Cảm nhận về cái hay của hai câu thơ sau trong bài Ông đồ: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay...
Đó là sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là thời kì vàng son của ông đồ: ông được trổ tài hoa tay thạo những nét, như phượng múa rồng bay cùng với bức tranh xuân tươi thắm, rực rỡ, đông vui, nhộn nhịp. Thơ chính là tiếng lòng. Bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên có thể coi là tiếng ...
Đó là sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là thời kì vàng son của ông đồ: ông được trổ tài hoa tay thạo những nét, như phượng múa rồng bay cùng với bức tranh xuân tươi thắm, rực rỡ, đông vui, nhộn nhịp.
Thơ chính là tiếng lòng. Bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên có thể coi là tiếng lòng nức nở của nhà thơ về một nền Nho học đang bị mai một dần của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam ngày trước. Đọc bài thơ, độc giả nhận ra hình tượng trung tâm của bài thơ là ông đồ, lớp người sinh bất phùng thời đã trở thành di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Hai câu thơ sau đã thể hiện rõ ý thơ này:
...Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay...
Có thể coi là bức tranh buồn thảm, nỗi buồn của con người đã thấm sâu vào cảnh vật, là một phiên cảnh đối lập với hai khỗ thơ đầu:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Đó là sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là thời kì vàng son của ông đồ: ông được trổtài hoa tay thạo những nét, như phượng múa rồng bay cùng với bức tranh xuân tươi thắm, rực rỡ, đông vui, nhộn nhịp. Còn hiện tại, là hình ảnh ông đồ bị người đời lãng quên, bức tranh xuân thảm đạm, buồn sầu:
...Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay...
Hai câu thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự árn ảnh ngày tàn của nền Nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm.
Ởđây, Vũ Đình Liên cho ta thấy, nỗi buồn của ông đồ không chỉ lắng đọng trong nghiên mực, bút lông, trên tờ giấy. Nỗi buồn ấy còn lan tỏa tràn ngập khắp không gian. Giữa mùa xuân mà người đọc như thoáng gặp tiết thu hiu hắt khi Lá vàng rơi trên giấy. Xưa nay lá vàng rơi là tín hiệu của mùa thu, thế mà ởđâygiữa trời xuân, thả vào trang giấy hay nỗi buồn từ lòng người đang rơi xuống, rụng xuống, thương cho một lớp người, hoài tiếc cho một giá trị văn hóa đang tàn dan trong sự lãng quên.
Bên hè phố, nơi ông đồ vẫn ngồi đấy, lá vàng rơi trên giấy, còn ngoài kia ngoài trời, không gian mênh mông cũng nhuốm nỗi buồn đến não nề: mưa bụi bay.
Ta đã từng gặp hạt mưa xuân phơi phới bay giăng khắp lòng người thiếu nữ trong đêm hội chèo mùa xuân ở thơ Nguyễn Bính, còn đây là mưa bụi bay, mưa không ướt áo ai mà gợi lên nỗi buồn tê tái. Hơn nửa thế kỉ qua rồi mà hạt mưa ấy vẫn khiến người đọc tái tê.
Hai hình ảnh lá vàng rơi, mưa bụi bay giàu giá trị tạo hình vẽ nên bức tranh xuân mà lặng lẽ âm thầm với gam màu nhạt nhòa, xám xịt, lạnh lẽo.
Giữa dòng đời rộn rã, ông đồ vẫn ngồi đấy mà trong ông đang là một tấn bi kịch, một sự sụp đỗ. Trời đất cũng ảm đạm như lòng ông. Mọi người lãng quên ông và dường như cả ông nữa cũng chìm trong quên lãng đến ngẩn ngơ vì những tờ giấy đỏ của ông hứng lấy nỗi buồn của lá vàng rơi, ông cũng chẳng buồn nhặt bỏ đi vì còn ai thuê viết...
Ngoài trời mưa bụi bay, câu thơ bình dị nhưng lại là câu thơ mang nặng tâm trạng. Mưa không phải mưa to gió lớn, mà chỉ là mưa bụi bay. Cơn mưa không tạo nên sự âm áp, tươi vui của mùa xuân mà lạnh lẽo, cô đơn.
Hai thế kỉ trước, có Đỗ Mục nhà thơ đời Đường viết bài Thanh minh có câu:
Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thẳm nỗi buồn xót xa
Mưa bụi bay, man mác thế thôi mà trong câu thơ của Vũ Đình Liên đầy ám ảnh, day dứt. Mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người.
Đây có thểcoi là hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Thế mới biết sức sống của thơ ca là ở tài năng sử dụng ngôn ngữ và quan trọng hơn là sự đồng cảm với vui buồn của con người.