Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Văn mẫu lớp 6
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Văn mẫu lớp 6 Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Bài số 1 Ba em là Giám đốc công ty xây dựng số 1 của Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan cấp cho ba em một chiếc xe du lịch màu xanh hiệu ...
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Văn mẫu lớp 6
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Bài số 1
Ba em là Giám đốc công ty xây dựng số 1 của Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan cấp cho ba em một chiếc xe du lịch màu xanh hiệu Toyota để làm phương tiện đi lại. Mẹ em là giáo viên Văn trường chuyên Lê Hồng Phong. Ngày ngày, mẹ đi dạy bằng chiếc Honda đã cũ. Còn em đi học bằng chiếc xe đạp leo núi mà ba mua tặng hồi Tết.
Sáng nay chủ nhật, gia đình em có mặt đông đủ ở nhà. Sau bữa ăn sáng, ba vào phòng khách đọc báo, mẹ xách giỏ đi chợ chuẩn bị cho bữa cơm trưa. Em lấy chiếc bình nước tưới cho mấy chậu hoa đặt trước lối vào nhà để xe. Chợt em nghe có tiếng trao đổi xì xầm. Lấy làm lạ, em nép ngoài cửa lắng nghe. Thì ra anh ôtô, chị xe máy và cậu xe đạp đang tranh hơn tranh kém với nhau.
Anh ôtô giọng ồm ồm kẻ cả:
– Cô cậu nghe đây! Chỉ so về hình thức, anh đã hơn hẳn rồi! Anh bệ vệ, sang trọng khó bì. Ông chủ mỗi khi đi đâu đều nhẹ nhàng, thảnh thơi, mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu. Còn cô cậu thì kém anh đủ điều, so làm sao được? Cho nên ông chủ quý anh nhất là phải thôi!
Chị Honda không chịu lép:
– Anh nói chẳng sai! Nhưng tôi hỏi anh, ngoài những lúc đưa ông chủ đến sở làm hoặc đi công tác, anh được dùng vào việc gì nữa nào? Còn tôi, tôi được việc hơn anh nhiều! Này nhé! Sáng sáng, tôi đưa bà chủ đi dạy học. Rồi đi chợ, đi chơi, đi thăm người thân… lúc nào tôi cũng kề cận bên bà chủ. Tiện lợi biết bao! Tôi thấy tôi có ích nhất nhà.
Xe đạp nãy giờ đứng dựa vào tường nghe ôtô và xe máy tranh luận, giờ mới lên tiếng:
– Em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích. Ngày ngày, em cùng anh Huy tới trường, tới câu lạc bộ. Thỉnh thoảng giúp anh ấy đi picnic với bạn bè ở trong hay ngoài thành phố. Dẫu có kẹt xe kẹt cầu, em vẫn luồn lách được, chứ cứ như anh ôtô với chị Honda thì đành chịu chết. Em lại chỉ miệt mài làm chứ không ăn uống tốn kém gì. Trong khi đó hai người phải uống no xăng mới chạy được. Lại còn xả khói gây ô nhiễm môi trường nữa chứ!
Ôtô và Honda nghe xe đạp nói vậy không bằng lòng. Cuộc tranh luận vẫn còn tiếp diễn.
Em bước vào nói:
– Các bạn không nên so bì như thế! Dù có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau nhưng ai cũng có ích cả. Ba mẹ tôi và tôi đều yêu quý các bạn như nhau. Các bạn có đồng ý với tôi không nào?
Ôtô, Honda và xe đạp nhìn nhau với ánh mắt thân thiện, cùng cười tươi rồi hô to: Đồng ý!
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Bài số 2
Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.
Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.
Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà… Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa…”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa…. Cứ thế đã bao năm rồi…” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.
Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình… Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà…
Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Bài số 3
Cuộc sống của con người hiện đại ngày nay không thể thiếu được phương tiện đi lại. Nhà tôi cũng vậy, mỗi thành viên trong gia đình lựa chọn các phương tiện đi lại khác nhau, phù hợp với công việc và học tập. Bởi vậy, nhà tôi có cả ô tô, xe máy và xe đạp. Thường ngày, bố tôi đi làm bằng ô tô, mẹ tôi đi làm bằng xe máy và tôi đi học bằng xe đạp. Em tôi còn nhỏ nên mẹ tôi đón đưa đến trường. Cả ô tô, xe máy và xe đạp vẫn luôn phục vụ gia đình tôi tận tình, chu đáo.
Một buổi tối nọ, tôi giúp bố ra khóa cửa gara. Khi tới gần, tôi nghe thấy có tiếng xì xầm, tranh luận. Lại gần hơn một chút, tôi nghe thấy tiếng của Xe Đạp. Xe Đạp đang than phiền:
– Ở trong nhà này, tôi là thiệt thòi nhất, ít được quan tâm nhất. Tôi tuy gầy gò ốm yếu nhất nhà lại gần như ít khi được mọi người quan tâm sửa chữa chăm chút. Thế mà ngày nào tôi cũng cõng cô chủ đi bốn năm cây số để đến trường. Những hôm cô chủ đi sớm thảnh thơi thì tôi còn thấy nhẹ nhàng, nhưng hôm nào bị muộn giờ là cô chủ đạp tôi chạy thật nhanh, khiến toàn thân tôi quay cuồng, đau nhức. Đã vậy cứ thỉnh thoảng tôi lại bị thương phải băng bó. Các anh khỏe hơn tôi, nhưng lại được chăm sóc nhiều hơn, ăn no mặc đẹp. Hai anh thấy tôi có đòi hỏi gì nhiều không? À còn nữa, các anh xả khói làm ô nhiễm môi trường và xe máy còn hay luồn lách,đánh võng,gây ra tai najngiao thông. Sướng nhất là anh ô tô, anh ấy được ông chủ và mọi người cưng chiều.
Nghe Xe Đạp nói vậy, Xe Máy lên tiếng:
– Ừ, Xe Đạp cũng vất vả đấy, nhưng Xe Đạp chỉ phải phục vụ mỗi cô chủ thôi, chẳng thấm tháp gì so với tôi đâu. Ngày nào tôi cũng phải chở bà chủ và cô chủ nhỏ đến trường, rồi đưa bà chủ đi làm và không biết bao nhiêu việc khác của bà chủ nữa. Nhất là hôm nào bà chủ đi chợ thì đeo lên tôi đủ thứ lỉnh kỉnh, có nhiều hôm cá thịt tanh lắm. Tôi phục vụ chính cho bà chủ, nhưng tôi cũng phục vụ cả ông chủ nữa. Nhiều khi tránh kẹt xe hoặc phải đi vào đường ngõ nhỏ, ông chủ cho anh Ô tô nghỉ ngơi và tôi thay anh ấy phục vụ ông chủ. Tôi đồng ý với
Xe Đạp là anh Ô tô sướng nhất. Anh em mình phải đòi ông bà chủ
đối xử công bằng với mình.
Từ nãy giờ im tiếng, bây giờ Ô Tô mới chậm rãi lên tiếng, ra vẻ người lớn lắm:
– Đúng là các anh cũng vất vả, nhưng các anh nói rằng tôi sướng hơn và ghen tị với tôi thì không đúng đâu. Các anh chỉ nhìn thấy tôi bóng bẩy, nhưng các anh đâu biết tôi vất vả thế nào. Các anh đâu có phải đi xa, còn tôi, có những ngày đưa ông chủ đi đêm về hôm tới hàng trăm cây số. Những khi trời mưa gió, nắng gắt hay giá rét, các anh được ông bà chủ cho nghỉ ngơi ở nhà, còn tôi thì phục vụ cả nhà đi làm và đi học, lấy thân mình che mưa, che nắng và ngăn gió rét để giữ gìn sức khỏe cho cả nhà. Đấy là còn chưa kể, tôi phải luôn chở người và chở hàng nhiều và nặng nề hơn các anh nhiều lần. Tuy có đôi lúc tôi được sung sướng hơn các anh, nhưng nhiều lúc tôi vất vả hơn các anh. Tôi nghĩ chúng ta không nên đôi co, ghen tị với nhau mà nên cùng hợp tác, hỗ trợ phục vụ gia đình ông bà chủ. Niềm hạnh phúc của chúng ta là được phục vụ con người và làm cho con người vui lòng.
Nghe Ô Tô nói phải, Xe Đạp và Xe Máy im lặng. Tôi bước thẳng vào nhà để xe và nói:
– Xe Đạp, Xe Máy và Ô Tô này, các bạn có biết gia đình tôi yêu quí các bạn và các bạn quan trọng như thế nào không? Các bạn được sinh ra là để đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người, phục vụ cuộc sống ở các lĩnh vực khác nhau. Tất cả các bạn đều quan trọng với gia đình tôi và chúng tôi yêu quí các bạn như nhau. Có các bạn chúng tôi mới đỡ vất vả. Xin đừng tị nạnh thiệt hơn nữa nhé, có như vậy nhà mình mới vui vẻ hạnh phúc được chứ.
Còn tôi, kể từ hôm vô tình nghe được câu chuyện giữa Xe Đạp, Xe Máy và Ô Tô, hàng ngày tôi dành thêm một khoảng thời gian để chăm sóc vỗ về an ủi chúng. Cũng từ đó, Xe Đạp, Xe Máy và Ô Tô không còn tranh cãi, ghen tị nhau nữa, sống vui vẻ và hết lòng phục vụ gia đình tôi. Cả nhà tôi thấy vậy ai cũng hài lòng và vui vẻ.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta cần biết giữ gìn và chăm sóc các phương tiện đi lại của mình vì đó là những người bạn đồng hành, người bạn biết cảm thông và chia sẻ. Các phương tiện ấy mải miết cùng chúng ta đi theo những nhịp đi của cuộc sống để đưa chúng ta đến với những thành công.
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Bài số 4
Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: "Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!".
Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy:
– Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên.
Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng:
– Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất.
Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì… Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói:
– Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?
Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp:
– Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn!
Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít.
Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc.
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Bài số 5
Nhà tôi có ba đồ vật là những thứ mà ta gọi là phương tiện giao thông. Xuất hiện sớm nhất là chiếc xe đạp cũ, về sau được sơn mới màu hồng ngọc để tôi đi học hằng ngày. Kế đến là chiếc xe máy Wave do bố tôi sắm để đi làm. Cuối cùng là cái ô tô bảy chỗ, màu xanh thẫm do anh cả tôi tậu để làm ta-xi chở khách và thỉnh thoảng chở cả nhà về quê trong dịp lễ tết hoặc đi nghỉ mát mùa hè. Cả ba phương tiện này được để chung trong một gian nhà rộng, không cột, có mái che lợp tôn, gọi là gara.
Bình thường ta cứ đinh ninh rằng các đồ vật quanh ta đều câm lặng, không liên hệ gì với nhau. Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, khi ta tập trung quan sát chúng với thái độ thân thiện nhất, thì rất có thể ta sẽ cảm nhận được từ chúng những biểu hiện gần gũi như con người.
Một hôm, vào giữa trưa thanh vắng, tôi xuống gara lôi chiếc xe đạp của mình ra để lau cho sạch. Khi đang dùng khăn mềm khẽ vuốt từng hàng đũa xe, tôi đã nghe được nhiều tiếng rì rầm phát ra từ ba chiếc xe của nhà. Hình như chúng tranh cãi, so bì hơn thua.
Bắt đầu là giọng khàn khàn phát ra từ cái xe máy bánh còn bám đầy bùn đất: “Xe đạp mà được chăm sóc thế, hạnh phúc quá còn gì”. Tiếp theo là giọng phụ hoạ của ô tô trước đó đã được rửa bóng nhoáng: “Đúng thế”.
Đáp lại, xe đạp cười lanh lảnh như thách thức: “Ai muôn hạnh phúc, em đổi chỗ cho!”.
Không ai lên tiếng khiến xe đạp được đà phân trần: “Em là thứ xe xuất hiện đầu tiên trong gia đình, các anh biết cả. Để sắm xe máy, ô tô, ông
chủ đã phải gom góp tiền bạc hàng chục năm trời. Nhưng bọn trẻ nhà này chỉ cần tiết kiệm tiền ăn quà sáng của chúng trong vài tháng là đã có được chiếc xe đạp ưng ý. Từ xưa đến nay, có ai trong gia đình này dám từ chối xe đạp? Trên tấm lưng gầy của em, người ta chất lên mọi vật, thậm chí cả nước gạo chua, than củi, rác bẩn khiến người em lúc nào cũng sứt xát, bụi bặm, nhem nhuốc chứ đâu được sạch sẽ, sang trọng như các anh. Lặc lè mọi thứ trên lưng, em phải lên đường bất kì lúc nào người ta muốn, dù đêm hay ngày, mưa hay nắng, nóng hay rét, ngày nghĩ lễ tết hay thường nhật. Xích lạo xạo thì tra dầu. Săm lốp xẹp thì bơm hơi. Cứ thế mà chạy. Vô tư mà chạy. Không cần bằng lái. Chẳng tốn một giọt xăng. Ây vậy mà xe đạp được xem là thứ đứng cuối cùng trong bậc thang giá trị. Nó không bao giờ được trưng ra như một thứ của cải trong gia đình. Trong khi đó thì xe máy, ô tô các anh nhàn hạ sung sướng làm sao…”.
Nói đến đây, xe đạp bỗng sụt sùi.
Xe máy tính vốn nóng nảy liền ngắt lời xe đạp. Nó cất cao giọng khàn, cốt để xe đạp và ô tô cùng nghe thấy: “Các người nghĩ tôi sung sướng lắm sao? Là phương tiện giao thông ai chẳng phải chuyên chở mang vác. Như tôi đây được thiết kế chở đến hai người, nhưng người ta chồng lên tôi gấp đôi số đó, khiến mỗi lần lăn bánh tôi phải gồng mình rít lên hồng hộc. Các người nghĩ xe máy sinh ra để chở các cặp tình nhân dạo phố ư? Sai bét. Bằng chứng là rất nhiều khi, để kiếm sống, người ta không ngần ngại vắt qua tấm yên mềm của tôi cả một con lợn cạo trắng toát, nước đỏ rớt xuống làm hoen ố, hôi tanh tấm thân đã từng sáng đẹp của tôi. Xe đạp bị chằng buộc nhiều đồ ư? Xin hãy một lần quan sát xe máy ông chủ buôn gà để thấy không chỉ than bùn mà là cả một lồng sắt ba tầng như cũi nhốt hàng trăm
con gà sống, ngất ngưởng như trái núi di động xuyên đêm, xuyên tĩnh, tránh xa các trạm thu thuế và kiểm dịch, bất kể đường sá xa xôi đến mấy, gập ghềnh đến mấy. Mọi người thấy tôi trong hình hài bóng bảy ư? Ngày trước là thế. Còn bây giờ, tôi thường xuyên bị bỏ bẩn hàng tháng trời. Bụi bặm, bùn đất sét lại ở bánh xe, gầm xe sau những chuyến dài cùng ông chủ lặn lội kiếm sống tứ phương. Vì sao thế? Vì người ta đã có ô tô. Thói đời “có mới, nới cũ” mà, chắc anh ô tô biết rõ. Ây là chưa kể mối lo sứt đầu mẻ trán mỗi khi bị cậu chủ trẻ tuổi lôi xềnh xệch, nhảy phốc lên yên, rồ máy, tăng ga, rú còi inh ỏi, lao như điên trên đường. Đã không dưới một lần, cậu ta quệt tôi vào thân cây bên đường khiến xe bị bay mất phần mặt nạ, tốc yếm, vẹo sườn, còn cậu ta thì vào bệnh viện bó bột. Xe đạp chẳng phải là thứ để người ta đua tốc độ. Ô tô thì được bao bọc kín trong vỏ cứng, lại có ghế mềm cùng điều hoà nhiệt độ và hệ thống phanh siêu an toàn, có va đập cũng
chẳng hề chi. Có ai hiểu cho nỗi khổ này của xe máy tôi? Bây giờ xin nói chuyện xăng xe. Xin hỏi, trên đời có thứ máy nào tự chạy được? Nhưng xe máy ăn xăng là để giúp ông chủ lên đường kiếm tiền nuôi sống cả nhà, thậm chí tậu cả ô tô. Nghĩa là xe máy ăn xăng dể sinh lời cho người. Còn thứ xe khác ăn xăng gấp ba bốn lần, nổ máy cốt giúp người ta rong chơi cho có vẻ giàu sang, được là khách VIP. Vậy thử hỏi xe nào có ích hơn?”.
Nói đến đây, xe máy chợt ngừng lại như nhận ra sự quá lời của mình sẽ làm ảnh hưởng đến tình bằng hữu của họ nhà xe. Liền lúc đó có tiếng Ồm Ồm phát ra từ ô tô: “Đừng có tinh tướng! Cả xe đạp, xe máy đều hiểu những lời cảnh báo đó nhằm vào ai. Chúng bực dọc, nhưng không dám cãi lại, vì ô tô là anh cả trong họ nhà xe. Bằng lí lẽ và dẫn chứng của người từng trải, ô tô phân tích thiệt hơn. Theo ô tô thì quan niệm kẻ sinh ra đầu tiên có ích nhất là một cách đánh giá sai lầm. Ngày nay, người ta không dựa trên tuổi của đồ vật để tính chất lượng mà dựa vào chính thực lực của nó đem lại ích lợi gì cho con người. Xe đạp có thể chở gạo, nhưng là bao gạo nhỏ vài ba chục kí. Xe máy chở gà chỉ đến đôi tạ là hết sức. Nhưng việc chuyên chở gạo, gà đến hàng tấn trong thời gian nhanh nhất trên quãng đường dài nhất, đảm bảo an toàn nhất thì không xe đạp, xe máy nào đáp ứng nổi. Ô tô cho rằng khi con người bỏ thói quen làm ăn nhỏ để chuyển sang cách làm ăn lớn thì phương tiện chuyên chở ắt phải là cơ giới có tải trọng lớn mới sinh lời cao. Khi dã thu lời cao thì việc trang trải xăng xe không còn là gánh nặng. Ây là nói về xe tải vận chuyển hàng hoá. Còn nói về xe hơi du lịch mà ta quen gọi là xe con được thiết kế phù hợp với việc chở người thì sang trọng, tiện nghi, an toàn là những tiêu chuẩn bắt buộc. Người tử tế không ai khinh sang trọng, chẳng ai coi thường đồng tiền làm ra. Cả nhà, từ già đến trẻ ngả người trên ghế nệm mút ta-xi có máy điều hoà, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu mà chĩ phải chi trả ngang với tiền xe ôm trên quãng đường ấy, đó chẳng phải là sang trọng, là sinh lời ư? Không có nguyên thủ quốc gia nào đi xe đạp hoặc ngồi xe máy đến hội nghị quốc tế để giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá toàn cầu. Ai bảo việc ấy không sinh lời? Thường dân cả nám làm lụng, có dịp đi thăm quan du lịch nơi danh lam thắng cảnh là chọn xe du lịch hạng sang để hợp đồng. Ai bảo việc ấy không sinh lời? Trong đời sống hiện đại, có cái lợi nhìn thấy, có lợi không nhìn thấy. Đó là lợi ích tinh thần. Đấy là biểu hiện của văn minh văn hoá. Mà đã là giá trị văn hoá thì không tính được bằng tiền.
Ô tô muốn lập luận một hồi nữa cho bõ tức. Nhưng trước thái độ câm lặng của bọn xe đàn em, nó đành ngừng lời sau một câu châm chọc: “Nói với kẻ nông cạn cũng bằng nước đổ đầu vịt mà thôi!”. Không ngờ, câu nói này như đổ thêm dầu vào lửa. Tiếng xòe xòe của xe đạp cất lên song ca cùng giọng khàn khàn của xe máy cho thấy chúng đang về hùa với nhau trong cuộc bảo vệ địa vị của mình. Tình hình này đã dồn ô tô vào thế bí. Nó chỉ có thể chống trả bằng những tiếng thở dài giễu cợt: “Thế á? Thật à?” sau mỗi câu bọn xe đàn em kể lể công đức của mình.
Tôi biết rằng cuộc tranh ngôi tài đức giữa bọn xe khó mà chấm dứt nếu không có trọng tài. Nhưng phân xử việc này thế nào cho ổn thoả thì chính tôi cũng chưa nghĩ ra. Còn nếu cần một lời khuyên nhủ thân tình thì tôi sẽ nói với bọn xe nhà tôi rằng: dù gì, chúng cũng là con cháu họ nhà xe; dù gì chúng vẫn ở chung một mái nhà; và diều đáng để chúng thân thiện vổi nhau là không ai trong gia đình tôi để chúng đơn độc, coi thường hoặc bỏ rơi chúng.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- cuoc tranh luan cua 3 loai xe truyen tuong tuong lop 6
- kể cuộc tranh luận giữa ba phương tiện giao thông
- tuong tuong ra cuoc tro chuyen giua xe may xe dap va o to
- kể ba chiếc xe máy xe đạp ôtô
- kể cuộc tranh cãi giữa ô tô xe máy xe đạp
- kể về cuộc cãi nhau giữa 3 phương tiện : xe máy xe đạp ôtô văn lớp 6