn sang thì thấy người bên cạnh đang đọc trộm thư anh đang viết. Anh thanh niên viết vào trong bức thư một câu: “Mình không viết tiếp được vì có người đang xem trộm thư. Xin lỗi bạn”. Người ngồi bên cạnh liền phân bua: “Tôi có đọc đâu”.

Hãy kễ lại câu chuyện Nắng phương Nam theo lời kể của em.

Bài làm

Cả bọn chúng tớ vui lắm vì mới nhận được thư Vân từ hà Nội gửi vào. Sáng nay, Uyên cùng bọn tớ đi dạo xem chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Cả bọn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ, chuyện trò ríu rít. Bọn mình sững lại khi nghe một tiếng gọi từ phía sau:

- Nè! Các bạn đi đau vậy?

Tưởng ai, té ra nhỏ Phương, bạn thân cùng lớp. Nghe Uyên nói đang đi lòng vòng tìm mua thứ quà Tết gì kịp gửi ra Hà Nội cho Vân, Phương liền hỏi:

- Có phải Vân hát dân ca hôm trại hè ở Nha Trang không?

- Phải đó. Thư Vân mới gửi vào sáng nay.

- Tết hà Nội chắc vui lắm!

- Lạnh lắm! Lạnh dễ sợ luôn....

Rồi Uyên rút bức thư trong chiếc túi vải mang theo đọc cho Phương nghe. “Hà Nội đang rao rực trong những ngày giáp Tết. Những dòng suối hoa cuồn cuộn trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa..”. Cả bọn ngẩn người lắng nghe. Bỗng cái Huệ nói:

- Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ? Phương liền reo lê:

- Mình đã nghĩ ra rồi!

Cả bọn nhao nhao lên hỏi dồn:

- Chi vậy? Nói nghe thử nào?

Phương chỉ tủm tỉm cười, sau đó ghé tai Uyên nói thầm. Cả bọn xoắn xuýt hỏi. Cả phương và Uyên cùng thốt lên:

- Một nhành mai! Một nhành mai!

Cả bọn cùng reo lên: “Đúng! Một nhành mai chở nắng phương Nam”.

Quay trở lại đường Nguyễn Huệ, Uyên và Phương dẫn đầu cả bọn hớn hở đi tìm một nhành mai xinh tươi nhất, rực rỡ nhất. Chúng tớ đi giữa một  rừng mai vàng rực đang rung rinh dươi nắng, lòng rộn lên niềm vui sướng kì lạ...

Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Diệu Hoa

Kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác.

Bài làm

Có một nhà văn đã lớn tuổi ra ga mua vé tàu. Nhưng hôm đó ông quên mang theo kính nên không thể đọc được bảng thông báo ở nhà ga. Thấy có một người đứng bên cạnh không mang kính, nhà văn nhờ người đó đọc giúp mình nội dung trên tấm bảng đó. Không ngờ người đứng bên cạnh cũng không đọc được do không biết chữ, và bất ngờ hơn khi người kia cho rằng nhà văn cũng không biết chữ như ông ta, nên ông ta nói: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ không biết chữ”. Nhà văn chỉ biết cười thầm vì biết mình đã nhờ một người không biết chữ.

Kể lại câu chuyện Giấu cày.

Bài làm

Có một người nông dân đang cày ruộng nhưng đã quá trưa. Người vợ chuẩn bị cơm xong liền ra gọi chồng về ăn cơm. Thấy vợ gọi nhiều lần, anh ta tức giận và nói lớn: “Chờ tôi giấu cái cày vào bụi cây rồi sẽ về ăn cơm”.

Về đến nhà, người vợ trách anh ta giấu cày sao nói to vậy, lỡ người ta nghe thấy lấy mất cày thì sao. Quả thật, ăn cơm xong, người chồng ra ruộng để tiếp tục cày thì chiếc cày đã bị ai lấy mất. Lúc này anh ta mới nhớ đến lời vợ lúc nãy, liền chạy một mạch về nhà nói nhỏ với vợ: “ Chiếc cày đã bị ai lấy mất rồi”.

Kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.

Bài làm

Xưa có một anh nông dân rất chất phác, chất phác đến dộ như một người ngốc vậy. Một hôm anh ta ra đồng thăm ruộng của mình. Thấy những đám ruộng bên cạnh đám nào đám nấy xanh tốt, trong khi ruộng nhà mình thì cằn cỗi. Anh ta liền dùng tay kéo tất cả các cây lúa trong ruộng nhà mình lên cao hơn ruộng bên cạnh. Xong xuôi anh ta chạy về kể công với vợ: lúa nhà mình xấu hơn lúa người ta nhưng hôm nay tôi đã làm cho nó tốt hươn rồi đấy. Người vợ nghe nói thế liền chạy ra xem thực hư thế nào. Đến nơi nhìn lúa trong ruộng, cây nào cây nấy đều rũ xuống cả.

Kể lại truyện cổ tích Mồ Côi xử kiện

Bài làm

Ngày xưa, ở một buôn nọ, có chàng Mồ Côi rất thông minh, tài trí. Anh được bà con bầu làm quan xử kiện.

Bữa nọ, một chủ quán dẫn một bác nông dân đến công đường. Chủ quán kiện người nông dân đén quán ăn của mình hít hết mùi thơm các món ăn quý, dắt tiền mà chẳng bỏ ra một đòng xu nào cả.

Nghe xong, Mồ côi hỏi bác nông dân:

- Bác có vào quán không?

- Có

- ăn uống những gì của chủ quán?

- Thưa, tôi chỉ ăn cơm nắm của tôi mang theo.

- Có ngửi thấy gì không?

- Tôi có ngửi mùi thơm của các món xào nấu bay ra.

- Thế thì bác phải bồi thường.

Quay sang chủ quán, Mồ Côi hỏi:

- Ông muốn bắt bồi thường bao nhiêu?

- Thưa quan, hai chục đồng.

Mồ Côi lại nói với bác nông dân:

- Bác hãy đưa hai mươi đồng, tôi phân xử cho.

- Tôi không có số tiền lớn đó. Tôi chỉ có hai đồng.

Mồ Côi nhận lấy hai đồng bạc, bỏ vào cái bát, rồi lấy cái bát khác úp lên. Mồ Côi bảo bác nông dân lắc đủ mười lần rồi nghiêm trang hỏi chủ quán:

- Ông chủ nghe có rõ không?

- Tôi có nghe bạc kêu “lạch cạch”.

Sau đó Mồ Côi phán xử:

- Bacx nông dân phải trả chủ quán hai mươi đồng vì đã hít các mùi thức ăn trong quán; còn chủ quán cũng phải trả bác nông dân hai mươi đồng vì đã nghe mười lần tiếng kêu của hai đồng bạc. Một bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.

Phiên tòa kết thúc, quan tòa trao lại hai đồng bạc cho bác nông dân. Người đến dự phiên tòa cười nói bàn tán xôn xao.

Hãy kể lại chuyện cổ tích Hai Bà Trưng theo hiểu biết của em.

Bài làm

Cách đây trên 2000 năm, nước ta bị quân giặc xâm lược; đất nước ta bị biến thành quận, huyện của chúng. Lũ giặt vô cùng tham lam và tàn bạo. Chúng ra sức hoành hành, giết người, cướp của vô cùng dã man. Chúng bắt dân ta nộp ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai... Chúng vơ vét lụa là, vàng bạc, châu báu. Nhân dân ta vô cùng oán hận, nung nấu ngọn lửa căm thù.

Thuở ấy, ở Mê Linh có bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị rất tài giỏi võ nghệ, có chí lớn đánh đuổi quân xâm lược, giành lại non sông. Tên thái thú Tô Định đã giết chết ông Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc. nợ nước thù nhà đè nặng đôi vai. Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa. Đó là những năm đầu công nguyên. Nhân dân ta đã quật khởi đứng lên. Nhiều nữ anh Hùng mang quân đến núi Mê Linh tụ nghĩa.

Hai Bà Trưng mặc áo giáp, cưỡi voi xuất trận. Hàng ngàn hàng vạn nghĩa quân gươm giáo sáng ngời. Voi chiến, ngựa chiến ào ào tiến lên. Tiếng chiêng, tiếng trống trận rền vang sông núi. Nghĩa quân vây hãm thành Luy Lâu. Tô Định bạc vía kinh hồn trốn chạy về nước. thành trì của giặc bị hạ, hàng ngàn quân giặc bị giết.

Đất nước được giải phóng. Hai bà lên làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một trong những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Nhân dân ta đã lập đền thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của đất nước.

Bài của học sinh rần Trung Nghĩa

Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng

Bài làm

Một buổi sáng nọ, trên vệ đường ở làng Phù Ủng, có một chàng trai ngồi đan sọt. Tay chàng đan thoăn thoắt nhưng thỉnh thoảng lại ngừng tay, trên mặt thoáng chút đăm chiêu rồi lại tiếp tục đan.

Cùng lúc đó, đoàn quân của Trần Hưng Đạo cũng vừa tới làng Phù Ủng. Loa hò hét dẹp đường cho kiệu đi nhưng chàng trai vẫn không nghe, cứ ngồi đan như không có chuyện gì xảy ra. Quân lính giận dữ lấy mũi giáo đâm vào đùi chàng trai nhưng chàng vẫn không hề hay biết. Lúc đó, kiệu của Trần Hưng Đạo cũng vừa đến. Chàng Trai lúc này mới sực tỉnh và bái chào. Trần Hưng Đạo lấy làm lạ về chàng trai,bèn hỏi: Ngươi không biết là đùi ngươi bị đâm chảy máu à? Chàng Trai lúc này mới trả lời: Tôi đang tập trung suy nghĩ về mấy câu trong sách Bình Thư nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Mong Đại Vương tha tội cho. Trần Hưng Đạo không giận mà hỏi thêm một số câu về tên họ và phép dùng binh. Hỏi đến đâu, người thanh niên trả lời trôi chảy đến đó. Quả nhiên Trần Hưng Đạo đã không sai. Về sau người thanh niên ấy đã lập được nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông dưới thời nhà Trần.

Người thanh niên ấy không ai khác chính là Phạm Ngũ Lão.

Kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.

Bài làm

Lương Định Của là nhà nông học nổi tiếng của nước ta. Những đóng góp của ông đã giúp cho đồng ruộng quê hương thêm nhiều giống lúa mới. Mẫu chuyện dưới đây cho thấy sự quý trọng hạt giống của nhà nông học này.

Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho Viện Nghiên Cứu của ông mười hạt thóc giống rất quý. Lúc ấy trời đang rét đậm. Lương Định Của không cho gieo hạt ngay vì cái rét sẽ làm cho cây con chết khi vừa nảy mầm. như vậy sẽ rất uổng phí những hạt giống này. Ông liền chia số hạt giống trên làm hai phần, mối phần năm hạt. năm hạt ông đem giao trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông cho ngâm vào nước ấm rồi gói vào khăn, đêm đêm ủ trong người để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt nảy mầm.

Quả thật, sau đợt rét ấy, chỉ có năm hạt thóc được ông ủ ấm là nảy mầm và phát triển bình thường.

Kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn

Bài làm

Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng thời cổ ở Trung Quốc. Ông nổi tiếng về viết chữ và làm thơ, lại có tính nhân hậu, thích giúp đỡ người nghèo. Một hôm ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây ven đường thì cũng vừa lúc một bà lão bán quạt đến. Bà lão ngồi bên cạnh và phàn nàn với ông rằng quạt bán ế quá, không đủ tiền lo bữa cơm chiều cho gia đình. Nói xong bà lão ngủ lúc nào không biết. Trong lúc bà lão ngủ. Vương Hi Chi lấy bút và mực ra, đề lên tất cả các cây quạt một vài chữ hoặc một bài thơ. Viết xong cũng là lúc bà lão tỉnh giấc. nhìn thấy đống quạt trắng tinh của mình giờ đã bị những chữ làm bẩn, bà lão bắt đền Vương Hi Chi. Không nói lời nào, Vương Hi Chi đứng dậy bỏ đi trong khi bà lão vẫn chưa nguôi cơn giận. nhưng kì lạ thay, khi ông đi rồi thì mọi người kéo nhau đến mua quạt của bà lão. Chẳng mấy chốc đống quạt “bẩn” đã b&aac

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

0