Cảm nghĩ bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu hè về. Mùa hè với không gian bao la, ánh nắng rực rỡ, sự sống trởnên rộn rã tưng bừng... Tiếng chim đã làm bừng dậy tất cả trong lòngngười tù cách mạng trẻ tuổi đang bị nhốt chặt trong phòng giam chật chội. Tiếng chim tu hú với tác giả lúc này chính tiếng gọi ...
Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu hè về. Mùa hè với không gian bao la, ánh nắng rực rỡ, sự sống trởnên rộn rã tưng bừng... Tiếng chim đã làm bừng dậy tất cả trong lòngngười tù cách mạng trẻ tuổi đang bị nhốt chặt trong phòng giam chật chội. Tiếng chim tu hú với tác giả lúc này chính tiếng gọi của bầu trời tự do của sự sống tưng bừng đã vang động sâu xa trong tâm hồn người tù đang cảm thấy vô cùng ngột ngạt vì thèm không gian và sự sống ấy.
Cái tên bài thơ “Khi con tu hú", mấy chữ đó chỉ là một mệnh đề phụ, một câu nói nửa chừng... Qua nội dung bài thơ, người đọc có thể hiểu: Khi chim tu hú kêu, gọi mùa hè về, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong cái phòng giam chật chội này, càng thèm khát cháybỏng cuộc sống tưng bừng, tự do bên ngoài... Cách đặt tên bài thơ như thế của Tố Hữu có tác dụng chuẩn bị cho người đọc đi vào mạch cảm xúc của bài thơ.
Sáu câu lục bát thật trong trẻo, thanh thoát, nhưng đã mởra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Đó là khi hè sang, nắng đào rực rỡ, lúc chiêm chín vàng trên cánh đồng và trái cây đượm ngọt trong vườn, hạt bắt rây vang..., đó là tiếng ve vang trong vườn râm và tiếng tu hú kêu vang ngoài bão; nó là bầu trời xanh biếc cao lồng lộng và rộng tới vô tận để cho những cánh diều sáo thỏa sức nhào giữa tầng không... Tất cả sự sống như bừng dậy như bước vào độ chín, tất cả đều chan hòa ánh sáng, rực rỡ rộng hơn, khoáng đạt hơn. Tiếng chim tu hú kêu như là tiếng gọi của mùa hè; tiếng chim ấy thức dậy tất cả, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả...
Thực ra, đây chỉ cảnh mùa hè trong tâm tưởng của người chiến sĩ trẻ đang trong “cảnh thân thù". Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng, rộng rãi, mới quyến rũ biết bao! Với niềm thèm khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngoài; và anh đã mường tượng ra cả một bầu trời tự do bao la, một không gian tràn đầy sự sống.
Mấy câu lục bát bình dị, nhẹ nhõm mà đầy ắp hình ảnh âm thanh, màu sắc là hương vị, chẳng những đã tái hiện sinh động cảnh vật mà còn rất gợi không khí vào hè. Đằng sau mấy câu thơ là một tâm hồn thật trẻ trung, yêu đời nồng nàn, gắn bó máu thịt với sự sống, nên rất nhạy cảm để nắm bắt mọi biểu hiện phong phú của sự sống ấy trong tạo vật bao la.
Nếu sáu câu trên là cảnh thì bốn câu dưới là tình, là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng chim tu hú gọi trời đất vào hè, và mùa hè đã bừng dậy trong lòng người tù cách mạng, vốn đã rất đau khổ, bực bội vì “cảnh thân tù" đêm ngày hằng thèm khát tự do và thèm khát sự sống, thì giờ đây, anh càng cảm thấy không chịu nổi cái phòng giam ngột ngạt này:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Cùng với ý nghĩ rất táo tợn, dữ dội (chân muốn đạp tan phòng) là cách ngắt nhịp ở hai câu 8, 9 (nhịp 6/2 và nhịp 3/3 gợi cảm giác nhói lên bực bội đến điên người) và giọng điệu cảm thán, dường như cảm xúc bực bội không nén được cứ trào ra ("hè ôi! ngột làm sao, chết uất thôi") Tất cả đều thể hiện tâm trạng ngột ngạt cao độ và niềm khao khát mãnh liệt hướng về cuộc đời tự do và sự sống bên ngoài.
Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tu hú kêu, kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú kêu. Nhưng tiếng chim mở đầu bài thơ đã đưa tác giả vào cảnh mùa hè với bầu trời tự do cao rộng và sức sống tràn đầy, thì tiếng chim tu hú kết thúc và sự sống tràn đầy, thì tiếng chim tu hú kết thúc gọi niềm chua xót, đau khổ. Đólà cách kết cấu tạo được hiệu quả nghệ thuật cao, gây ám ảnh day dứt cho người đọc.
Khi con tu hú chỉ là một bài thơ nhỏ, hình tượng nghệ thuật khá bình dị, không có gì thật tân kì, nhưng là bài thơ thật hay, có sức truyền cảm nghệ thuật mạnh mẽ. Cả hai đoạn tả cảnh (trời đất vào hè) và tả tình (nỗi lòng người tù) đều rất đạt; cảnh thật đẹp và đầy gợi cảm, có hồn, tình (tâm trạng) thì sâu, da diết.
Câu thơ lục bát của bài thơ thật mềm mại, linh hoạt. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu. Bài thơ liền mạch, cảm xúc nhất quán, giọng điệu tự nhiên, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt, u uất tất cả đều phù hợp với cảm xúc thơ.